Theo hãng Truyền thông Quốc tế của Đức (Deutsche Welle) (DW) gần đây, đức Đạt Lai Lạt Ma, Ngài đã tỵ nạn sống lưu vong tại đất Phật Ấn Độ từ năm 1957, khi trả lời cuộc phỏng vấn của hãng tin FAZ (Frankfurter Allgemeine Zeitung) cho biết, theo quan sát của Ngài thì hiện nay Trung Quốc đang có những chuyển biến sâu sắc, điều này có liên quan đến hàng trăm nghìn du học sinh Trung Quốc, những sinh viên trẻ này được đi học ở châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Úc, Ấn Độ… và quen với cuộc sống Tự do và Dân chủ ở những Quốc gia này.
Đức Đạt Lai Lạt Ma nói rằng: “Thay đổi ở Trung Quốc ảnh hưởng đến tôn giáo. “Đại cách mạng văn hóa” do Mao Trạch Đông khởi xướng và lãnh đạo từ ngày 16/05/1966, là một giai đoạn hỗn loạn toàn bộ xã hội Trung Quốc diễn ra trong 10 năm từ năm 1966-1976, gây tác động rộng lớn và sâu sắc lên mọi mặt của cuộc sống Chính trị, Văn hóa, Xã hội Trung Quốc.
Nhưng hiện nay Phật giáo đồ Trung Quốc vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất thế giới, chính quyền Trung Quốc ngày nay đang mạnh mẽ nhưng không thể thực hiện việc cưỡng chế như xã hội khép kín như trước đây”.
Đức Đạt Lai Lạt Ma cho biết; với sự kiện nổi dậy gần đây nhất vào năm 2008, dù tình hình căng thẳng ở “khu Tự trị” Tây Tạng đã lắng dịu đi, nhưng khu vực này vẫn bị “quản chế nghiêm ngặt”.
Khi được phỏng vấn, nếu tình hình Trung Quốc thay đổi toàn diện thì Ngài muốn trở lại thăm quê hương Tây Tạng không?
Đức Đạt Lai Lạt Ma trả lời: “Trong vài năm tới, nếu thuận duyên bởi một cơ hội tốt, tôi sẽ trở lại quê nhà Tây Tạng một lần, đây là niềm vui lớn đối với tôi”.
Đức Đạt Lai Lạt Ma tuổi đã Bát tuần cho biết, người dân Tây Tạng rất mong đến ngày hội ngộ đó.
Hai năm qua, ông Bình Thố Uông Kiệt, Ủy viên Ủy ban trù bị khu Tự trị Tây Tạng đã có bình luận sắc sảo về chính sách dân tộc hiện nay của chính quyền Trung Quốc trong quyển sách mới xuất bản tại Hồng Kông, ông Bình Thố Uông Kiệt hối thúc chính quyền Trung Quốc từ bỏ những thành kiến xưa, cho phép đức Đạt Lai Lạt Ma, vị lãnh đạo tinh thần tối cao Tây Tạng được trở về quê hương Tây Tạng. Ông Bình Thố Uông Kiệt xem quyển sách là “tâm nguyện và lời trăn trối chính trị của mình”.
Vào tháng 10/2014, đức Đạt Lai Lạt Ma tiết lộ, đại diện của Ngài đang tiến hành đàm phán với Trung Quốc, hy vọng trong dịp kỷ niệm 50 ly hương Tây Tạng tỵ nạn sang Ấn Độ, Ngài có thể thực hiện được chuyến hành hương lịch sử Ngũ Đài Sơn.
Đức Đạt Lai Lạt Ma cho biết, so với những vị lãnh đạo chính phủ Trung Quốc trước đây, Chủ tịch Tập Cận Bình tương đối cởi mở hơn, nhưng là phái cứng rắn trong nội bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc thực hiện quyền tự trị thật sự đối với Tây Tạng.
_(Nguồn: VP Chính phủ Tây Tạng lưu vong)_