Trang chủ Diễn đàn Bát Kỉnh pháp dành cho chư Tăng của sư ông Làng Mai:...

Bát Kỉnh pháp dành cho chư Tăng của sư ông Làng Mai: cần phân biệt giữa ‘thánh giới uẩn’ và ‘văn hóa giao tiếp

682

Là những người con Phật, chắc chắn rằng ai trong chúng ta cũng điều biết Đức Thế Tôn là bậc vô thượng chính đẳng, chính giác. Trong kinh văn để lại, Ngài luôn giảng giải rằng: “Tất cả mọi người điều bình đẳng trước luật nhân quả và chân lý  giải thoát. Không có giai cấp trong nước mắt cùng mặn, trong máu cùng đỏ và cho dù là nam hay nữ, giàu sang hay nghèo hèn, địa vị cao hay thấp…, tất cả điều có khả năng tu tập và giải thoát giác ngộ trong giáo pháp của Đức Như Lai”.


Chính vì vậy mà khi còn tại thế, Đức Thế Tôn thi thiết “Bát Kỉnh pháp” cho bà Ma Ha Ba Xà Ba Đề và chư vị Tỳ Kheo Ni, tất cả mọi người điều rất hoan hỷ đón nhận, trân trọng giữ gìn như một báu vật vô giá của chính mình.


Hơn ai hết, chính Ni chúng đã hiểu rằng: “Bát Kỉnh pháp là yếu tố quyết định sự hình thành giới thể thanh tịnh của chư Tỳ Kheo Ni khi lĩnh thọ giới pháp để trở thành một hành giả đi trên lộ trình giải thoát, giác ngộ giúp họ tin tấn, nổ lực tu tập và thành tựu”.


Cũng chính từ đây, có rất nhiều vị Tỳ Kheo Ni đã chứng quả A La Hán, trở thành bậc “Thánh Ni xuất chúng”, xứng đáng là phúc điền cho chúng sinh nương tựa và cũng chính chư bậc Thánh Ni  này sau khi chứng ngộ đã cảm nhận sâu sắc tình thương và trí tuệ của “Bậc Đạo Sư” đã dành cho ni giới bằng con đường “Giới Định Tuệ” thiết thực, giúp Ni chúng đạt được sự giải thoát, thành tưụ trí tuệ vô lậu như các bậc thánh tỳ kheo tăng.


Trong thời buổi hiện đại ngày nay, một số học giả tài ba xuất chúng đã tổ chức những cuộc hội thảo, diễn đàn Internet để thảo luận, bàn bạc về “Bát Kỉnh pháp” và đưa ra nhiều ý kiến cho rằng cần phải bỏ “Bát Kỉnh pháp” để phù hợp với tinh thần “nam nữ bình quyền” của thời đại văn minh!?


Tế nhị hơn, Thiền sư Thích Nhất Hạnh không bác bỏ Bát Kỉnh pháp mà chỉ muốn ra thêm một “Bát Kỉnh pháp dành cho chư tăng” nhằm mục đích mong muốn đem lại sự “công bằng, dân chủ, bình đẳng giữa Tăng và Ni”. Điều này đã gây tranh cãi ít nhiều đối với tăng ni trẻ…


Theo thiển ý của chúng tôi, sau khi đọc qua “Bát Kính pháp thời hiện đại” của Sư Ông Làng Mai, chúng tôi cảm thấy tám điều này không có gì là mới, nếu không muốn nói là đã quá cũ. Bởi trên thực tế xưa nay, tuy không luận thành văn, nhưng trong tăng đoàn, chư tăng ni luôn tôn trọng, giúp đỡ đoàn kết lẫn nhau và đã có rất nhiều vị ni có trình độ học hàm, có năng lực, có tâm huyết, cũng đã được giữ rất nhiều chức vụ quan trọng trong Giáo hội, kể cả việc tham gia giảng dạy trong các trường sơ, trung, cao cấp Phật học…


Chính vì vậy mà “Tám điều gọi là Pháp dành cho chư tăng của  Sư Ông Làng Mai” theo chúng tôi chỉ là “Một trong những nét văn hoá giao tiếp xã hội mà thôi”, thực sự nó không thể nào thay thế cho Bát Kỉnh Pháp do Đức Phật thi thiết dành cho Tỳ Kheo Ni để trở thành một “Hành giả trên lộ trình giác ngộ giải thoát”.


Vì rằng, đối với những ai chưa đoạn trừ hết ái dục, chưa giải thoát hết lậu hoặc, chưa đạt trí tuệ vô lậu của bậc thánh thì không thể nào thấy rõ con đường chấm dứt khổ đau, không thể nào dẫn dắt kẻ khác ra khỏi rừng vô minh, ái dục. 


Dẫu rằng vị ấy có biện tài giảng giải rất hay, có phương pháp thiền tập phù hợp với căn tính, văn hoá, nhận thức của con người trong mọi thời đại … tất cả chỉ là phương pháp tình thế để phù hợp với thế giới quan của trường phái tâm lý học hiện sinh mà thôi.


Những gì Thiền sư Thích Nhất Hạnh tuỳ duyên, uyển chuyển để đưa đạo Phật đi vào cuộc đời  cho phù hợp với con người và xã hội hiện đại là một mô hình giáo dục Phật giáo thực tiễn, mang tính nhân văn, hợp với lòng người và dễ thực hành cho mọi đối tượng. Đứng về quan điểm “Tâm lý học” thì mô hình này cần được nhân rộng để mang lại sự đoàn kết, hoà hợp, bình đẳng cho mọi người.


Tuy nhiên, chúng ta không nên lầm tưởng giữa “Văn hoá giao tiếp” với “Thánh giới uẩn”, giữa “Phương pháp thư giãn” với “Thánh định uẩn”, giữa “Cái tri thức học giả” với “ Thánh tuệ uẩn”.


Do đó, nếu ai muốn hướng dẫn cho chư Tăng Ni, Phật tử tu tập hay muốn thay đổi văn bản giới luật do Đức Phật thi thiết thì xin hãy tỉnh giác điều này. Chúng ta phải nhớ rằng “Làm thân người đã khó, gặp Chính pháp lại càng khó hơn”.