Trang chủ PGVN Lịch sử PGVN Phật giáo và những cầu nối hoà bình ở Việt Nam (Phần...

Phật giáo và những cầu nối hoà bình ở Việt Nam (Phần I)

93

Mỗi giai tầng xã hội lại có một cách tiếp cận riêng với sự thanh thản của tâm trí thông qua Phật giáo. Giới thống trị và tinh hoa tập Thiền (dhyana) ban đầu thông qua các Thiền sư đến từ Ấn Độ (1) và Trung Quốc (2) để rồi cuối cùng thiết lập ra Thiền phái của riêng mình vào thế kỷ XIII được gọi là Thiền phái Trúc Lâm (3). Họ hành động tuân theo những giáo huấn của Đức Phật.
 
Ai ngồi thiền kiên định
Là người luôn quyết tâm và bền chí
Những kẻ khôn ngoan được hưởng cõi niết bàn
Sống không còn lệ thuộc, đó là đỉnh cao nhất


(Kinh Phật) Dhammapada, 234


Hay


… Người không còn lệ thuộc vào những dục vọng của giác quan,
Người thật điềm tĩnh, và không có những phôi thai của một cuộc sống mới,
Rũ bỏ hết bụi trần,
Vượt qua mọi nỗi đau trong tim.
Thanh thản và tĩnh tại, người sống một cuộc đời hạnh phúc,
Và tâm chí người đã đạt đến sự thái bình và lặng yên.


Samyutta Nikaya, I, 2635


Những học giả Phật Giáo cao siêu thường có một ảnh hưởng lớn đến đời sống thường ngày của những người dân thường. Thông qua họ những người dân thường có thể hiểu được thực chất trong những giáo huấn của Đức Phật về thái độ của Người đối với các học thuyết tôn giáo và học thuyết đối kháng khác, tình yêu và lòng trắc ẩn của Người đối với thế giới, và về những chủ đề căn bản của đời sống thường ngày như tranh cãi và hoà hợp, nóng giận và hiền lành, có hại và vô hại, thù địch và hữu nghị, giết chóc và tôn trọng cuộc sống, v.v.. Trong nhiều giáo huấn, họ thấy ấn tượng nhất trước những lời lẽ như:


Ta nên lấy chính bản thân mình làm nơi nương náu,
Bởi trên đời này còn nơi ẩn náu nào khác đâu,
Chỉ cần với cái tôi đã thuần hóa và chế ngự,
Là ta đã tìm được nơi nương náu vốn khó tìm.


(Kinh Phật) Dhammapada, 1606


Hay


Làm việc xấu, là ở chính ta
Bị ô uế, là ở chính ta
Không làm việc xấu, là ở chính ta
Trở nên trong sạch, là ở chính ta
Trong sạch hay ô uế, tất cả là ở chính ta
Không ai có thể tẩy uế hộ người khác


(Kinh Phật) – Dhammapada, 1657


Họ nhận thức đầy đủ được giá trị của việc tự lực trên con đường giải thoát hướng tới đạt được một sự tĩnh tại căn bản, sự tĩnh tại trong tâm trí. Họ có một sự hiểu biết thấu đáo về bản chất biểu đạt của Phật Giáo, đó là được sinh ra làm con người là một địa vị lợi thể nhất đối với mọi sinh vật sống, vì chỉ có con người mới nhận thức được Bốn chân lý thiêng (Tứ Đế) và Con đường thiêng rám khúc (Bát Đạo) đi tới sự giải thoát.


Chính con người, chứ không phải thánh thần hay một thế lực siêu nhiên nào khác, có khả năng quyết định hạnh phúc của riêng mình, số mệnh của riêng mình. Họ hiểu rõ câu nói của Đức Phật: ‘Trên là Trời, dưới là Đất, chỉ có Tự thân là thứ duy nhất’.


