Tham dự Hội thảo có sự hiện diện của Chư tôn giáo phẩm lãnh đạo GHPGVN, Lãnh sự quán Ấn Độ, Chính quyền nhà nước các cấp, Nhà nghiên cứu, Học giả thuộc Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam, Học viện Phật giáo Việt Nam, Học viện Phật giáo các nước Phật giáo trong vùng lãnh thổ Nam Á và Đông Nam Á, các Học viện, Trường đại học tại 44 quốc giá trên thế giới, và Tăng Ni, Phật tử các nơi đồng về tham dự.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, HT.Thích Trí Quảng phó Pháp Chủ HĐCM, Viện trưởng viện nghiên cứu Phật học, Trưởng Ban tổ chức có nhấn mạnh:
“Hội thảo quốc tế SSEASER lần thứ 7 là cơ hội nhằm cung cấp thông tin, và bằng nhiều cách trở thành lời hiệu triệu cho hành động: Lời kêu gọi cho lãnh đạo dân sự của thế giới cần thống nhất và cùng nhau nhập thế, chỉ điểm và điều trị các vấn nạn xã hội của thời đại này. Các diễn đàn trong Hội thảo này sẽ mời gọi sự tranh biện và tư duy cần thiết, nhằm bồi dưỡng các hành động hướng đến sự thành tựu các mục tiêu phát triển của nhân loại.
Hãy để các tư tưởng cao quý trở thành ánh sáng dẫn dắt thế giới, xóa đi vô minh trong tâm trí mỗi người, mang sự phát triển đến với khả năng bền vững vì nhân loại, và quan trọng hơn, vì hòa hợp và hòa bình trên thới giới này. Tôi mong rằng Hội thảo của chúng ta sẽ truyền cảm hứng cho các thành tích cực vì nhân sinh.”
GS.TS Tim Jensen, Chủ tịch IAHR
GS.TS Tim Jensen, Chủ tịch IAHR có lời phát biểu tại Hội thảo: IAHR, Hiệp hội lịch sử tôn giáo quốc tế được thành lập 1950. Hiệp hội tự tuyên bố sứ mệnh của mình rằng “IAHR là diễn đàn quốc tế ưu việt trong lãnh vực, phân tích, phê bình tôn giáo và giao lưu văn hóa…”. IAHR có 45 quốc gia thành viên, 7 hiệp hội khu vực và 5 tổ chức liên kết. Hiệp hội SSEASR được thành lập tại New Delhi 2005 và được công nhận là thành viên ưu tú và tích cực trong các hội thành viên IAHR đang hoạt động rất hiệu quả.
Được biết, Hội thảo được diễn ra trong 3 ngày từ ngày 9 – 12/7/2017. Hội thảo lần này có 19 diễn đàn tiếng Anh, 6 diễn đàn tiếng Việt khám phá về sự nghiên cứu tôn giáo tại Nam Á và Đông Nam Á về 8 lãnh vực chính gồm: 1. Triết lý, sự thuyên thích và các trường phái tư tưởng; 2. Lý thuyết về các tôn giáo Nam Á và Đông Nam Á; 3. Di sản văn hóa và bản sắc quốc gia; 4. Nữ tính, tôn giáo tính và sự tồn tại; 5. Chủ nghĩa biểu tượng trong nghệ thuật; 6. Tâm, Thiền định và phúc lợi tại Nam Á và Đông Nam Á; 7. Các thực tập truyền thống về dược, thiên nhiên và môi trường, 8. Truyền thông, ngôn ngữ và văn học.