Mở đầu buổi Pháp thoại, Thượng Tọa bày tỏ sự quan tâm sâu sắc tới sức khỏe cũng như đời sống của 1250 khóa sinh trong bốn ngày tu học. Qua đó Người có lời khen ngợi BTC cũng như tinh thần của các bạn TNV đã không quản địa hình miền núi phía Tây xa xôi, khó khăn và còn nhiều thiếu thốn mà tổ chức và đưa được các em về đây, chăm lo cho các em từng bữa cơm, giấc ngủ đem được nụ cười về trên môi các em đó chính là thành công rực rỡ nhất.
TT Thích Chân Quang – Một giảng sư cực kỳ uyên bác về đạo Phật trong thời hiện đại này. Lời giảng của thầy Thích Chân Quang làm lay động hàng triệu con tim dù là Phật tử hay là người chưa biết gì về đạo Phật khắp từ Nam ra Bắc, mang giá trị sâu sắc, thực tế rất gẫn gũi với đời sống. Thầy Chân Quang là một sự kết nối tuyệt vời giữa đạo và đời, là chất keo tạo nên nền Đạo Pháp của dân tộc.
TT còn là một nhạc sỹ tài ba. TT có gần một trăm ca khúc viết về các đề tài: Phật giáo, Tình yêu Tổ Quốc, tình yêu thương con người, tình yêu Quê hương, cha mẹ và về môi trường .v.v… tại khóa tu năm nay 1250 bạn khóa sinh cùng hòa ca ca khúc “ Mái chùa yêu thương”, “ lòng biết ơn” do chính TT sáng tác kết hợp cùng những động tác vô cùng dễ thương đã tạo nên một bầu không khí ấm cúng và gần gũi.
Không ít người, đặc biệt là giới trẻ, cho rằng trong thế giới phẳng với biên giới mềm, công nghệ kỹ thuật số và truyền thông xã hội, khái niệm dân tộc và quốc gia đã lỗi thời, thực thể và hiện thực nhất là cá nhân con người. Mỗi người cần hướng tới làm một công dân toàn cầu.
Nói cách khác, ngày nay đặt vấn đề ý thức và tự trọng dân tộc là chuyện “giáo điều”, thuộc về quá khứ, xa lạ với suy nghĩ và cảm xúc của giới trẻ. Thấu hiểu điều đó, TT đã gợi lại lịch sử hào hùng 1000 năm bị đô hộ dưới ách nô lệ mà nước ta vẫn vùng lên đánh đuổi quân thù dẹp sạch bóng dáng lũ cướp nước và bán nước ra khỏi bờ cõi nước nhà, qua đó nhắc nhở các em phải biết nhớ, hiểu và biết ơn thế hệ cha ông đi trước dù sau tận 1000 năm vẫn không chịu ách thống trị không chịu kiếp lầm than dù dân nghèo, nước nhỏ. Lịch sử thửđấu tranh nghìn năm với ngoại xâm và thống trị của nước ngoài, dân tộc VN đã được tôi luyện thành một dân tộc đặc biệt với một số đức tính và sức mạnh nổi trội, một di sản tinh thần mà cả thế giới đã công nhận và chúng ta có thể tự hào.
Ở thời bình, một đất nước nhất định phải giàu về kinh tế và giỏi về khoa học, kỹ thuật. Nếu chỉ yên bình chấp nhận xếp trong hàng ngũ những nước chậm phát triển hoặc đang phát triển thì ngay phía sau đất nước đó đã bị chính cái nghèo cái khổ cầm tù.
TT nhấn mạnh, nước còn nghèo là còn nhục, nỗi nhục đó giáng lên đầu lớp trẻ tương lai. Bởi lẽ cho tới thời điểm hiện tại, thử hỏi nước ta đã độc lập gây dựng nên một thương hiệu nào vang danh khắp năm châu hay chưa? Chính vì thế bản thân các em phải thấu được nỗi nhục đó lấy làm ý chí mà đi lên. Yêu nước là góp sức làm nên thành công của đất nước. Phải giỏi khoa học, kỹ thuật, phải tự mình làm ra chứ không phải đi mua lại, nhập khẩu của các nước khác và quan trọng nhất là phải có ước mơ, lí tưởng và thấu nỗi nhục thì mới vươn lên được.
