Mỗi mùa Vu Lan, Tôi lại thấyđạo tràng phật tử trở về chùa để ghi danh kỳ siêu cho những người thân quá cố, rồi tham dự Đại lễ Báo hiếu được tổ chức tại các chùa. Đó là chuyện của số đông phật tử, bên cạnh đó còn có nhiều người ở nhà hướng dẫn con cháu cùng nấu cơm, dâng cúng ông bà tổ tiên nhân mùa hiếu hạnh, như câu chuyện của gia đình phật tử Diệu Bình, ngụ tại số 71 Nguyên Tử Lực, P.8 Tp. Đà Lạt.
Từ sáng, con cháu trong nhà đã tập hợp đông đủ, chị cùng mọi người bắt tay vào việc. Người lặt rau, người nấu, người rửa dọn và không gian bỗng trở nên ấm cúng khi căn nhà đầy ấp tiếng cười nói rộn rã của con cháu sum vầy. Sau hơn 2 tiếng đồng hồ chuẩn bị, bàn thờ gia tiên nhà chị được bày biện tươm tất với đủ các món thức ăn : cơm, canh, kho, xào, chè, xôi, hoa quả….
Tâm sự với chúng tôi , chị hoan hỷ cho biết : mọi năm vào ngày rằm tháng tư này, chị lên chùa dự lễ và kỳ siêu cho những người thân đã quá vãng . Nhưng năm nay, chị chỉ gởi danh sách xin cầu siêu thôi , còn việc cúng kiến thì làm ở nhà, chùa mấy ngày này thì đông lắm, nhưng ồn ào … nhiều nơi cúng xong bà con nhảy vào tranh giành đồ cúng thí làm đạo tràng mất trang nghiêm … nên năm nay, con muốn ở nhà cho yên tĩnh. Hơn nữa con cháu trong nhà không thạo lắm về việc thờ cúng, vì vậy nhân cơ hội này , con tập hợp các cháu lại để chỉ dạy cho chúng hiểu về ý nghĩa sâu xa của chữ hiếu trong đạo Phật . Từ đó mong rằng các cháu sẽ ý thức và có trách nhiệm hơn đối với tổ tiên đã quá cố, ông bà, cha mẹ còn hiện tiền…”.
Đến đây, Tôi chợt nhớ lại hình ảnh của Đức Thế Tôn trong suốt hành trình hoằng pháp độ sanh, Ngài đã luôn dạy cho chúng đệ tử về đạo hiếu, đó là nền tảng của người con Phật, “Đại hiếu là tôn kính cha mẹ, kế là không làm cho cha mẹ mang tiếng xấu, sau cùng mới là nuôi dưỡng. Người con hiếu phụng dưỡng cha mẹ, ăn ở cư xử phải cực kỳ cung kính, nuôi dưỡng cha mẹ hết sức vui vẻ, khi cha mẹ đau ốm phải lo lắng chửa trị hết lòng, khi lo việc ma chay phải tỏ ra thương xót, khi cúng tế phải rất mực trang nghiêm, thành kính …”. Con người có trưởng thành và thăng tiến bắt đầu từ sự tôn kính, tôn thân. Bổn phận người con hiếu hạnh là phải biết thương yêu và kính trọng cha mẹ. Đây chính là đại hiếu…
Vu Lan ngày nay không còn là lễ hội mang nét đặc thù riêng của Phật giáo mà đã trở thành nét đẹp văn hóa truyền thống của những người con Việt hướng về công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ bao la như trời biển, muôn thưở khó đáp đền ….