[“Tính Không” là một chân lý phổ quát. Muốn hiểu rõ quan niệm về “Tính Không” của nhà Phật, cần phải có đôi chút trí tuệ để quán chiếu và suy nghiệm. Vì “Tính Không” không phải là… “Tính Không” như tác giả hiểu. Mặt khác, “Thượng đế” là một sản phẩm tưởng tượng của rất nhiều dân tộc. [Xin đọc A History of God của Karen Armstrong, A World Full of Gods của Keith Hopkins, 1000 Faces of God của Rebecca Hind, hoặc In God We Trust, But Which One? của Judith Hayes] Tin vào Thượng đế là tin vào một cái gì không biết chắc có thực. Phải chăng tác giả, qua đầu đề của bài viết, muốn nói là Trí Tuệ người Việt
Lời nói đầu
Trong khi Phật giáo càng ngày càng trở nên một cao trào triết học và tâm linh (spirituality) cho giới trí thức Tây phương thì Phật giáo Việt Nam (PGVN) đang đi vào thoái trào trên phương diện tín ngưỡng (religion) đối với quần chúng Việt Nam [Quần chúng Việt Nam phải chăng là nhúm người ở San Jose, nơi tác giả cư ngụ? Ai là người có thể viết thay cho “quần chúng Việt
Có nhiều lý do cho sự thoái trào này. Trong bài này tôi chỉ nêu lên hai vế của một vấn đề khái niệm và ngôn ngữ: cái gọi là “Tính Không” và “Thượng Đế”. Khi giáo lý nhà Phật – vốn được hiểu bởi quần chúng – phủ nhận “Thượng Đế” và “linh hồn”, thì đối với tâm thức khát khao niềm tin của con người thời đại, Phật giáo không còn hấp dẫn đối với họ. [Tác giả lại cho rằng mình biết rõ khát khao niềm tin của con người? Nhưng mà lạ nhỉ, Tây phương đang phủ nhận dần dần “Thượng Đế” và “linh hồn” và Phật Giáo lại đang nở rộ khắp nơi trên thế giới, một sự kiện không ai có thể phủ bác. Vậy nhận định của tác giả dựa trên cơ sở thông tin nào?] Trên phương diện học thuật, khi “Tính Không” trở thành một đối thể tri thức cho trí thức Phật giáo, khi trò chơi ngôn ngữ nay đã trở thành một “bình ruồi” (nói theo Wittgenstein) mà kẻ tham dự không thoát ra được, Phật giáo chỉ còn là một hoài niệm hay là một tự ái bản sắc cá nhân. [“Tính Không” không phải là “bình ruồi” của trò chơi ngôn ngữ như trong Triết Học. “Tính Không” là một chân lý phổ quát mà chỉ do quán chiếu, suy nghiệm mới có thể lãnh hội và hội nhập được. Nó có tác dụng “Độ Nhất Thiết Khổ Ách” (Tâm Kinh), nghĩa là thoát ra được đấy]
A. Vấn đề đạo học cơ bản: Giữa Thượng Đế và Tính Không
1. Nhu cầu về một bản thể cho đức tin [Nhu cầu của ai? Phật Giáo không có nhu cầu thuộc loại này. Phật Giáo là con đường đi tới giác ngộ, không phải là con đường đi đến đức tin, vì theo định nghĩa thì đức tin (faith) là tin vào cái mà mình không biết chắc là có thực]
Không có vấn nạn Đạo học nào, theo thiển ý của tôi, cần thiết phải đối diện và đương đầu trong học thuật và giáo lý Phật giáo hơn là câu hỏi về khái niệm Thượng Đế. Đứng ngoài phương diện học thuật về bản thể luận, đây là khoảng trống cơ bản đã đưa đẩy nhiều Phật tử ra khỏi Phật giáo Việt truyền thống để đi theo những tôn giáo và trường phái đạo học khác. . [Sai! Người ta đi theo tôn giáo khác vì nhiều lý do chứ không phải là vì Phật Giáo không có câu giải đáp về Thượng đế. Phật Giáo không cần giải đáp về khái niệm về thượng đế, đơn giản chỉ vì Phật Giáo chưa bao giờ có một quan niệm về một thượng đế. Phật Giáo, cũng như khoa học, đơn giản là không nói gì đến thượng đế. Hơn nữa, nền thần học Ki Tô Giáo không chỉ viện đến “bản thể luận” (ontological argument) làm nhu cầu của đức tin mà còn viện đến “vũ trụ luận” hay “nguyên nhân đầu tiên” (cosmological argument), “cứu cánh luận” (teleological argument), “đạo đức luận” (moral argument), “thiết kế luận” (design argument), và cả những “kinh nghiệm tôn giáo luận” (argument from religious experience), nhưng buồn thay, tất cả những luận cứ dùng để làm nhu cầu đức tin trên đều đã bị phủ bác bởi các luận gia như Kant, David Hume, John Stuart Mill, Ludwig Feuerbach, A. J. Ayer, Antony Flew v..v…và bởi thuyết Tiến Hóa cũng như vô vàn các sự kiện khoa học khác]
