“Tiêu đầu lạn ngạch bị kim bào, (Tạm dịch: Vận kim bào nhưng cháy đầu nát trán, Bấy lâu nay vẫn cam go vất vả. Một khi đã hơn người tài trí, Thì lúc nào mà chẳng phải lao đao). Những câu thơ tự thán này mới đọc thì dễ cảm thấy hình như Tuệ Trung Thượng Sĩ Trần Tung than thân trách phận riêng mình. Nhưng ngẫm kỹ, lại thấy hiện lên một phong độ bình tâm đến lạ lùng của trí tuệ lớn đã biết rất rõ sứ mệnh của mình một khi đã sinh ra làm kiếp con người. Đời là bể khổ, nhưng chính trong bể khổ ấy mới có thể làm lấp lánh nên chân cốt của nhân cách phi thường. Tuệ Trung Thượng Sĩ Trần Tung đã là một nhân cách phi thường như thế. Nhà Trần có lẽ đã là một triều đại uy mãnh vào hàng bậc nhất lịch sử nước ta với những võ công hiển hách, ba lần đại thắng quân Nguyên. Nhưng đây cũng là một triều đại không chỉ chuộng sức mạnh mà còn rất chăm lo tới đời sống tâm linh và chữ nghĩa. Và đó cũng là một triều đại với những tập tục, nếp sống hồn nhiên đến mức đôi khi hoang sơ. Vua tôi sinh hoạt cũng còn gần gụi, giản dị. Cách hành xử của ngay cả những bậc quyền quý đôi khi cũng thô mộc. Việc Thái sư Trần Thủ Độ năm 1237 đã sắp bày cho công chúa Thuận Thiên họ Lý (đang có mang ở tháng thứ ba với Trần Liễu, con cả của Thượng hoàng Trần Thừa) trở thành hoàng hậu của vua Thái Tông Trần Cảnh (thay cho người em ruột của bà là hoàng hậu Thiên Thánh, lúc đó chưa sinh con) là một trong những ví dụ về điều đó. Sử cũ còn chép lại, trước sự kiện trên một năm (mùa hạ năm 1236), nước to, tràn vào cung Lệ Thiên. Hiển hoàng Trần Liễu, đi thuyền vào chầu, thấy người phi cũ của triều trước lập tức “mây mưa” ở ngay cung Lệ Thiên. Khi một số đình thần hặc tội Trần Liễu, cung Lệ Thiên được đổi tên thành cung Thưởng Xuân, còn Hiển hoàng thì bị giáng xuống làm Hoài Vương cho phải phép… Là anh ruột Trần Thái Tông, Trần Liễu về sau vẫn được triều Trần trân trọng phong tước An Sinh Vương… Trần Tung chính là con trai cả của An Sinh Vương Trần Liễu. Sinh ra và lớn lên giữa những rối lẫn vô hồi của thời đại và dòng tộc, lại là một con người dĩnh ngộ và sâu sắc từ nhỏ, Trần Tung đã sớm ngộ ra được những lý lẽ vi diệu của Phật giáo, coi đấy như một diệu pháp tinh thần tuyệt vời để cân bằng lại cuộc sống của mình. Và mặc dù không xuất gia một ngày nào nhưng trong lịch sử Phật giáo Việt Nam, Tuệ Trung Thượng Sĩ vẫn có một vị trí nổi bật không chỉ về hành trạng xuất chúng mà cả về những suy tư, những răn dạy và những sáng tác thi ca thấm đẫm vị Thiền mà vẫn rất gần gụi với chúng sinh thường nhật. Tác phẩm “Tuệ Trung Thượng Sĩ Ngữ lục” của ông mà đời sau đã tập hợp lại cho tới hôm nay vẫn là một đỉnh cao trong tư duy Phật giáo Việt Trần Tung sinh năm 1230. Ông là anh ruột của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn và công chúa Thiên Cảm (về sau trở thành hoàng hậu Nguyên Thánh của Trần Thánh Tông, con trai Trần Thái Tông). Sau khi An Sinh Vương Trần Liễu qua đời năm 1251, Trần Tung được vua Trần Thái Tông nhận làm con nuôi, phong tước Hưng Ninh Vương và thừa kế đất thang mộc của cha là vùng Yên Phụ, Yên Dưỡng, Yên Sinh, Yên Hưng, Yên Bang (thuộc hai huyện Đông Triều và Yên Hưng, Quảng Ninh ngày nay). Và