Quang lâm chứng minh có; HT. Thích Đức Nghiệp, Phó pháp chủ HĐCM, HT. Thích Trí Quảng, Phó Pháp chủ HĐCM, Trưởng BTS GHPGVN TP.HCM, Trưởng Ban kiết thiết xây dựng, HT. Thích Viên Giác, uỷ viên Thường trực HĐCM GHPGVN, HT. Thích Thiện Tâm, Phó Chủ tịch HĐTS, Phó Trưởng Ban Phật giáo Quốc tế, HT. Thích Thiện Tánh, Phó Chủ tịch HĐTS, Phó trưởng Ban thường trực Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM, Chư tôn hoà thượng Phó Chủ tịch HĐTS, chư tôn giáo phẩm Ban thường trực GHPGVN TP.HCM, 24 quận – huyện TP.HCM cùng đông đảo quý Nam nữ Phật tử, cư sĩ trực thuộc các đạo tràng của các tự viện đã đến chứng minh và tham dự và đồng chú nguyện.
Về phía quan khách có; Đại diện các Ban Sở, ngành TP. HCM; Bà Tô Thị Bích Châu, Chủ tịch Ủy ban MTTQVN TP.HCM, ông Trần Tấn Ngời, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQVN TP. HCM, Bà Nguyễn Thị Kim Dung, Phó Bí thư huyện ủy.Bình Chánh; Bà Trần Thị Ngọc Thanh, Phó Phòng Phật giáo Ban Tôn giáo TP.HCM cùng quý vị đại diện lãnh đạo xã Lê Minh Xuân sở tại.
Bát Bửu Phật Đài, dân gian thường gọi là “chùa Phật Cô Đơn”, tọa lạc ở ấp 1, xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, cách trung tâm TP.HCM khoảng 30km về phía Tây nam, thuộc sự quản lý của Ban Trị sự GHPGVN thành phố. Đây là một trong những điểm sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng thu hút đông đảo người dân đến lễ Phật, cầu nguyện, tham quan.
Sự hình thành của Bát Bửu Phật Đài không thể không nhắc tới nguồn gốc của ngôi chùa Thanh Tâm (Thanh Tâm tự), những hiện tượng tâm linh mầu nhiệm liên quan tới sự kiện cung thỉnh tôn tượng Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni tôn trí lộ thiên cũng như đạo tâm của cư sĩ Lê Chí Bình cùng chư tôn đức, cư sĩ cùng thời.
Với tâm nguyện tôn tạo ngôi Tam bảo làm chỗ nương tựa tâm linh cho đồng bào noi gương đạo đức sống yên ổn, cư sĩ Lê Chí Bình đã phát tâm cúng dường khu đất rộng chừng 30 héc-ta của gia đình, trong đó kiến tạo ngôi chùa Thanh Tâm bên kênh Cầu Xáng, chùa hoàn thành và an vị Phật vào ngày 12-7-1956. Tại đây ngay từ buổi ban đầu ấy, một nhánh cây bồ-đề được chiết gốc từ đại thọ bồ-đề ở Benares, Ấn Độ – nơi Đức Thế Tôn tọa thiền để nhắc nhở thập phương về gốc tích của đạo thiêng.
Chùa Thanh Tâm bắt đầu kiến tạo năm 1955, hoàn thành năm 1956, Bát Bửu Phật Đài được tôn tạo sau đó, bắt đầu vào năm 1959 và hoàn thành vào năm 1961. Phật đài có kiến trúc hình bát giác, cao 3m. Trên đài, tôn trí tượng Đức Phật Thích Ca cao 7m, nặng khoảng 4 tấn do Hội Phật học Nam Việt chủ trương tôn tạo, với sự tùy hỷ hiến cúng của cư sĩ Hội trưởng Chánh Trí Mai Thọ Truyền.
Trải qua những năm tháng trong chiến tranh, với sự tàn phá của bom đạn, chùa Thanh Tâm cũng bị thiêu rụi, nhưng lạ lùng thay, kim thân Đức Phật lộ thiên vẫn sừng sững tĩnh tại. Dân di tản, nơi đây không bóng người, chỉ duy Đức Phật vẫn ở đó, an nhiên, có lẽ do vậy, mà Bát Bửu Phật Đài được người dân, các đoàn thanh niên xung phong đến đây lao động công ích năm 1976 truyền miệng là chùa “Phật Cô Đơn” – Đức Phật một mình giữa đồng không hoang vắng… Tên gọi dân gian này lan tỏa và đi vào lòng người từ đó.
Năm 1988, Bát Bửu Phật Đài được Thành hội Phật giáo TP.HCM tiếp quản và đã quyết định giao cho Ban Đại diện Phật giáo huyện Bình Chánh từng bước chỉnh trang khu di tích thiêng liêng này.
Nhân duyên hội đủ, Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN TP đã quyết định thành lập Ban Kiến thiết do HT.Thích Trí Quảng, Pháp Pháp chủ HĐCM, Trưởng ban Trị sự GHPGVN TP làm Trưởng ban, quy hoạch và xây dựng Bát Bửu Phật Đài trên tổng diện tích 46.4299m2, đáp ứng yêu cầu về sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng mới của người dân hiện nay. Theo đó, lễ khởi công đặt đá ngôi chánh điện với tổng kinh phí dự trù khoảng 50 tỷ đồng.
Được biết. Vừa qua, Sở Tài nguyên và Môi trường chính thức cấp Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất tôn giáo cho chùa Bát Bửu Phật Đài do Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM quản lý theo quy định Luật Đất đai hiện hành. Nhằm đáp ứng nhu cầu tu học của chư Tăng và sinh hoạt tín ngưỡng của đồng bào Phật tử, xây dựng ngôi Đại hùng Bảo điện chùa Bát Bửu Phật Đài.
Tại Buổi lễ chư tôn đức giáo phẩmTăng Ni, Phật tử, các tự viện 24 quận huyện cùng các mạnh thường quân gần xa đã phát tâm ủng hộ xây dựng Bát Bửu Phật Đài tổng cộng gần 20 tỷ đồng. Sau lễ đặt đá, chư tôn đức Ban Nghi lễ thực hiện lễ cúng thí thực cho âm linh cô hồn.
Phattuvietnam.net xin giới thiệu hình ảnh của buổi lễ: