Chư tôn đức Tăng – Ni đồng hương Quảng Trị Khắp nơi trên đất nước, các cấp lãnh đạo chính quyền tỉnh, huyện và hơn 5 nghìn Phật tử về dự lễ Tưởng Niệm.
Đối với người con dân Quảng Trị, đặc biệt người Phật tử những ngày đầu tháng 2, dù xa xôi tận miền núi hay vùng biển thôn quê hẻo lánh thì từng đoàn nhóm họp nhau về chố tổ để phục vụ công tác chuẩn bị cho ngày giỗ, không ai bảo ai, nhưng đến hẹn lại lên và chốn tổ là một niềm tự hào một trách nhiệm chung, một sự trở về của người Phật tử tỉnh Quảng Trị.
ĐÔI NÉT VỀ CHỐN TỔ THIÊNG LIÊNG
Ngài Chí Khả khai sơn Tổ Khai Sơn Tổ Đình Sắc Tứ Tịnh Quang, vào năm 1739 đời Vua Lê Ý Tông (năm thứ hai đời Chúa Nguyễn Phúc Khoát) với tên là chùa Tịnh Nghiệp. Đến đời Vua Gia Long, vua ban tên gọi là Tịnh Quang. Chùa được trùng tu năm Minh Mạng thứ 21 (1941). Đến năm 1972, chùa bị hỏng hoàn toàn do chiến tranh.
Lúc Ngài đến chốn ( thâm sơn này ) dựng một thảo Am gọi là Am Tịnh Độ. Năm Kỷ Sửu, Vĩnh Hựu thứ 5 (1739), Chúa Nguyễn Phúc Khoát trong một dịp ngự giá ra Quảng Trị, cảm khái với cảnh trí chốn Phật đường và tiếng tăm của chùa trong dân chúng, Chúa thân thân hành ngự bút viết năm chữ “Sắc tứ Tịnh Quang Tự”, cho làm bảng sơn son thếp vàng để tặng cho chùa.
Thiền sư Tiến sĩ Lê Mạnh Thát cho biết, nếu không ra đời trước năm 1558 thì đến khi Nguyễn Hoàng vào trấn nhậm tại Ái Tử, chắc chắn ngôi chùa này đã xuất hiện rồi. Đến khoảng những năm 1600-1650, chắc hẳn đã có nhiều vị thiền sư nổi tiếng đến trụ trì ở đây, mà hiện nay ta chỉ biêt tên hai vị. Đó là Lục Hồ Viên Cảnh, bổn sư của Thiền sư Minh Châu Hương Hải và Đại Thâm Viên Quang, vị thầy đã dạy về thiền lý cho Minh Châu Hương Hải.
Chùa qua 9 lần đại trùng tu. Năm 1997 là lần trùng tu lớn nhất với kinh phí gần 2 tỷ đồng do Hòa thượng Thích Chánh Liêm làm Trưởng ban Tái thiết. Cố Hòa Thượng Thích Phước Châu trực tiếp giám sát công trình, lễ đặt đá trùng tu được cử hành vào ngày 26-3-1997.
Ngôi chùa hiện nay có chiều sâu 31m, rộng 27m, cao gần 15m, đã tổ chức khánh thành trang nghiêm trọng thể vào ngày 12-3-2001 (18-2 năm Tân Tỵ) Chùa được Bộ Văn hóa công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia.
Một số hình ảnh trong buổi lễ: