Trang chủ PGVN Lịch sử PGVN Phật giáo và những cầu nối hoà bình ở Việt Nam (Phần...

Phật giáo và những cầu nối hoà bình ở Việt Nam (Phần II)

114

Ổn định là điều kiện cơ bản cho phát triển lành mạnh và bền vững. Ổn định xã hội trước hết đòi hỏi phải có sự ổn định trong mỗi con người, hay nói cách khác là sự tĩnh tại trong tâm trí mỗi người.


Người Việt Nam luôn khắc ghi triết lý: hãy tĩnh tại để đối phó với những thay đổi. Tĩnh tại ở đây không phải là bất động, không linh động hay đông cứng, mà là một trạng thái thăng bằng và hài hoà.


Thăng bằng ý nói đến tình cảm bên trong của mỗi yếu tố cấu thành. Và hài hòa với một cái gì đó là cách mà những bộ phận của nó được kết hợp thành một hình thức bố trí ổn định và đáng mong muốn. Thăng bằng và hài hòa mang lại sức mạnh, cũng giống như việc làm theo các giáo huấn của Đức Phật mang lại sự tĩnh tại cho tâm trí chúng ta vậy.


Bằng việc thực thi triết lý này, người dân Việt Nam có thể vượt qua được nhiều biến cố lịch sử. Giờ đây, trong nền kinh tế thị trường, có rất nhiều khía cạnh tiêu cực, đặc biệt là sự “sùng bái” tiền bạc và thói quen tiêu dùng thái quá, và rất nhiều giá trị đạo lý Việt Nam đang bị đe doạ.


Làm sao để giải quyết thành công những vần đề này? Các biện pháp hành chính nhằm giải quyết vấn đề này là cần thiết nhưng không căn bản. Thay vào đó điều này đòi hỏi phải nâng cao đời sống tinh thần, nay nói cách khác là sự thăng bằng giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần.


Trong tình hình này, Phật giáo, kết hợp với Nho giáo, đang đóng một vai trò có ý nghĩa ở Việt Nam. Phật giáo trên thực tế không phủ nhận cuộc sống vật chất, mà chỉ thuyết giảng về đời sống đạo lý và tinh thần bằng cách khuyến khích làm việc tốt và tránh xa những điều xấu vốn bắt rễ rất sâu trong những thèm muốn ích kỷ của con người.


Quả thực, sẽ là không thực tế nếu phá hủy hoàn toàn sự thèm muốn ích kỷ trong hành vi con người. Sẽ tốt hơn nếu thuần hóa và chế ngự nó, đầu tiên là trong bản thân mỗi người, và sau đó hành xử như vậy với những người khác, như trong lời dạy của Đức Phật:


Ta phải làm với mình trước,
Những gì ta đã yêu cầu người khác làm,
Khi đã thuần hóa bản thân, ta thuần hóa người khác
Thật khó làm sao, việc thuần hóa bản thân.


(Kinh Phật) Dhammapada, 15911


Hay


Chỉ nghĩ đến cái lợi của mình, ta sẽ làm hại người.
Khi ta bị người hại lại.
Bị hại, ta lại làm hại người.
Đó là cách nghĩ của kẻ ngốc.
Khi những hành động xấu của hắn ta chưa trưởng thành.


Samyutta Nikaya, 10312


Việt Nam là nước đi sau trên con đường công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Tuy nhiên, đây có thể là một lợi thế khi nước này có thể rút ra kinh nghiệm từ sự thành công cũng như thất bại của các nước khác đi trước mình nhằm giảm bớt những khía cạnh tiêu cực của kinh tế thị trường.


Cách tiếp cận thích hợp nhất là nên dựa vào nền văn hóa truyền thống, trong đó những giá trị đạo lý của tôn giáo là những nét đặc trưng quan trọng. Trong trường hợp của Việt Nam, đây là những đặc trung Phật giáo kết hợp với Nho giáo.


Trên thực tế, đã có một Ban Tôn giáo Chính phủ với chức năng điều tiết hoạt động của những tôn giáo khác nhau vì lợi ích của nhiều người; một Học viện Phật giáo với nhiều ấn phẩm định kỳ khác nhau nhằm nâng cao kiến thức Phật giáo và phổ biến các giáo huấn của Đức Phật, đặc biệt là về các giá trị đạo lý và hòa bình.


Điều đáng lưu ý là rất nhiều Tổ chức nhân đạo đang vận hành theo tinh thần nhân từ của Phật Giáo và theo khẩu hiệu ‘lá lành đùm lá rách’, nhằm giảm nhẹ nỗi đau và sự thống khổ của những người bị thiệt thòi.