Đi vào phần nội dung bài Pháp, Thượng Tọa yêu cầu các phật tử phải ghi nhớ thật kỹ về 7 điều để đưa đất nước vươn lên sánh vai với thế giới:
1. Học giỏi
2. Thi giỏi
3. Làm việc giỏi
4. Sáng tạo giỏi
5. Tiêu thụ giỏi
6. Bảo hành giỏi
7. Tái chế giỏi
TT nhận định ở thời điểm hiện tại nước ta mới chỉ dừng lại ở mục tiêu thứ 2. Giành được nhiều giải thưởng mang tầm vóc quốc tế về mọi mặt nhưng lại chưa áp dụng được kiến thức đã học vàp thực tiễn.
TT đặt ra câu hỏi “ Làm thế nào để có thể làm việc giỏi”. Các bạn khóa sinh sôi nổi, nhiệt tình bày tỏ ý kiến của mình. Khép lại vấn đề TT nhấn mạnh :” Các con muốn làm việc giỏi thứ nhất phải gây dựng được tình yêu và trách nhiệm với công việc của mình, phụng sự và cống hiến hết mình không để danh lợi, tiền tài vật chất làm lu mờ lý trí.
Bên cạnh đó, còn phải biết người biết ta luôn luôn tìm ra lỗi sai, những khuyết điểm còn thiếu sót để đổi mới. Lao động bằng cái tâm thì lương bổng chính là quả ngọt. Cho tới thời điểm hiện tại. các nước tiên tiến trên thế giới họ đã và đang chạm đến ngưỡng thứ 6, tuy nhiên cái mà cả nhân loại không làm được đó là tái sử dụng những vật dụng cũ kĩ vì một trái đất nói không với rác.
Các con còn trẻ các con có tương lai và các con có quyền ước mơ và phải có ước mơ thì mới có động lực để hành động, phải đặt mục tiêu cho bản thân đạt được trọn vẹn cả 7 điều, không có gì là không thể chỉ có hèn nhát không dám ước mơ thì không dám làm đó là nhục.”
Giữa những bộn bề lo toan của cuộc sống, Người thấu hiểu cho những khó khăn của đại chúng. Tuy nhiên, cuộc đời này còn vô vàn những điều nhiệm màu làm chốn nương tựa cho chúng sinh tìm về. Thượng tọa khẳng định từ bao đời nay, dân ta đã yêu quý mái chùa, yêu quý vị thầy (chưa nói là vị chân tu). Vậy nên miền Bắc mới có câu: “Nhà có vàng không bằng làng có Sư”.
Thật vậy, Sư còn quý hơn mọi thứ trên đời, kể cả vàng ngọc. Chỉ thấy bóng dáng vị Sư thôi, mọi người đã yêu quý rồi. Chùa chính là điểm thờ Phật, nơi ta hướng tấm lòng mình về, nơi ta phát khởi sự sống tâm linh của dân làng. Nhưng để phát huy được, phải có một vị Sư – một vị mà cả cuộc đời này hiến dâng cho sự tu học theo Phật Pháp.
Đạo Phật rất cao siêu, không phải ai cũng đủ trí tuệ để hiểu hết được, nên cần một người cả đời tu tập chân chính rồi đem trí tuệ, kinh nghiệm, kiến thức đó giảng dạy lại cho dân làng. Và khi biết ứng dụng được Phật pháp vào trong cuộc đời mình, ta sẽ tìm thấy vô số niềm hạnh phúc.
Khóa tu Phật giáo với tuổi trẻ tỉnh Thanh Hóa lần thứ IX – Năm 2017 được tổ chức tại chùa Mèo, xã Quang Hiến, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa từ ngày 29/06 đến ngày 02/07 năm 2017. Mọi thông tin của khóa tu sẽ được cập nhật liên tục trên trang Facebook Phật Giáo Thanh Hóa và trang wed http://phatgiaothanhhoa.com/ .
Xin chia sẻ một số hình ảnh