Sự tĩnh tại trong tâm trí đặt nền móng cho sự hòa bình trong cộng đồng và trên thế giới, như đã được Đức Phật giải nghĩa:


Hỡi Bhikkhu, ngươi nên đi về phía trước vì lợi ích của nhiều người, vì hạnh phúc của nhiều người, vì sự lòng thương thế giới, vì lợi ích, vì sự thịnh vượng, vì hạnh phúc của các vị thần và con người… Hỡi Bhikkhu, Đức Phật giảng, điều đó có nghĩa là tốt ở đầu, tốt ở giữa, tốt ở cuối, tốt theo ý nghĩa và tốt theo hình thức. Hãy biểu lộ cuộc sống linh thiêng, đời sống thuần khiết hoàn toàn và toàn bộ.


Samyutta, I, 1288


Đó là công việc mà Samgha phải làm. Đối với những người dân thường, họ cố gắng ở mức có thể để thực hiện Bốn đức hạnh cốt yếu (Four Cardinal Virtues) trong Phật giáo nhằm duy trì sự hòa hợp và hòa bình trong cộng đồng của mình. Đó là lòng trìu mến (metta); lòng trắc ẩn (karuna); hạnh phúc (piti); hy sinh (upekkha) theo tinh thần vô tư và vị tha.


Mọi người hiểu lòng trìu mến là đem hạnh phúc và sự thanh bình cho người khác; lòng trắc ẩn là làm dịu nỗi khổ và hiểm nguy cho người khác; hạnh phúc là vui mừng với những thành tựu – vật chất và tinh thần – của người khác; hy sinh là sẵn sàng từ bỏ những lợi ích cá nhân, kể cả thân thể, của cải và niềm hạnh phúc vì lợi ích của người khác; vô tư hành động công bằng, không chịu ảnh hưởng bởi lợi ích cá nhân; và vị tha là tha thứ cho những người thành thật thể hiện sự ăn năn sau khi đã đi lầm lạc.


Những đức hạnh này đã có một tác động mạnh mẽ đến lối suy nghĩ của nhiều người Việt Nam và cùng với Nho giáo đã hình thành nên hành vi của họ. Nếu như Phật giáo mang lại cho người Việt Nam một trái tim đôn hậu, thì Nho giáo mang lại cho họ cái trí được diễn dịch theo nghĩa trật tự, kỷ luật và trách nhiệm.


Hai đóng góp quan trọng của Nho giáo cho xã hội Việt Nam truyền thống là việc vật chất hóa và thể chế hóa lòng nhân từ mà Phật giáo răn dạy thành những quy định và luật lệ; và xác định rõ bổn phận và nghĩa vụ của mối cá nhân đối với bản thân và với cộng đồng mà anh ta đang sống, trong đó có gia đình, làng xã và đất nước, xuất phát từ khái niệm Ngũ thường: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín; ba đức hạnh đầu tiên đã được đề cao và trau đồi rất thường xuyên.


Nhân được hiểu là nhân từ và nhân đức. Nghĩa có nghĩa là nói và làm cần phải đúng với lương tâm, đi theo đường lối đúng đắn. Người đáp ứng được hai tiêu chí này mới xứng làm người. Nó cũng được viết trong Kinh Dịch: ‘Âm và Dương là luật của Trời, Cương và Nhu là luật của Đất, Nhân và Nghĩa là luật của Người’. Lễ là những quy định, kỷ luật, trật tự trong xã hội và việc tôn trọng những thiết chế này. Lễ được thiết lập là để duy trì Nhân và Nghĩa.


Rõ ràng, năm giá trị Nho giáo này đã bổ sung cho bốn giá trị của Phật giáo để mang lại hành vi hòa bình của người Việt Nam, đặc biệt hiểu theo nghĩa bao dung và nhân từ đối với mọi người. Phật giáo và Nho giáo là cơ sở cho hành vi cá nhân và xã hội của người Việt Nam trong mọi hoàn cảnh, đặc biệt là trong việc kiến tạo và gìn giữ hòa bình.