Nhiều quỹ trung ương và địa phương do các vị sư sãi Phật giáo đề xướng và lấy tên là ‘quỹ xóa đói giảm nghèo’ đã quyên được tiền và nhận được sự hưởng ứng của mọi tầng lớp nhân dân. Giờ đây, các vị sư sãi Phật giáo và những người thế tục đang nằm trong số các nhà hoạt động nhân đạo nhiệt thành nhất.


Và cuối cùng, trong quan hệ đối ngoại. Trong suốt quá trình lịch sử Việt Nam có hai khía cạnh quan hệ đối ngoại nổi bật: hòa bình và xung đột. Trong hai khía cạnh này, Phật giáo đã có những đóng góp vào các giải pháp tích cực.


Không cần phải nhận định nhiều về khía cạnh hòa bình, vì Phật giáo vốn đã bênh vực hòa bình – sự thanh bình trong tâm trí mỗi người và hòa bình của nhân loại. Về khía cạnh xung đột, cần phải nêu một số điểm trong bối cảnh này vì nó có liên quan đến hòa bình.


Trong số những lời răn của Đạo Phật, lời răn đầu tiên là không sát sinh. Điều đó có ý nghĩa bảo đảm sự hòa bình và hài hòa giữa người với người. Không sát sinh là về đối kháng với sát sinh. Vì hành động sát sinh, cũng giống như mọi hành động của con người, bắt nguồn từ suy nghĩ, nên vấn đề là phải làm thế nào tạo ra một suy nghĩ tốt chứ không phải một suy nghĩa xấu trong đầu mỗi người.


Điều đó có thể đạt được thông qua hoạt động Suy ngẫm lẽ phải (Thiền), một giai đoạn trong Bát Đạo. Như vậy, một hành động chỉ có thể được khẳng định là tốt (chính) hay xấu (tà) khi nó được xét từ động cơ thôi thúc.


Ở đây không có chỗ cho khái niệm ‘mục đích biện minh cho phương tiện’. Một hành động được coi là chính nếu như nó được thực hiện vì lợi ích của những người khác hay giúp đỡ những người khác. Mặt khác, Phật Giáo dạy rằng nguồn gốc của của những việc tà nằm ở lòng tham ích kỷ ẩn trong mỗi người.


Đó là khái niệm về chiến tranh và hòa bình của người dân Việt Nam. Họ luôn phải đối mặt với ách ngoại xâm. Họ đã phải đứng ra bảo vệ Tổ quốc mình bằng mọi phương tiện có sẵn, kể cả giết quân xâm lược, vì nền hòa bình cho đất nước họ và đồng bào họ.


Trong lúc thực thi Phật giáo, các nhà lãnh đạo và người dân Việt Nam lại phải tiến hành những cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, những cuộc chiến được gây ra bởi những kẻ bị ám ảnh quá mức bởi lòng tham ích kỷ. Và, khi nào cũng vậy, sau khi kết thúc mỗi cuộc chiến như thế, những cuộc chiến mà họ luôn là những người thắng lợi, các nhà lãnh đạo Việt Nam lại nối lại chính sách quan hệ hữu hảo với những quốc gia đã xâm chiếm đất nước họ.


Thậm chí một vài người trong số họ, như vua Lý Thái Tông (thế kỷ XI), vua Trần Thái Tông và Trần Nhân Tông (thế kỷ XIII), đã trút bỏ áo cà sa, mặc áo giáp, lãnh đạo toàn thể nhân dân đứng lên đánh thắng quân xâm lược nhà Tống và Nguyên – Mông.


Đặc biệt, vua Trần Nhân Tông, sau thắng lợi vang dội trước quân xâm lược Nguyên – Mông, đã mặc lại áo cà sa và đi vào rừng sâu, núi thẳm để sáng lập ra một thiền phái quốc gia, đó là Trúc Lâm Thiền phái.


Chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi ý thức nhân từ và bao dung của Phật giáo, đại đa số người dân Việt Nam luôn ủng hộ chính sách quan hệ hữu hảo với các nước bên ngoài. Chính những người Việt đã chịu sự thống khổ do chiến tranh mang lại hơn ai hết là những người mong muốn có hòa bình và ổn định xã hội và quan hệ hữu hảo với các nước khác để có điều kiện nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống của mình.


