Tiếp ngài có Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu – Phó chủ tịch thường trực HĐTS GHPGVN, TT Thích Thanh Huân- UV HĐTS – Phó văn phòng I TƯ GHPGVN.
Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu cũng giới thiệu với ngài Bhante Seewalee về hệ thống tổ chức của GHPGVN, những hoạt động mang tình hữu nghị bền vững theo thời gian giữa Phật giáo Việt Nam và Phật giáo Ấn Độ , những hoạt động giao lưu văn hóa của Phật giáo hai nước trong thời gian qua…
Ngài Bhante Seewalee cũng giới thiệu về tổ chức Hiệp Hội Đại Thọ Bồ Đề Ấn Độ và trao đổi những quan tâm của Hiệp Hội với Phật giáo Việt Nam.
Buổi trao đổi diễn ra trong không khí cởi mở và hoan hỷ đầy đạo vị.
Được biết ngài Bhante Seewalee -Tổng thư ký hội Maha Bodhi Society – Tổ Chức Đem Lại Ánh Sáng Phật Giáo Tại Ấn Độ và có sức ảnh hưởng sâu rộng trên Toàn thế giới có chuyến đi tìm hiểu những điển tích Phật giáo tại Việt nam có liên quan đến Đại Đế Asoka – Vị vua Phật Tử có công lớn trong việc đem phật giáo từ Ấn truyền bá khắp thế giới, đặc biệt là những thánh tích quan trọng của Chăm Pa .
Ngài đồng thời là Chủ Trì Chùa Sanarth (Nơi Đức Phật An Cư Kết Hạ Mùa Mưa Đầu Tiên & Cũng Là Nơi Đức Phật Vận Chuyển Bánh Xe Pháp Đem Ánh Sáng Giác Ngộ Roi Rọi Toàn Nhân Loại).
Hội MAHA BODHI SOCIETY Lịch sử Phật giáo Ấn như một chứng tích điển hình trên con đường gập ghềnh của lịch sử Ấn Độ. Suốt một thời hưng thịnh, Phật giáo Ấn đã để lại cho nhân loại rất nhiều thành tựu quý báu thể hiện trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Nhưng rồi, đến thế kỷ thứ XII, mọi dấu ấn của Phật giáo bắt đầu bị quên lãng trên miền đất khai sinh ra nó. Kể từ đó, vùng đất Ấn trở thành miếng mồi ngon cho các luồng tư tưởng phía Tây tràn đến. Nền văn hóa Ấn bị thách thức và phải chịu thất bại gần như toàn diện.
Đây cũng là giai đoạn suy thoái cùng cực của Phật giáo Ấn. Nhưng một khi thời kỳ suy thoái qua đi, giai đoạn hồi sinh mới lại đến. Thời kỳ hồi sinh mới của Phật giáo Ấn được đánh dấu bằng sự xuất hiện nhân vật người Sri Lanka, Tỳ kheo Anagarika Dharmapala, người có công lớn trong tiến trình phục hưng Phật giáo Ấn Độ trong thế kỷ thứ XIX khi đứng ra thành lập Hội Maha Bodhi (Đại Bồ Đề). Maha Bodhi society do ngài Anagarika Dhammapala thành lập vào tháng 5-1891 với tôn chỉ phục hưng Phật giáo Ấn Độ, khôi phục các thánh tích Phật giáo ở Buddha Gaya, Sarnath và Kushinara. Ban đầu, trụ sở Hội đóng tại Sri Lanka, sau đó chuyển về Calcutta để tập trung toàn bộ thời gian cho công cuộc chấn hưng Phật giáo Ấn và đòi lại quyền phục hồi thánh tích Bồ đề đạo tràng nổi tiếng. Đây là thánh tích có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với lịch sử Phật giáo và của toàn nhân loại. Lịch sử Hội Maha Bodhi gắn liền với lịch sử chấn hưng Phật giáo Ấn độ và phong trào phát triển Phật giáo trên khắp thế giới.
Ngày nay, dưới sự dẫn dắt của HT.TS. D. Thero, Bhante Seewalee Tổng Thư ký của Hội Maha Bodhi ở Ấn Độ, từ trung tâm Bồ Đề Đạo Tràng, mọi hoạt động của Hội đã được mở rộng để phục vụ cho toàn thể chúng sinh trên khắp địa cầu.Những hoạt động của Hội bao gồm: Tổ chức xây dựng nhà nghỉ cho khách du lịch và Phật tử hành hương, phòng thờ cho mọi người làm lễ, các dịch vụ cộng đồng cho tất cả mọi người. Ngoài ra, những hoạt động khác cũng được chú ý xây dựng như: Các trạm phát thuốc miễn phí, trường học cho trẻ em nghèo, tổ chức các đội cấp cứu y tế, tài trợ, cấp học bổng cho người nghèo, người khuyết tật,…Những hoạt động của Hội như thế, ngày càng gây tiếng vang và có uy tín rộng khắp nước Ấn cũng nhưng phương Tây. Những hoạt động của Hội thường tạo nên nguồn cảm hứng và đánh thức tinh thần Phật giáo trong lòng người dân Ấn. Để từ đó, hàng triệu người Ấn ngày nay đang trên đường tìm về con đường tu tập giải thoát nhằm phục hồi Phật giáo truyền thống trên xứ sở của mình…
Xin giới thiệu một số hình ảnh tại chùa Quán Sứ sáng nay.
Ngài Bhante Seewalee tặng hoa và quà tới HT Thích Thanh Nhiễu
Chụp hình lưu niệm