Ảnh hưởng của Phật giáo


Sự đóng góp của Phật giáo cho hoà bình ở Việt Nam có thể được nhìn nhận thông qua những khía cạnh khác nhau nổi bật trong bốn trường hợp điển hình:


Trường hợp thứ nhất vào những thời điểm khi mà người ta phải gánh chịu sự tàn bạo của ách ngoại xâm, sự hiếu chiến và chiến tranh. Trong những hoàn cảnh đó, Phật giáo có gắn bó mật thiết với nền độc lập dân tộc, điều được coi là tuyệt đối cần thiết cho một môi trường xã hội – chính trị hướng tới hòa bình.


Không có độc lập dân tộc, thì không có tự do, cũng chẳng có hạnh phúc, vốn là hai yếu tố quan trọng cho cuộc sống hòa bình. Phật giáo khi đó hướng đến như một sự trợ giúp tinh thần cho việc hướng tới hòa bình của người dân Việt Nam.


Nó đóng vai trò là phương tiện để tập hợp mọi người chống lại sự bạo tàn của những kẻ áp bức bằng những giáo lý dân chủ cơ bản, sự tự lực và tự giải thoát của nó như đã diễn ra trong thế kỷ VI, khi một cuộc nổi dậy chống lại ách đô hộ của Trung Quốc nổ ra dưới sự lãnh đạo của một lãnh tụ tự gọi mình là Lý Phật Tử để đối lập lại cái tên gọi Thiên Tử như nhiều vị lãnh tụ, vua chúa Trung Hoa vận tự nhận mình.


Trong và sau những cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, tinh thần Phật giáo điển hình về chủ nghĩa nhân văn và vị tha đã được thể hiện với các tù nhân chiến tranh. Họ được đối xử bằng lòng nhân nghĩa, như được thấy trong những cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ vào nửa sau thế kỷ XX.


Họ được cấp thức ăn và phương tiện đi lại để trở về nhà, giống như những tù nhân chiến tranh người Trung Quốc trong thế kỷ XV (9). Người dân Việt Nam coi họ là những nạn nhân và đối tượng lừa bịp của giới cai trị; và một hành động như vậy chỉ để duy trì nền hòa bình giữa các quốc gia.


Trường hợp thứ hai, vào những thời điểm mà người dân sống trong hòa bình để xây dựng lại đất nước mình sau những cuộc chiến tranh tàn phá, Phật giáo đóng vai trò là phương tiện để làm dịu bớt nỗi thống khổ của người dân do chiến tranh và tai họa thiên nhiên gây ra xuất phát từ tinh thần tương thân tương ái, bao dung và nhân từ.


Chính sách khoan dung này nổi bật từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIII dưới thời nhà Lý, và được thể hiện thông qua các chỉ dụ miễn giảm thuế, ân xá và giảm tội. Một câu nói rất cảm động của vua Lý Thánh Tông (thế kỷ XI) đã được ghi lại trong sử sách: ‘Tình cảm dành cho con gái ta [công chúa] cũng chẳng khác gì tình cảm dành cho những người dân thường, những người coi ta như bậc phụ mẫu. Họ có tội chẳng qua là do không hiểu biết. Ta rất thông cảm với họ. Từ nay trở đi, không kể lỗi lầm nặng hay nhẹ, cần phải giảm bớt án phạt’ (10).


Chính bằng việc thực hiện chính sách nhân từ mà nhà Trần (thế kỷ XIII-XV) có thể nâng cao mức sống của người dân và bảo đảm sự ổn định bằng việc đánh bại quân xâm lược Nguyên – Mông.


Đặc biệt trong thời đại Dân chủ cộng hòa, những sự kiện lớn như chiến thắng Điện Biên Phủ (1954) hay Thống nhất đất nước (1975) đáng ra đã không thể có được nếu như người dân không thể hiện quyền tự do, dân chủ và công bằng trong những điều kiện đặc thù của chiến tranh theo một tinh thần dân tộc gắn với ý thức tự lực và nhân từ của Phật giáo.


Hết phần một, xem phần hai


Thi Thi dịch từ nguồn Indira Gandhi National Centre for the Arts