Trong một bài viết mà tôi nhớ được của phái tu học Thanh Hải – sẽ nói tới sau – có đoạn, “Năng lực đời sống tâm linh phải hướng về một đối thể linh thiêng nào đó chứ không thể nói theo các tu sĩ Phật giáo là để đi tìm chữ Không được.” [Đây chỉ là phát biểu của Thanh Hải và không có mấy giá trị vì kiến thức về Phật Giáo của Thanh Hải rất hời hợt, không đáng kể. Chẳng có tu sĩ Phật Giáo nào nói là đời sống tâm linh là để đi tìm chữ không cả. Cư sĩ Phật Giáo cũng chẳng nói vậy hưống chi là tu sĩ Phật Giáo] Bỏ qua một bên về cách hành văn hay là sự kiện, chúng ta phải công nhận rằng đây là một đánh giá xác đáng [hoàn toàn không đúng, xác đáng ở chỗ nào, đối thể linh thiêng nào đó là một quan niệm rất mơ hồ] và là một lời kêu gọi hiệu năng cho một niềm tin về “một đấng tuyệt đối” nào đó [Hiệu năng nào đã khiến cho người Tây phương ngày nay sống như là không có Thượng đế, alias Đấng tuyệt đối, như Hội Đồng Giám Mục Âu Châu đã nhận định??] hướng về giới Phật tử đang khao khát một con đường tu đạo. [Thì Phật tử chẳng đang tu đạo rồi hay sao? Vậy còn phải tu đạo nào??? Tôi đề nghị tác giả nên thay cụm từ “giới Phật tử” v..v.. bằng một chữ “TÔI” (capital and bold) thì có lẽ chính xác hơn]
Về mặt tín ngưỡng, tình trạng Phật học hiện nay là sự kéo dài một sai lầm về giáo lý đạo Phật. [Tác giả có thể nói rõ giáo lý đạo Phật sai lầm ở chỗ nào. Con người hiểu lầm giáo lý đạo Phật hay tự thân Giáo lý đạo Phật sai lầm??] Ít nhất là trên phương diện truyền đạt, hay là qua phương tiện chuyên chở của khái niệm và ngôn từ của Phật giáo Việt, mà phần lớn mang nặng Hán ngữ [1] , đạo Phật vẫn là đạo của “chữ Không”, của “vô ngã”, của “đời là bể khổ” được sử dụng và hiểu bởi quần chúng như là của những phạm trù tiêu cực và phủ định. [Đây là lý luận của Ki Tô Giáo từ xưa để bài bác Phật Giáo. Vấn đề chính là tác giả, cũng như Ki Tô Giáo, hiểu “không” là..”không”, hiểu “vô ngã” là.. “vô ngã”, và hiểu “đời là bể khổ” là “đời là bể khổ”. Tất cả những quan niệm về “Không”, “Vô ngã”, và “đời là bể khổ” của Phật Giáo tuyệt đối không phải những quan niệm tiêu cực hay phủ định. Hiểu ra thì đó là những quan niệm rất tích cực, xác định và năng động. Phật Pháp bất ly thế gian Pháp, chắc tác giả không biết đến ý niệm này trong Phật Giáo. Cái gì đã khiến cho “Thời đại Lý Trần bán vi Tăng” ba lần đánh đuổi được ngoại xâm??] Với cảm nhận tiêu cực về ngôn từ và khái niệm của Phật giáo qua ngôn ngữ Việt, đạo Phật chỉ là hấp lực cho những con người thụ động, thiếu khả năng thích ứng với cuộc đời, thiếu ý chí và khả năng sinh hữu với sự sống đầy thử thách, khó khăn. [Đây chỉ là những nhận định riêng của tác giả, phản ánh sự hiểu biết hạn hẹp của tác giả, chứ không đúng với thực tế]
Trong khi đó, Phật giáo phải là con đường của những con người có năng lực tâm thức cao, ý chí mãnh liệt và đời sống tâm linh dồi dào. Những ai thất bại với cuộc đời cũng sẽ thất bại trên con đường tu học. Cái khó khăn và thử thách cho một cuộc sống thế gian không thể so sánh với những khó khăn và thử thách của con đường tu Phật. Nhưng điều này thì ít khi được nhấn mạnh và làm sáng tỏ. Các buổi thuyết pháp bằng Việt ngữ thường chỉ nhấn mạnh đến các phương diện tâm lý học và các phương diện tiêu cực của cuộc đời. [Tác giả luôn luôn có luận điệu vơ đũa cả nắm, suy diễn từ sự hiểu biết hay kinh nghiệm rất giới hạn của mình, rồi tổng quát hóa thành vấn đề chung cho tất cả mọi người khác. Tôi cũng đã đi nghe thuyết Pháp không ít, nhưng không hề thấy như vậy.]