Phật giáo ở Việt Nam đang trở thành một nhân tố quan trọng trong nền văn hóa truyền thống dân tộc. Do đặc trưng pha trộn với Nho giáo mà rất khó định nghĩa rõ ràng về Phật giáo nơi đây. Phật giáo có quan hệ mật thiết với ý thức dân tộc đến mức ta không thể hiểu về nó thấu đáo nếu như không nhìn nhận nó trong bối cảnh lịch sử dân tộc.


Phật giáo đã có những đóng góp to lớn cho việc duy trì và bảo vệ nền hòa bình và ổn định cho xã hội Việt Nam trong thời bình cũng như thời chiến. Giờ đây, khi Việt Nam đang thực hiện đổi mới và kinh tế thị trường cũng như chính sách mở cửa, Phật giáo đang chứng tỏ một ý nghĩa hết sức quan trọng, đặc biệt đối với việc duy trì và nâng cao các giá trị đạo lý có tính chế ngự và giảm những khía cạnh tiêu cực về mặt xã hội.


Ý thức nhân từ và bao dung trong Phật giáo là nguồn ủng hộ to lớn cho khả năng chung sống hòa bình và quan hệ hữu hảo giữa các nước.


Hết, xem phần một


Thi Thi dịch từ nguồn Indira Gandhi National Centre for the Arts


Ghi chú:


1. Các vị thiền sư Ấn Độ là Mahajivaka and Kalacharya(?)đến Giao Châu (Việt Nam) trong khoảng thời gian từ năm 168 đến 189 sau Công Nguyên. Hai vị sư này được rất nhiều người dân địa phương biết đến nhờ những pháp thuật (abinna), đặc biệt là pháp thuật gọi mưa để cho nông dân trồng lúa nước.


Một vị sư khác tên là K’ang-san-hui (phiên âm tiếng Trung), đến từ Sogdiane. Cha mẹ ông đến Ấn Độ, sau đó định cư ở Giao Châu (thế kỷ III sau Công Nguyên), và sinh ra vị sư này. Ông dành toàn bộ tâm trí để nghiên cứu Phật Giáo và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ Thuyết trung luận (Middle Discourse) của Nagarjuna. Nổi bật trong nhiều bài kinh mà ông đã dịch từ chữ Phạn sang chữ Hán là bài Astasahasrika, một luận thuyết về Madhyamika.


Năm 580, Vinitaruci, một thiền sư Ấn Độ, đã đến Giao Châu và sáng lập ra thiền phái đầu tiên ở Việt Nam, nhấn mạnh đến sự trầm ngâm. Thiền phái này tồn tại cho đến thập kỷ thứ hai của thế kỷ XIII. Đại diện nổi bật nhất của thiền phái này là thiền sư Từ Đạo Hạnh (? – 1117).


2. Vô Ngôn Thông (Thông hiểu mà không cần nói), một thiền sư người Trung Quốc, đến Việt Nam vào đầu thế kỷ IX và sáng lập ra thiền phái thứ hai ở Việt Nam, chịu ảnh hưởng mạnh từ Thiền Trung Hoa, nhấn mạnh vào sự Đốn Ngộ (khai sáng bất chợt). Thiền phái này tồn tại đến đầu thế kỷ XIII.


3. Do vua Trần Nhân Tông sáng lập vào đầu thế kỷ XIII, nhấn mạnh đến sunyata và Chân lý tuyệt đối trong lòng. Đây là sự kết hợp giữa Khai sáng bất chợt và Khai sáng dần dần.


4. Được trích từ Bhikkhu Thích Minh Châu, Một số bài giáo huấn của Đức Phật về hòa bình, hài hòa và phẩm giá con người, Hội Phật Giáo Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh, 1984, tr. 154.


5. Như trên, tr.125.


6. Như trên, tr.166.


7. Như trên, tr.142.


8. Như trên, tr. 20.


9. Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, T.II. Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 1985, tr. 281-283. Trước khi kết thúc cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Trung Quốc vào năm 1427, vua Lê Thái Tổ đã ra lệnh cho các tri phủ Bắc Giang và Lạng Giang sửa lại cầu đường, cấp thuyền cho những tù binh và hàng binh Trung Quốc – khoảng 30.000 người – để họ trở về nước. Và ngay sau khi kết thúc chiến tranh, các tù binh và hàng binh Trung Quốc đã được cấp 500 thuyền, 20.000 con ngựa và thực phẩm đủ dùng để về nước.


10. Như trên, T.I., tr.165.


11. B. Thích Minh Châu, Một số bài giáo huấn . . . , tr.169.


12. Như trên, tr. 68.]