Trang chủ Tin tức Huế: Tuyên bố cam kết của các tôn giáo Việt Nam tham...

Huế: Tuyên bố cam kết của các tôn giáo Việt Nam tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu

58

Lần đầu tiên các vị lãnh đạo của 14 tôn giáo và 40 tổ chức tôn giáo đã hội tụ về Cố Đô Huế để cùng UB T.Ư MTTQVN và BỘ Tài Nguyên Môi Trường ký kết cùng chung tay Bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Tại phiên bế mạc tuyên bố cam kết của các tôn giáo Việt Nam tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu được chính thức công bố.

ĐĐ.Thích Phước Điền – Tổng thư ký Hội nghị công bố “Cam kết của các tôn giáo Việt Nam về bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu”
 

40 Tổ chức tôn giáo thuộc 14 tôn giáo tại Việt Nam cùng bày tỏ mối quan ngại sâu sắc về các tác động của ô nhiễm, suy thoái môi trường và biến đổi khí hậu đối với sự sống của con người và muôn loài. Bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu không chỉ đơn thuần là những giải pháp mang tính kỹ thuật hay kinh tế mà còn là sự chung tay, góp sức của toàn xã hội, liên quan mật thiết đến nền tảng đạo đức , yếu tố văn hóa và gốc rễ tinh thần mà các tôn giáo đóng vai trò quan trọng và trách nhiệm cao.
Các tôn giáo Việt Nam kêu gọi các nỗ lực giảm thiểu tối đa các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu do con người gây ra, góp phần vào sự phát triển bền vững, bảo vệ sự sống của mỗi cộng đồng, mỗi quốc gia và của thế giới, Đó chính là cơ hội để chúng ta thực hiện sứ mạng và niềm tin được giao phó Trí tuệ, tình yêu và sự chia sẻ.

Các tôn giáo Việt Nam luôn ủng hộ các chủ trong; chính sách, pháp luật, chương trình hành động của Nhà nước và MTTQ Việt Nam về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu;đồng thời kêu gọi các nỗ lực phối hợp hỡ trợ từ các tổ chức, các nhân trong và ngoài nước về chăm sóc con người, sự sống trên trái đất, cùng với các nỗ lực bảo vệ cộng đồng bị tổn thương và bị ảnh hưởng bới biến đổi khí hậu. Trên cơ sở đó cùng cam kết các hành động thiết thực tại cộng đồng tôn giáo theo các nội dung sau”:

Một là cam kết nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cộng đồng tôn giáo về bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu; triển khai nhiều giải pháp tích cực, bằng các hoạt động cụ thể, thiết thực để góp phần thay đổi hành vi theo hướng tích cực về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu của cộng đồng và xã hội.Với mục tiêu đó, giáo dục bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu sẽ được đưa vào sinh hoạt của các cộng đồng tôn giáo.

Hai là, các tôn giáo tích cực tham gia có hiệu quả các chương trình hành động bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. Các tôn giáo sẽ tăng cường xây dựng năng lực tự ứng phó và giúp nhau ứng phó giữa các cộng đồng tôn giáo, giữa người có tôn giáo và người không tôn giáo khi có rủi ro thiên tai xảy ra để góp phần vào hiệu quả các hoạt động này tại cộng đồng dân cự. Cộng đồng tôn giáo sẽ được chia sẻ thông tin của Nhà nước. MTTQ Việt Nam, ngành tài nguyên và môi trường liên quan đến các giải pháp cần thiết về bảo vệ môi trường và ứng phó với các biến đổi khí hậu, được khuyến khích tham gia tích cực vào việc thực hành các giải pháp khẩn thiết này.

Ba là, thường xuyên phối hợp chặt chẽ với Ủy ban MTTQ Việt Nam, cơ quan tài nguyên và Môi trường và cơ quan chức năng khác ở các cấp để vận động thực hiện và giám sát việc thực hiện bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu của các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức, các nhân liên quan nhằm đảm bảo hiệu quả của việc thực hiện Luật Bảo vệ môi trường và Chương trình mục tiêu Quốc gai về biến đổi khí hậu.

Bốn là, khuyến khích các hoạt động bác áu, từ thiện, giữ gìn và thân thiện với môi trường của chức sắc, tín đồ và người dân; kịp thời giúp đỡ, hỗ trợ, chia sẻ với những người nghèo khó, người gặp khó khăn tại cộng đồng dân cư khi gặp phải thiên tai, bão, lũ . Các tôn giáo tại Việt Nam cam kết chia sẻ chăm sóc bằng hỗ trợ vật chất hay tinh thần đối với các cá nhân, cộng đồng bị tổn thương ở bất cứ nơi nào và bất cứ lúc nào có thể.

Với cam kết này các tôn giáo tại Việt Nam kêu gọi các nhà lãnh đạo, các tổ chức, cá nhâ, người dân, tất cả cộng đồng tôn giáo Việt Nam và quốc tế nhận thức rõ hiểm họa của ô nhiễm, suy thoái môi trường và biến đổi khí hậu mà nhân loại và Việt Nam đang đối mặt, cùng chia sẻ trách nhiệm và đồng tâm phối hợp hành động vì mục tiêu cao nhất là bảo vệ sự sống của con người và muôn loài.

Xin giới thiệu chùm  ảnh lễ bế mạc tại Hội nghị:

Ông Nguyễn Văn Thanh – Trưởng Ban tôn giáo, Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam giới thiệu đoàn chủ tọa, đoàn thư ký

Ông Evind Archer – Giám đốc NCA Việt Nam – đại diện lãnh đạo NCA phát biểu tại phiên bế mạc

Ông Lê Bá Trình – Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tuyên bố bế mạc Hội nghị

 Các tổ chức tôn giáo chụp hình lưu niệm