Muốn có đời sống đạo, giáo lý nhà Phật không chỉ có dạy con người đổ bỏ cái ly rượu hiện hữu để tìm khoảng trống không, mà là phải thay thế chất liệu hiện hữu của cái ly cuộc đời hiện tại bằng một nội dung tinh thần mới. Vì thế, ngôn ngữ và khái niệm Phật giáo – như được truyền đạt bằng Việt-Hán ngữ hiện nay – chỉ có thể làm cho cá nhân bị trống vắng tinh thần thêm; trong khi đó, con người muốn rót đầy ly đã cạn của họ bằng một nội dung tích cực và thực hữu. Phật giáo Việt thất bại trên bình diện này. [Có vẻ như tác giả đang mang cái tinh thần trống vắng của mình áp đặt lên cái tinh thần sung mãn của các Phật tử khác trong đó có tôi. Tác giả cũng không biết rằng tất cả Kinh điển Phật Giáo đang được Việt hóa và ngày nay phần lớn kinh điển mà Phật tử đọc tụng là bằng tiếng Việt.]
Phật tử không thể giảng đạo cho người mới, hay là giữ được người Phật tử ở với đạo, nếu cái được cống hiến là một ý chí và tâm thức phủ định. Họ cần niềm tin, họ cần đối thể cho tinh thần, họ cần được thoả mãn năng lực tình cảm của trái tim, [Sự khao khát của trái tim thuộc loại phi lý trí khiến cho con người rất dễ đi vào ma đạo] chứ không phải là của tri thức mà thôi. Cái điểm yếu của Phật giáo là nhấn mạnh về mặt trí thức quá đáng – trong khi tôn giáo cho con người hiện nay vẫn còn là sự khao khát của trái tim. Nói theo ngôn ngữ của Yoga thì Phật giáo chú tâm vào Raja Yoga, nhấn mạnh về thiền định và trí tuệ, trong khi quần chúng Việt Nam càng ngày càng thích hợp hơn cho Bhakti Yoga, vốn là về niềm tin, như là của Thiên Chúa giáo và Hồi giáo. [Nhưng vấn đề chính là niềm tin của Thiên Chúa Giáo và Hồi Giáo đã là cái mà thế giới Tây phương cũng như Hồi Giáo đang từ bỏ dần dần vì nó không còn hợp với sự hiểu biết của con người trong thời đại mới. Tác giả cho rằng người Việt thích hợp với niềm tin của thời Trung Cổ ở Tây phương hay sao?. Nếu tác giả đọc những niềm tin của đám Lê Anh Huy, Nguyễn Huệ Nhật cùng Mục sư Trần Long v..v.. thì tác giả sẽ thấy thực chất niềm tin của họ như thế nào. Nó thuộc loại mù lòa tin bướng tin càn. Trái tim Phật Giáo là trái tim lành mạnh. Còn trái tim của Thiên Chúa Giáo và Hồi Giáo là trái tim có nhiều động mạch đã bị tắc. Hãy nhìn vào lịch sử đẫm máu của Thiên Chúa Giáo cũng như Hồi Giáo thì sẽ thấy ngay sự khác biệt này]
2. Vấn đề khái niệm và biểu tượng Thượng Đế trong Phật giáo [Trong Phật Giáo không có khái niệm mà cũng không có biểu tượng thượng đế. Như trên đã nói, Phật Giáo, cũng như khoa học, đơn giản là không nói đến thượng đế]
Một số các Phật tử Việt, thấm nhuần ngôn ngữ giáo lý truyền thống, hễ khi nghe đến hai chữ “Thượng Đế” là họ có một sự phản ứng thuần máy móc và tiêu cực. Dĩ nhiên là Phật giáo không sử dụng và không công nhận khái niệm Thượng Đế như là của Thiên Chúa giáo hay là Hồi giáo. Nhưng điều đó không có nghĩa là Phật giáo phủ nhận sự hiện hữu của một tính thể hay là một nguyên tắc siêu việt mang tính chất chủ thể cho hiện tượng. [Tác giả có thể giải thích rõ và chứng minh điều này không?? Vậy chủ thể của hiện tượng Katrina là cái gì? Cái nguyên tắc siêu việt nào đã mang tính chất chủ thể cho những hiện tượng như động đất, bão lụt, chiến tranh, bệnh tật, trẻ sơ sinh thành quái thai, bệnh AIDS, cúm gia cầm và hàng trăm thứ tai hại khác cho nhân loại??]