phải nói rằng, mọi việc chính sự triều Trần không hề xa lạ với Hưng Ninh Vương. Đã có lúc ông được cử trông coi quân dân ở đất Lộ Hồng và đã góp không ít công vào việc xây dựng vững chãi vùng phên giậu phía Đông này của kinh thành Thăng Long, điều hiển nhiên là rất có ích trong các cuộc kháng chiến đánh đuổi quân xâm lược hùng mạnh nhất thế giới hồi đó. Bản thân Hưng Ninh Vương cũng đã tham gia hai cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông, có lần cùng với Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đem hơn hai vạn quân kịch chiến với tướng giặc Lưu Thế Anh và đuổi Thoát Hoan chạy dài đến sông Như Nguyệt… Khi quân Nguyên Mông sang xâm lược nước ta lần thứ ba, Hưng Ninh Vương đã được người em họ là Trần Thánh Tông cử đích thân đến doanh trại giặc vờ ước hẹn trá hàng, làm cho quân giặc mất cảnh giác, sau đó cho quân đến đánh phá, buộc chúng phải rút quân về… Không có lòng dũng cảm vô song và trí tuệ khôn ngoan mẫn tiệp, đâu mấy ai dám làm và làm được những trọng sự như vậy! Và cũng như nhiều hoàng thân quốc thích nhà Trần khi đó, Hưng Ninh Vương đã không chối từ các chức tước cũng như các lạc thú trần gian. Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ ba, ông đã được phong chức Tiết Độ sứ ở vùng biển Thái Bình và đã làm tốt trọng trách đại thần này. Ông cũng có đủ đầy thê thiếp, cũng biết đánh giá đúng ngon đẹp ở đời. Ngay cả trong việc ăn uống hàng ngày, ông cũng không hề kiêng kị gì cả. Chuyện cũ kể lại: trong một bữa tiệc cung đình của hoàng thái hậu Nguyên Thánh (công chúa Thiên Cảm), trên bàn đầy đủ cả đồ ăn chay lẫn đồ ăn mặn. Trần Tung, lúc đó đã tu Thiền rồi, nhưng vẫn gắp ăn mọi thứ ngon lành, bất kể chay hay mặn. Hoàng Thái hậu lấy làm lạ: “Anh tu Thiền mà lại không kiêng cá thịt, làm sao thành Phật được?”. Trần Tung mới cả cười: “Anh là anh, Phật là Phật. Anh không cần thành Phật, Phật cũng không cần thành anh. Cô chẳng nghe các bậc cổ đức nói “Văn thù là Văn thù, giải thoát là giải thoát” đó sao?”… Thế nhưng, sống giữa cát bụi đầy tham sân si và cả máu lửa trần ai, nghiên cứu đạo Phật lại là niềm đam mê lớn hơn tất cả của Trần Tung (ông từng viết: “Hòa cùng ánh sáng, đồng với tục tăng”). Ngay từ nhỏ, ông đã tới học hỏi ở các thiền sư nổi tiếng thời đó. Sau này, ngay cả khi bận việc làm quan, ông vẫn dành thời gian thích đáng cho việc nghiên cứu triết lý Phật giáo, giao du, học hỏi, tranh biện với những thiền sư hàng đầu người Việt và cả từ nước ngoài tới. Rồi ông lập Dưỡng Chân Trang ở thái ấp Tịnh Bang để tu thiền. Nghiên cứu đạo Phật, ông không thụ động tiếp nhận các giáo lý mà luôn tự mình suy nghĩ đào sâu mọi sự để đúc kết những quy tắc đạo và đời riêng của mình mà ông cho rằng, chỉ như thế mới thực thành chính quả. Ông không huyền bí hóa các Thiền giáo của mình nhưng cũng nhất nhất tuân thủ nguyên tắc: “Vật thị phi nhân” (Đừng nói với những người không hiểu biết) vì hiểu quá rõ tác hại và công dã tràng của việc đàn gẩy tai trâu. Ông đã từng đưa ra những quan điểm hết sức quyết liệt về việc ăn chay. Ông nói: “Ăn cỏ hay ăn thịt là tập quán tự nhiên của mỗi loài khác nhau, cũng như xuân về thì trăm cây cỏ nảy nở, không cái nào là tội và cái nào là phúc”. Và: “Trì giới và nhẫn nhục chỉ chuốc tội chứ không chuốc phúc!”