Do thành phố Tín Dương nằm trên đường phân giới khí hậu nam bắc TQ, nên khí hậu ẩm ướt, thảm thực vật xanh tươi. Phía tây nam của huyện lỵ La Sơn khoảng 40 km có một ngôi chùa cổ nghìn năm, đó là chùa Linh Sơn. Trong chùa có một cái giếng, chất nước ngọt lành được gọi là “Thánh Tỉnh”. Tương truyền mạch nước này từ dưới ghế Phật Tổ trong Hậu Điện phun ra. Trong sân chùa còn có một cây Bách gốc nhỏ cành to, được gọi là ” Bách mọc ngược”, đến nay đã có hơn nghìn tuổi cây, mà cành lá vẫn sum suê tươi tốt, tràn đầy nhựa sống. Chùa Linh Sơn có hồ nước trong xanh, không khí trong lành và phong cảnh thơ mộng. Chị du khách Bắc Kinh An Lập Hồng nói:
“Tôi thấy khu phong cảnh chùa Linh Sơn thực đúng là “Nước nam phương bắc” như người ta vẫn thường nói, phong cảnh vô cùng tươi đẹp, việc bảo vệ môi trường cũng khá tốt. chúng tôi men theo đường mòn leo lên núi, dòng suối ven đường có thể nhìn rõ cá, cua đang bơi lộirất rõ, khiến tôi có cảm giác như mình đã hòa nhập vào thiên nhiên “.
Chùa Linh Sơn là một ngôi chùa “Cửa mở về hướng đông, tu sĩ để tóc tu hành”, đây là điều đăc biết duy nhất có trong giới phật giáoTQ. Hoàng đế dựng nước của hai triều Tống và Minh cũng đã từng đến chùa Linh Sơn. Ông Quế Tuấn Phong ở công ty hữu hạn khai thác du lịch phong cảnh chùa Linh Sơn nói:
“Chùa Linh Sơn đã có hơn 1500 năm lịch sử, là một trong những chùa chiền được xây dựng sớm nhất đưa phật giáo truyền vào TQ. Công chúa Kiến Ninh con gái vua nhà Đường đã xuất gia làm ni tại đây. Vua dựng nước triều nhà Minh Chu Nguyên Chương, khi nghèo khó đã từng đến đây hành khất, sau khi lên làm vua, ông cũng đã ba lần đến chùa Linh Sơn”.
Được biết, ngày 1 tháng 3 âm lịch hàng năm là ngày hội chùa truyền thống của chùa Linh Sơn, cứ vào ngày này là du khách đến tham quan rất đông, có khi mỗi ngày lên tới mấy chục nghìn người.
Du ngoạn xong phong cảnh chùa Linh Sơn, chúng ta hãy đến khu phong cảnh nghỉ mát núi Kê Công. Núi Kê Công nằm ở phía đông nam thành phố Tín Dương cách chùa Linh Sơn không xa, đây là một thắng cảnh nghỉ mát nổi tiếng của TQ. Trên núi cây cối xanh biếc, đỉnh Báo Hiểu cao hơn mặt biển trên 700 mét, có hình dạng như một con gà sống đang vươn cổ gáy, nên người ta mới đặt tên như vậy.