Có thể nói rằng, Phật giáo là một nỗ lực cải cách, hay là một cách mạng về khái niệm, một cao trào thay đổi tư duy về thực tính và bản thể (a reconceptualization of the metaphysical ontology). [Đừng có mang những lý luận triết học vớ vẩn để áp đặt trên Phật Giáo. Phật Giáo vốn đã không có concept về metaphysical ontology, vậy làm gì có cái gọi là reconceptualization (không phải là thay đổi tư duy mà là tái đặt quan niệm trên…] Phật giáo không công nhận khái niệm Thượng Đế như là một nhân thể sáng thế (a personal creator God). Đức Phật phủ nhận khái niệm và từ chối thảo luận về câu hỏi Thượng Đế trên bình diện bản thể luận [Tác giả viết cho ai đọc đây? rất mâu thuẫn với câu đầu: nỗ lực… thay đổi tư duy về thực tính của bản thể] và giữ thái độ im lặng trước vấn nạn này là vì các lý do thuần khế cơ thực nghiệm, ngôn ngữ và văn hóa, trước nhu cầu giải phóng ngôn từ đạo học ra khỏi ảnh hưởng nặng nề và phản tiến hóa của Hinduism phổ thông ở thời đó, nhất là với tinh thần tôn thờ mù quáng vào đối thể Thượng Đế của người Ấn giáo. [không chỉ là thượng đế của Ấn giáo mà cũng là thượng đế của Ki Tô Giáo, Hồi Giáo, và Do Thái Giáo hay bất cứ thượng đế sáng tạo nào khác]
Khi ngôn ngữ và tri thức hữu hạn không thể định nghĩa hay khái niệm hóa Thượng Đế được [Không hẳn vậy! Vì theo sách National Catholic Almanac, 1968, trang 360, của Công Giáo La Mã , chúng ta có một ông thượng đế với 23 thuộc tính (23 attributes): “Phép tắc vô cùng, vĩnh hằng, thánh thiện, bất diệt, bao la mênh mông, không bao giờ thay đổi, không thể hiểu được, không thể mô tả được, vô tận, vô hình, công chính, thương yêu, nhân từ, cao nhất, khôn ngoan nhất, toàn năng, toàn trí, có mặt khắp nơi, nhẫn nại, toàn hảo, cung cấp tinh thần và vật chất cho con người, tối cao, chân thật” (almighty, eternal, holy, immortal, immense, immutable, incomprehensible, ineffable, infinite, invisible, just, loving, merciful, most high, most wise, omnipotent, omniscient, omnipresent, patient, perfect, provident, supreme, true.) Nhưng rồi người ta vẫn nói ý của thượng đế thế này, thế nọ] thì đức Phật đã im lặng trước các câu hỏi về vấn đề này. Thượng Đế là cái không thể nghĩ bàn – và nó chỉ được nói đến như là một tính thể phủ định “không phải vậy, không phải thế.”
Tuy vậy, nếu chúng ta đọc các kinh như Lăng Nghiêm (Surangama) hay Lăng Già (Lankavatara) thì sẽ thấy rằng, bằng một phương án giáo pháp mới, đức Phật đặt nền tảng bản thể luận vào một thể tính Tâm thức Tuyệt đối, (a state of Absolute Consciousness, the Mind Essence), mà chúng ta có thể gọi là Chân Nguyên, Phật tính, Tánh Biết Thường Hằng, Chân Tâm. [Có vẻ như tác giả không hiểu “bản thể luận” của Ki Tô Giáo cho nên đã viết bừa là đức Phật đặt nền tảng bản thể luận vào một thể tính Tâm thức Tuyệt đối, còn được gọi là Chân Nguyên, Phật tính, Tánh Biết Thường Hằng, Chân Tâm. Theo “bản thể luận” của Thánh Anselm thì “Thượng đế là một cái gì đó mà không có gì có thể vĩ đại hơn mà con người có thể quan niệm được” {God as something than which nothing greater can be conceived}. Chân Nguyên, Phật tính, Tánh Biết Thường Hằng, Chân Tâm là những gì con người có thể đạt được bằng sự tu tập chứ không phải như là một thượng đế như trong “bản thể luận” của Anselm ]
Chưa bao giờ Phật giáo đặt bản thể vào cái gọi là “Tính Không” (Sunya). Tính Không chỉ là một khái niệm thuộc về phạm trù phủ định trong sự thảo luận trên bình diện hiện tượng. [Tính không không phải là một khái niệm phủ định mà là một khẳng định về thực tính của vạn Pháp] Tính Không không phải và không thể là một đối tượng cho đời sống tâm linh hay là cứu cánh cho lòng khát khao của cái ly trống tinh thần. Tiếc rằng rất nhiều trí thức Phật giáo bị đi vào mê hồn trận của ngôn ngữ để rồi chấp nhận Tính Không như là một bản thể để hướng về. [Tính không không phải để chấp nhận mà là phải thấy; Thấy được Tính Không, hội nhập vào Tính Không là thấy được Phật Tánh]