. Mặc dù lặng lẽ tu Thiền trên đất thang mộc của mình, nhưng danh tiếng Trần Tung vẫn lan truyền khắp chốn. Học trò tìm tới ông rất đông và ông cũng rất tận tình giúp đỡ mọi người trong công việc gian khó và công phu là tu Thiền. Và vua Trần Thánh Tông đã vời ông về kinh thành trò chuyện. Những lời ứng đối anh minh và tinh tế của Trần Tung đã khiến Trần Thánh Tông rất khâm phục và nhà vua đã tặng cho người anh trong họ mà mình hết sức tôn kính danh hiệu Thượng Sĩ. Trần Thánh Tông còn giao Thái tử Trần Khâm (sau này trở thành vua Trần Nhân Tông) cho Tuệ Trung Thượng Sĩ dạy dỗ để có thể nối ngôi xứng đáng với cha ông. Năm 1278, Trần Thánh Tông nhường ngôi cho Trần Nhân Tông và trở thành Thái Thượng hoàng. Cũng trong năm đó, hoàng thái hậu Nguyên Thánh mất, triều đình làm lễ trai tăng trong cung cấm. Nhân lễ khai đường, Thái Thượng hoàng thỉnh những cao nhân tu hành theo thứ lớp mỗi người làm một bài kệ ngắn để trình kiến giải về Phật pháp của mình. Và thực không dễ làm thông tỏ mọi điều trước một trí tuệ cũng rất cao siêu về Phật pháp như Thái Thượng hoàng. Chờ mãi chưa được hài lòng, Thái thượng hoàng đã đưa giấy bút cho Tuệ Trung Thượng Sĩ. Và rất lẹ làng, ông hoàn thành ngay một bài kệ: “Kiến giải trình kiến giải, (Tạm dịch: Kiến giải trình kiến giải, Tự ấn mắt làm ra điều quái. Ấn mắt làm ra điều quái rồi, Thì sự sáng tỏ luôn tự tại). Nghe xong, Thái thượng hoàng liền họa lại: “Minh minh thường tự tại, (Dịch nghĩa: Sự sáng suốt vốn là ở nơi mình, Cũng dụi mắt làm thành quái dị. Nhưng thấy quái dị mà không coi là quái dị, Thì sự quái dị kia sẽ tự mất)… Hiểu lòng nhau, trí nhau đến thế là cùng! Cũng như vua cha, Trần Nhân Tông cũng rất kính trọng thầy học. Nhà vua đã ca ngợi Tuệ Trung Thượng Sĩ như sau kèm theo dòng lạc khoảm “Tự pháp đệ tử Trúc Lâm đại đầu đà cẩn tán”: “Vọng chi di cao, (Tạm dịch: Nhìn lên càng thấy cao, Khoan vào càng thấy cứng, Bỗng nhiên ở phía sau, Nhìn lại thấy ở trước, Cái đó gọi là đạo Thiền của Thượng sĩ). Có lần, Trần Nhân Tông hỏi Tuệ Trung Thượng Sĩ về tôn chỉ của Thiền và đã nhận được câu trả lời xuất thần như sau: “Hãy quay nhìn lại cái gốc của mình chứ không tìm ở đâu khác được”. Năm 1290, Thượng hoàng Trần Thánh Tông băng, Tuệ Trung Thượng Sĩ về kinh đô chịu tang. Vài tháng sau, ông cũng nhiễm bệnh ở Dưỡng Chân Trang. Sách cổ kể lại: Ông đã nằm trên một chiếc giường gỗ đặt ở giữa nhà trống, nằm theo thế kiết tường, nhắm mắt mà tịch. Khi thấy người nhà kêu khóc ầm ĩ, ông mở mắt ngồi dậy, đòi nước súc miệng rửa tay, rồi quở nhẹ: “Sống chết là lẽ thường, đâu nên buồn thảm luyến tiếc, làm nhiễu động chân tính của ta”. Nói xong, ông an nhiên thị tịch, thọ 62 tuổi. Bấy giờ là ngày mùng một tháng tư năm Tân Mão (1291)
Ngũ thất niên gian thị xưởng tào.
Túng dã siêu quần kiêm bạt tụy,
Nhất hồi phóng hạ nhất hồi cao”.
Tự niết mục tác quái.
Niết mục tác quái liễu,
Minh minh thường tự tại”.
Dục niết mục tác quái.
Kiến quái bất kiến quái,
Kỳ quái tất tự hoại”.
Toàn chi di kiên.
Hốt nhiên tại hậu,
Chiêm chi tại tiền.
Phu thị chi vị, Thượng sĩ chi Thiền”,