Trang chủ Tin tức Quảng Trị: Lễ giỗ tổ khai sơn Tổ đình Sắc tứ Tịnh...

Quảng Trị: Lễ giỗ tổ khai sơn Tổ đình Sắc tứ Tịnh Quang

141
Lễ giỗ Tổ được tổ chức rất quy mô, đạt tầm mức một lễ hội lớn tại khu vực, quy tụ đông đảo Tăng Ni và tín đồ Phật tử đồng hương khắp đất nước trở về cùng với hàng ngàn quần chúng Phật tử tại Quảng Trị.




Ngài Chí Khả là Tổ khai sơn tổ đình Sắc tứ Tịnh Quang vào năm 1739 – đời vua Lê Ý Tông (năm thứ hai đời Chúa Nguyễn Phúc Khoát) với tên là chùa Tịnh Nghiệp. Đến đời vua Gia Long, vua ban tên gọi là Tịnh Quang. Chùa được trùng tu năm Minh Mạng thứ 21 (1941). Đến năm 1972, chùa bị hỏng hoàn toàn do chiến tranh.

 

Lúc đầu ngài đến chốn thâm sơn này dựng một thảo am gọi là am Tịnh Độ. Năm Kỷ Sửu, Vĩnh Hựu thứ 5 (1739), chúa Nguyễn Phúc Khoát trong một dịp ngự giá ra Quảng Trị, cảm khái với cảnh trí chốn Phật đường và tiếng tăm của chùa trong dân chúng, chúa thân thân hành ngự bút viết năm chữ “Sắc tứ Tịnh Quang tự”, cho làm bảng sơn son thếp vàng để tặng cho chùa.

 
Trải qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử, chùa sắc tứ Tịnh Quang vẫn là một ngôi tổ đình danh tiếng của Phật giáo xứ Đàng Trong, được xem là một nơi từng bồi dưỡng và đào tạo nhiều danh tăng thạc đức như Tổ sư Nhất Định, khai sơn chùa Từ Hiếu, Huế. Tổ sư Phước Huệ, khai sơn Tổ đình Hải Đức, Huế… hay Hải Nhu, vốn là người xuất gia tu học ở chùa này sau đó vào năm 1844 ông đã cho đại trùng tu ngôi chùa Quảng Tế, chú tạo nhiều tượng Phật. Hay hòa thượng Thích Bích Lâm cũng từng có thời gian gắn bó tại đây.

Gần đây nhất là những người có gốc gác từ Quảng Trị như Đức Đệ nhị Tăng thống cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Giác Nhiên (chùa Thiền Tôn), cố Hòa thượng Thích Giác Hạnh (chùa Vạn Phước, Huế), cố Hòa thượng Thích Đôn Hậu (chùa Linh Mụ), cố Hòa thượng Thích Trí Thủ (chùa Báo Quốc, Huế và Già Lam, Tp Hồ Chí Minh.
 

 





 
 

 
 
Đối với người con dân Quảng Trị, đặc biệt người Phật tử những ngày đầu tháng 2, dù xa xôi tận miền núi hay vùng biển thôn quê hẻo lánh thì từng đoàn nhóm họp nhau về chốn Tổ để phục vụ công tác chuẩn bị cho ngày giỗ, không ai bảo ai, nhưng đến hẹn lại lên và chốn Tổ là một niềm tự hào một trách nhiệm chung, một sự trở về của người Phật tử tỉnh Quảng Trị.