Nhìn lại bản thể luận về một tính thể chân nguyên, cái “Chân không diệu hữu” của Phật giáo, nó có một vấn đề trên bình diện khế cơ. Nó thỏa mãn nhu cầu tri thức như là một sự ký thác của khái niệm trên một phạm trù triết học, [sai rồi, diệu hữu là mặt thực hành khi con người hiểu được thế nào là chân không, chứ không phải là một khái niệm hay phạm trù triết học. Triết học là một bộ môn mà những triết gia nói lên những điều mà chính họ cũng không hiểu là họ nói cái gì, tương tự như thần học] chứ nó không đáp ứng được năng lực khao khát tình cảm của con tim. [Cũng lại sai luôn, vì diệu hữu phát xuất từ chính con tim] Tôn giáo phải là một vấn đề của tâm linh, vượt qua trí thức, để đi vào cõi linh thiêng; [cõi linh thiêng là cõi nào? và thế nào là linh thiêng?] do đó, nó phải có năng lực đức tin. Mà đức tin thì phải có một đối tượng của nó, một đối thể thực hữu – ít nhất là trên phương diện biểu tượng – chứ không thể là một phạm trù phủ định được. [Tác giả đã từng bao giờ đọc Kinh Kalama của Phật Giáo chưa. Theo định nghĩa, đức tin [faith] là tin vào một cái gì không chắc có thực]
Con đường đi đến kinh nghiệm linh thiêng và huyền diệu của cái Hữu trong Tâm Phật bắt đầu bằng con lộ của ngôn ngữ và biểu tượng. Vì thế mà Phật giáo có tượng Phật, có kinh nhật tụng, có tăng ni, có nghi thức. [Diệu hữu trong Phật Giáo tuyệt đối không phải là những thứ này] Đối với quần chúng Phật tử bình dân ngày xưa thì hệ thống biểu tượng này là vừa đủ cho họ. Nhưng nay thì hệ thống biểu tượng này đã trở nên nhàm chán và trống rỗng. [Thật vậy sao? Nhàm chán và trống rỗng đến độ Tây phương đang dần dần bỏ truyền thống qui thần của họ để đi vào cái nhàm chán và trồng rỗng này? ] Còn với trí thức [trí thức nào?? trí thức như tác giả??], khi họ nhìn xuyên qua hệ thống biểu tượng của Phật giáo Việt theo truyền thống Hán Việt thì họ không còn thấy gì cao hơn nữa mà chỉ là một khối lý luận hỗn độn, không minh, không linh, và mang nặng tính chất phủ định. [Tác giả đem cái thấy của bản thân để áp đặt lên cái “không thấy” của tất cả giới trí thức]
Cái khuyết điểm lớn cho khái niệm “Thượng Đế” hay “Chúa Trời” trong các tôn giáo có nguồn gốc từ Do Thái giáo là sự nhân cách hóa và khách thể hóa tính thể này – một ý nghĩa về một tên gọi và biểu tượng thiếu sót và sai lạc vì nó bỏ quên “chiều sâu thượng đế” bên trong mỗi cá nhân. [thượng đế là cái không ai có thể định nghĩa được, đó là đối tượng để tin, cho nên nói đến chiều sâu thượng đế là nói đến cái nông cạn thượng đế] Hãy nhớ rằng trong Tân Ước, Chúa Jesus đã tuyên bố, “Một điều đã được viết rõ ràng trong luật đạo (Psalm của Do thái giáo) [Psalm là Thi Thiên, một mớ những lời rên rỉ, không phải luật đạo] mà ta muốn nói, ‘Các ngươi đều là thượng đế (gods)’” (John 10). [gods ở trong Psalm và trong John 10 không phải là thượng đế, mà chỉ là các judges, tác giả nên đọc lại Kinh Thánh đi] Lịch sử của Thiên Chúa giáo là một quá trình lẫm lẫn về ý nghĩa của Thượng Đế. Hãy đọc các bản dịch Tân Ước bằng Việt ngữ thì sẽ thấy được sự nhầm lẫn cơ bản này [2] . [Họ không có lầm đâu, vì nguyên thủy đó là Thượng đế của dân tộc Do Thái rồi nền thần học Ki Tô Giáo đôn lên làm Thiên Chúa của cả nhân loại với những thuộc tính rất mơ hồ] Chúng ta không thể lấy cái sai lầm để đo lường chân lý được.
Nhưng đối với một trình độ tiến hóa [hay tụt hậu?] tâm linh cho khối nhân loại (sic)Việt Nam, cái tên gọi Thượng Đế này phải mang tính chất của một “Ngài”, một “Đấng”, với những tính chất con người. Người Phật tử Việt chưa bao giờ từ bỏ cái vế của “ông Trời” khi nói về tính thể này trong ngôn ngữ “Trời-Phật” của họ. Dĩ nhiên, chữ Trời này không phải là “Chúa Trời” của Thiên Chúa giáo. Chữ Trời của Việt ngữ là một cách nói về một đối thể của niềm tin, vốn là cần thiết. [Niềm tin vào cháu của con cóc (con cóc là cậu ông Trời), hay đứa trẻ (trẻ tạo hóa)??]