Đêm hội hoa đăng có sự tham dự và chứng minh của HT.Thích Tánh Nhiếp – Trưởng BTS GHPGVN tỉnh Quảng Bình, TT.Thích Chân Quang – Phó ban Kinh tế tài chính TW GHPGVN), TT.Thích Nhật Từ – Ủy viên Hội đồng Trị sự, Phó Ban Phật giáo quốc tế TƯ, Phó Ban Hoằng pháp TƯ, TT.Thích Đạt Đức – Trưởng BTS GHPGVN Q.Tân Bình, TT.Thích Phương Đạt – Phó trưởng ban Thường trực Ban trị sự Phật giáo tỉnh Quảng Bình.
Đây là lễ hội lớn nhất của người tu theo pháp môn Tịnh độ được tổ chức hàng năm. Tại buổi lễ, TT.Thích Nhật Từ, TT Thích Chân Quang và TT.Thích Đạt Đức cùng ban đạo từ, chia sẻ về ý nghĩa của lễ khánh vía đức Phật A Di Đà: Pháp môn niệm Phật phổ biến mạnh trong dân gian vùng Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam vì đơn giản, ít giáo lý phức tạp, đáp ứng mọi lo lắng người già về cái chết. Nam Tông không có tín ngưỡng A Di Đà và Phật giáo đang phát triển tại các nước phương Tây thì chưa có pháp môn này.
Đây là lễ hội lớn nhất của người tu theo pháp môn Tịnh độ được tổ chức hàng năm. Buổi lễ có phần ban đạo từ, chia sẻ về ý nghĩa của lễ khánh vía đức Phật A Di Đà với sự góp lời của nhiều giảng sư: Pháp môn niệm Phật phổ biến mạnh trong dân gian vùng Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam vì đơn giản, ít giáo lý phức tạp, đáp ứng mọi lo lắng người già về cái chết. Nam Tông không có tín ngưỡng A Di Đà và Phật giáo đang phát triển tại các nước phương Tây thì chưa có pháp môn này.
Phật giáo Đại Thừa với quan điểm giáo lý “sắc sắc không không” nghĩa là có thành không mà không thành có, bởi Phật giáo khi du nhập vào các nước đã có sự đổi mình sao cho phù hợp với mỗi văn hóa vùng miền dân tộc, vì thế sẽ có ít nhiều điều thay đổi.
Vía Phật A Di Đà sau ba tuần trăng là lễ Phật Thích Ca thành Đạo. Dụng ý của các vị tổ thời xưa là một lời nhắc nhở: “Dù Đạo Phật có thay đổi muôn hình tướng thì mục đích cũng là độ hóa chúng sinh. Khi đã gieo duyên xong, chúng sinh vẫn phải nhớ cái gốc của công phu ba đời chư Phật – trí tuệ đỉnh cao, con đường đến giác ngộ giải thoát là Thiền định, dù có pháp môn nào con người vẫn phải tu tiến lên đến Thiền định.
Thiền là sự nâng cấp của Tịnh độ lên phức tạp hơn dành cho người Tri thức trẻ, là văn minh của nhân loại. Dù ở tông phái nào thì Luật nhân quả vẫn là tuyệt đối, là sự khẳng định giá trị của đạo Phật với nhân loại. Và cuối cùng vẫn là mục tiêu Vô ngã, kết thúc luân hồi sinh tử.
Điểm nhấn của chương trình là tiết mục biểu diễn hoa đăng bằng đèn led trên nền nhạc “Ánh sáng Phật về” (ca khúc do TT.Thích Chân Quang sáng tác) do thanh niên Phật tử Phật Quang trình bày. Điểm đặc biệt của hoa đăng là thay vì dùng nến thì đã được thay thế bằng ánh sáng của đèn Led.
Ý tưởng này do TT.Thích Chân Quang đưa ra nhằm bảo vệ môi trường, tránh việc xả rác bừa bãi. Đặc biệt, những chiếc đèn led hoa đăng này có thể được tái sử dụng nhiều lần, tránh lãng phí.
Ánh sáng trong đêm hội hoa đăng rất quan trọng bởi một trong những danh hiệu của đức Phật A Di Đà là “Vô Lượng Quang” nghĩa là hào quang của Ngài chiếu khắp mọi nơi, soi rọi đường cho chúng sinh bước ra khỏi sinh tử. Ánh sáng còn tượng trưng cho trí huệ, Ngài dùng trí huệ để giáo hóa chúng sinh từ trong đêm tối, nhờ vào ánh sáng mà thoát khỏi vô minh tăm tối.
Cùng với ý nghĩa đó, lễ hội hoa đăng mang mục đích cầu nguyện cho Quốc thái, dân an, đạo Phật trường tồn, nhân dân thấm nhuần Pháp lạc. Hi vọng, mỗi ngọn đèn trên tay mỗi người cầu nguyện vào đó một tâm niệm thiện lành, an lạc cho mình và cho toàn thể chúng sinh. Mỗi ngọn đèn là một lời cầu nguyện cho thế giới hòa bình, nhân loại hạnh phúc.