. Nó gần với chữ Đạo, chữ Thiên, chữ Tạo hóa. Nó có một sự dung thông, hòa nhập, giữa Ta với Trời, có Trời và cũng có Ta – chứ không phải cái ta cá thể chỉ là một thuộc tính được sáng tạo bởi một nhân cách được biểu tượng trong truyền thống của các tôn giáo gốc Do Thái (Abrahamic religions). Chữ Trời bình dân của Việt ngữ chưa hề trở nên là một biểu tượng nhân cách hóa cho một đối thể thực hữu với những mệnh lệnh đạo lý chắc nịch buộc con người phải lắng nghe. Mà con người bình dân Việt Nam thì cần có một đối thể đầy nhân cách, với một hệ thống ngôn từ mệnh lệnh chắc mãn, tích cực, chủ động và bắt buộc một tâm ý phục tùng vào một đối thể đầy linh thiêng, đầy khả năng ban phát ân huệ và trừng phạt cho họ. [Xưa nay nhân định thắng Thiên cũng nhiều] Họ cần một vị cha già nghiêm khắc, nhưng đầy yêu thương và công bằng, để họ tin và yêu, để họ cầu nguyện, để họ kêu lên. [Nghĩa là một thượng đế theo như sự giải thích nhảm nhí, đầy mâu thuẫn của ki Tô Giáo??] Truyền thống Phật giáo cho họ biểu tượng Quán Thế Âm của trái tim từ bi, của A Di Đà cho trí tuệ siêu việt, của Đại Thế Chí cho ý chí sinh hữu, cho Di Lặc của một niềm vui khoáng đạt. Nhưng biểu tượng của Phật Thích Ca Mâu Ni vẫn còn nằm trong cõi hữu hạn của khả thể linh thiêng con người, cái tột đỉnh của tiến hóa tâm thức, nhưng chưa phải là một đối thể “Cha già” của một ông Trời đầy mầu nhiệm và kỷ luật. [Đối với người Việt
Quần chúng nào thì biểu tượng đó, tâm thức nào thì tôn giáo đó. Tất cả chỉ là “cửa đi vào” Đạo dành cho một bản chất con người theo từng thời đại, từng hoàn cảnh, từng khối nghiệp duyên. Ngôn ngữ và biểu tượng là những tiếng chuông đánh thức. Chúng chỉ có tác dụng đến một mức độ nào đó, một thời gian giới hạn. Tới lúc mà Thời quán tâm thức đã chuyển tiếp, thì tiếng chuông cũ nay trở nên tiếng nhạc ru ngủ, thay vì tỉnh thức, ngôn ngữ cũ không còn ý nghĩa tác động tâm thức, biểu tượng cũ nay trở nên quen thuộc và nhàm chán. [Đây chính là những điều mà Ki Tô Giáo đang đối diện, trong khi tiếng chuông Phật Giáo đang đánh thức nhân loại. Đại lễ Phật Đản do Liên Hiệp Quốc tổ chức ở Thái Lan vừa qua là một chứng minh]
Có phải Phật giáo Việt Nam, qua hệ thống biểu tượng truyền thống, với phong thái tăng ni và hình thức nghi lễ xưa nay, với hệ thống ngôn ngữ Hán Việt, ngày nay đã mất hết chất men tinh thần – như tiếng chuông đã không còn mang âm hưởng, như muối đã hết mặn, như rượu đã hết chất men, đường không còn vị ngọt? [Không phải đâu là không phải đâu. Phật Giáo không cần đến chất men tinh thần. Chất men làm cho con người mê mẩn, đó là chất mà ngoại đạo thường dùng để dụ người vào đạo. Nhận định trên của tác giả có phải là phiến diện không? Tất cả chỉ là một loạt những khẳng định vô trách nhiệm, vì không dựa trên bất cứ một cơ sở nào, thuần túy chỉ dựa trên thiên kiến cá nhân. Nhìn những hình ảnh về Đại Lễ Phật Đản vừa qua ở Việt
3. Đến những đồng cỏ Đạo mới: từ Lương Sĩ Hằng, Thanh Hải đến Osho [Đây là những nhân vật không đáng bàn đến]
Từ sự phân tích sơ khởi và tổng quát trên, chúng ta có thể suy luận ra được nguyên nhân nào mà một số đông trí thức Phật tử Việt ở hải ngoại đang đi vào những trường phái tu học khác mang màu sắc Phật giáo – nhưng nhấn mạnh đến hai khái niệm Thượng Đế và linh hồn. Trường hợp của phái Vô Vi của Lương Sĩ Hằng, phái Khai Ngộ của Thanh Hải hay là những bài giảng giáo lý của Osho là những thí dụ điển hình.
Khi Lương Sĩ Hằng đến California vào đầu thập kỷ 1980-1985, một hiện tượng tu học mang mầu sắc Phật giáo Việt Nam xuất hiện hấp dẫn một quần chúng rộng rãi mà rất đông là trí thức Phật tử. Đây là một hiện tượng mới ở thời gian đó: vừa trí thức vừa mê tín, nửa học thuật nửa thần quyền. Giáo lý là Phật giáo nhưng lại nói trên cơ sở khái niệm “Thượng Đế” và “linh hồn.” [Thế thì đâu có phải là giáo lý Phật Giáo?] Cái mê tín là pháp tu “xuất hồn”; cái lý thú là sự giải thích giáo lý nhà Phật qua khái niệm Thượng Đế. Phái tu này gọi là “Pháp lý Vô vi khoa học huyền bí Phật pháp”. Pháp lý này nhấn mạnh đến thiền định – đi đôi với niềm tin vào Thượng Đế và giải thoát linh hồn. [Đây có vẻ như là dòng tu Carmelite của Thiên Chúa Giáo ?] Đây là con đường tu học bao gồm cái ưu điểm của Phật giáo trong truyền thống thiền định của Raja Yoga và năng lực đức tin vào chủ thể Thượng Đế và bản sắc cá thể của linh hồn. [Phật giáo không liên quan gì đến cái gọi là thượng đế hay linh hồn của Thiên Chúa Giáo nên làm sao có thể coi đó là ưu điểm của Phật Giáo??] “Thượng Đế” và “linh hồn” ở đây thay vào khoảng trống của “Tính Không” và “vô ngã”. [Thay bằng cách nào?? Có vẻ như tác giả không hiểu những quan niệm về “tính không” và “vô ngã” của Phật Giáo. Thượng đế và linh hồn là những sản phẩm tưởng tượng của Ki Tô Giáo, làm sao có thể thay thế được những chân lý trong Phật Giáo như “tính không” và “vô ngã”] Nguồn trực giác về bản thể cho sự Hữu, (the ontological intuition of Being), được chất đầy bằng hai khái niệm thực hữu (affirmative concepts) là “Thượng Đế” (khách quan) và “linh hồn” (chủ quan) để giải quyết vấn nạn hữu thể mà người Phật tử hay vướng mắc. Chúng như là hai vế của một chiếc bè tạm thời nhưng cần thiết để vượt qua giòng sông ngôn ngữ và khái niệm. [Đây là loại triết học vớ vẩn, lẫn lộn gà với vịt. Khái niệm thực hữu là “thượng đế” đã khiến cho Tây phương, vốn là cái nôi của thượng đế, ngày nay sống như là không có thượng đế, và được coi như là sống trong thời đại “hậu Ki-Tô”]
Kinh sách của phái Vô Vi nói, “Linh hồn cá nhân là điểm linh quang của Thượng Đế cho xuống trần gian để học hỏi tiến hóa. Vì linh hồn thì rất thanh mà cõi trần thì trọng trược, nên nó phải đầu thai vào xác thân con người cho hợp với khí chất cõi trần. [Khoa học ngày nay đã phủ nhận sự hiện hữu của một linh hồn, và Phật Giáo cũng đã phủ nhận quan niệm về một linh hồn đầu thai vào xác thân] Khi xuống trần, vì mê trần, nhiễm trần, con người phạm tội và gây nhân tạo quả xấu từ vô số kiếp nên phải luân hồi mãi. Vì vậy mà cần phải tu hành hầu trở nên hoàn thiện, trở về hưởng phước trên Thiên Đàng, [làm gì có Thiên đàng mà hưởng phước trên đó??] giải thoát ra khỏi luân hồi”.
Hay là, “Nếu nói diệt dục được ngay là nói láo, trên thực tế khó mà làm được. Pháp lý Vô Vi nầy không có khuyên bảo hay ép buộc người tu hành diệt dục, mà hãy để cho họ, nhờ công phu luyện đạo, một ngày kia sẽ tự diệt lấy, gần như là tự động một cách dễ dàng, chứ không gò ép khổ sở”. Hay, “Người tu mà không có minh sư đắc đạo dẫn dắt, mà chỉ dựa vào kinh sách, thì khó mà đạt được kết quả”.
Và, “Hỏi: Tại sao trong kinh Phật không hề nói đến ‘xuất hồn’ mà Pháp lý này dạy thế, vậy đây có phải là chánh pháp không? Trả lời: Trong kinh Phật thường có nói tu để được “minh tâm, kiến tánh”. Tức là tu là để biết Tâm (hồn), Tánh là vía. [Tu là sửa, và “kiến Tánh thành Phật”, vậy nói Tánh là vía là nói nhảm] Hồn là chủ nhơn ông, ví như ông chồng xuống trần gian, bị giam hãm nơi con tim, và Vía là phụ tá, ví như là vợ, ở nơi lỗ rún. Nếu ta tu luyện cho đến khi Hồn, Vía gặp nhau, như là chồng gặp vợ, rồi tạo nên ‘Thánh thai’. Thánh thai mang nhiều tên khác nhau tuỳ theo Pháp môn; trong nhà Phật thì gọi là Pháp thân, hay Kim đơn, Phật tử, Xá lợi tử”. (Tôi tầm đạo, 1980, California) [Đây chính là ma đạo]
Chúng ta thấy một tập hợp ngôn ngữ vừa siêu hình, vừa biểu tượng thực dụng, nói về một lãnh vực siêu nghiệm mà người nào không chia sẻ được thì phải cho là mê tín. Đây chỉ là ngôn ngữ của niềm tin vào huyền bí hơn là của lý trí nghiệm thực.
Cũng như thế là phong trào tu học của sư cô Thanh Hải, người được xưng tụng là “vô thượng sư”. [Thanh Hải tự nhận là sư cô chứ không phải là sư cô] Thanh Hải cống hiến phép tu Quan Âm [Thanh Hải giảng bậy về pháp tu Quán Âm] với hứa hẹn “khai ngộ tức thì” qua các phép thiền định, ăn chay trường, và “truyền tâm ấn” bởi chính sư phụ. Bà cũng nhấn mạnh đến khái niệm Thượng Đế và linh hồn và kết hợp giáo lý Thiên Chúa giáo và Phật giáo [Giáo lý nào của Thiên Chúa Giáo có thể kết hợp với Phật Giáo?] qua một phương cách phiên giải Tân Ước và Pháp Hoa mới.
Bà giảng, “Tôi không theo đạo Phật hay Thiên Chúa. [Vậy pháp tu Quán Âm từ đâu mà ra? Lấy của đạo Phật rồi giảng láo về pháp tu này] Tôi theo đạo sự Thật và rao giảng sự Thật. [Sự thật nào?? Pháp tu Quán Âm là sự thật? Truyền Tâm Ấn là sự thật? ] Bạn có thể gọi nó là Phật giáo, Công giáo, Lão giáo hay bất cứ gì bạn thích.” “Bất cứ bạn phải làm gì trên thế gian này, hãy làm đi, và làm một cách nhiệt thành. Hãy sống trong tinh thần trách nhiệm và nhớ hãy tu thiền mỗi ngày. Bạn sẽ phát huy kiến thức, thêm trí tuệ, được an lành, để mà phục vụ chính bạn và thế gian. Đừng quên là bạn có Thượng Đế ở trong bạn. Đừng quên là Thượng Đế nằm trong thân thể bạn. Đừng quên là bạn có Thượng Đế trong tim mình”. [Nhưng Thanh Hải không thể nói Thượng đế là cái gì. Nó có thể là lông rùa sừng thỏ, hoặc là một tế bào ung thư làm tê liệt đầu óc con người]
Hay là, “Nói về ‘truyền tâm ấn’ nhưng thực ra chẳng phải là tôi truyền tâm ấn gì cho bạn, mà tôi chỉ giúp bạn tự giúp lấy chính mình. [Thế thì hành động sờ đầu đệ tử để gọi là truyền tâm ấn có hay không?] Tôi không đến đây để thu nhận bạn làm đệ tử. Tôi đến để giúp bạn trở nên một thượng sư (master). Có thể gọi là “rửa tội” (baptism) hay là “quy y”. (Tài liệu của tổ chức Thanh Hải,
Cả hai Thanh Hải và Sĩ Hằng đều khai động cái “Pháp phương tiện” của truyền thống Yoga Raja nhấn mạnh thiền định qua ngôn ngữ Phật giáo Hán Việt. Pháp phương tiện này được bổ sung bằng chủ thể Thượng Đế và bản sắc cá thể linh hồn. Nó đáp ứng được hai vế của con đường tu đạo của trí thức lẫn con tim. Người Phật tử hiểu rằng niềm tin vào một đối thể là cần thiết nhưng chưa đủ. Phải tự mình nỗ lực để khai mở chân Tâm. Nhưng khi đi trên con lộ của chánh Pháp, đức tin vào một Hữu thể tối hậu và vững chắc, với một cái Ta cần được cứu rỗi hay giải thoát, dù với khái niệm hay lý giải nào, là điều không thể tránh khỏi.
Khi người trí thức Phật tử Việt [Trí thức Phật tử Việt nào? Tác giả lấy tư cách gì để viết thay cho trí thức Phật tử Việt để mà viết lăng nhăng như sau, tất cả bắt nguồn từ sự khủng khoảng tư duy của chính tác giả] , với năng thức tâm linh khao khát đi tìm, họ không còn chữ Trời để sống với, khi chữ Phật đã trở nên thụ động, trống rỗng, và mất hết tác dụng linh thiêng và tỉnh thức, họ sẽ phải đi theo những hệ thống ngôn từ và biểu tượng đạo giáo mới. Khi mà cái trực cảm về cái “ta” cá thể cần phải nhận diện qua khái niệm, khi mà một thực thể tuyệt đối cần phải được định danh tích cực, khi mà cá nhân bị lạc lõng, mất niềm tin vào mình, vào đời, vào khả năng chứng ngộ của rất đông tu sĩ, lạc lõng trong giáo lý truyền thống vốn đã mất hết chất men, thì họ phải bám lấy chiếc bè của ngôn ngữ biểu tượng của các giáo phái mới.
[Tôi nghĩ, Lương Sĩ Hằng và Thanh Hải là những người không đáng được nhắc đến trong một bài viết thuộc loại này. Họ không phải là những biểu tượng để cho Phật tử phải theo đó để mà thay đổi sự hiểu biết của mình về Phật Giáo]
Hay là hãy đọc Osho: “Xin chào vị Phật bên trong bạn. Có thể bạn không biết điều đó. Có thể bạn chưa từng mơ tới điều đó – rằng bạn là một vị Phật, rằng bạn chỉ là bạn, mà không thể là bất kỳ cái gì khác; rằng Phật chính là cốt lõi, là trọng tâm của con người bạn, và điều đó không phải sẽ xẩy ra trong tương lai, mà đã xẩy ra rồi. Phật tính chính là cội nguồn từ đó mà bạn xuất phát, mà cũng chính là mục đích để bạn trở về”.
Hay là, “Thế giới này chuyển vận trong chiếc bánh xe. Một vòng quay của nó được hoàn tất trong hai mươi lăm thế kỷ. Hai mươi lăm thế kỷ sắp tới, phần cuối của thế kỷ 20 này, đang sắp trở thành có giá trị vô cùng lớn lao. Nếu chúng ta có thể tạo ra đà trong thế giới cho việc thiền, cho cuộc hành trình bên trong, cho thanh bình, cho tĩnh lặng, cho tình yêư, cho Thượng Đế [Hai chữ thượng đế ở đây rất lạc lõng]. Nếu chúng ta có thể tạo ra một không gian trong hai mươi lăm năm sắp tới để cho Thượng Đế xẩy ra đến với nhiều nhiều người