Thầy vẫn thường hay nhắc nhở rằng “Con người không phải là kẻ thù của chúng ta”. “Kẻ thù của chúng ta hận thù, là giận dữ, là vô minh và sợ hãi”. Gốc rễ của chủ nghĩa khủng bố không được tìm thấy ở những triết lý tôn giáo hoặc những nền văn hóa khác nhau mà ở trong những sự hiểu nhầm, sợ hãi, giận dữ và thù hằn.
Một số người thực hiện các hành động khủng bố nhân danh những giá trị và niềm tin của họ. Họ có thể giữ trong đầu ý nghĩ rằng những người khác là ác quỷ bởi vì không chia sẻ những giá trị này của họ. Họ cảm thấy công bằng, hợp lý khi tiêu diệt những kẻ thù này nhân danh Thiên Chúa. Những người tham gia vào các vụ bạo động có thể mất mạng với sự tin tưởng rằng họ chết vì một nguyên nhân chính đáng. Và phải chăng đất nước chúng ta đang hành xử với sự tin tưởng như vậy khi chúng ta giết những người mà chúng ta định nghĩa là thảm họa? Mỗi bên tin rằng chỉ có họ hiện thân của sự tốt đẹp trong khia phía còn lại là ác quỷ.
Sợ hãi là một gốc rễ khác của bạo động và chủ nghĩa khủng bố. Chúng ta muốn khủng bố người khác do đó những người kia không còn cơ hội để khủng bố chúng ta. Chúng ta muốn giết họ trước khi chúng ta bị họ giết. Thay vì mang đến cho chúng ta sự an toàn và bình yên, điều này lại làm bạo động leo thang. Nếu chúng ta giết một ai đó mà chúng ta gọi là người đó là khủng bố, con của người này có thể sẽ trở thành khủng bố. Xuyên suốt lịch sử, chúng ta giết những người khủng bố càng nhiều, chúng ta tạo ra những người khủng bố mới càng đông.
Trên khắp thế giới, con người ta đau khổ rất nhiều vì những điều tương tự: bất công xã hội, phân biệt đối xử, sợ hãi và chủ nghĩa cuồng tín. Chủ nghĩa cực đoan vẫn còn “sức sống” mãnh liệt ở nhiều nới trên thế giới. Nhiều người tin rằng chỉ có họ là thuộc về phía của Chúa, và họ hành xử như thể chỉ có họ là những đứa con của Chúa và cuộc sống của những người khác thì không hề đáng giá.
Họ muốn Chúa ban phước cho đất nước của họ trước tiên, và không ban phước cho những ai mà họ cảm thấy là ác quỷ. Nhưng kiểu tư duy rằng mọi thứ mà những nhóm người kia làm đều là ác quỷ, chỉ có những thứ ta làm mới là đúng, là tốt đẹp sẽ ngăn chúng ta thấu hiểu những giá trị của họ, và ngăn chúng ta nhận diện những nỗi sợ hãi và khổ đau của họ. Thay vì khiến chúng ta mạnh hơn, việc không sẵn lòng lắng nghe khiến chúng ta tổn thương và sợ hãi.
Thiên Chúa chẳng về phe nào cả. Jesus, Bụt, Thánh Allah – tất cả những bậc vĩ đại này đều dạy chúng ta về từ bi và hỉ xả. Chúng ta đừng tin rằng chúng ta có thể hòa bình bằng cách loại bỏ những người thuộc “phe kia”.
Người bác sĩ điều trị bệnh sốt rét thì chỉ muốn tiêu diệt bệnh sốt rét ở người bệnh chứ không phải tiêu diệt bản thân người bệnh. Những người khủng bố cũng là con người và họ đang mắc một chứng bệnh do vi rút khủng bố chủ nghĩa gây ra. Vi rút mà bạn thấy được tạo thành bằng sự hãi, thù địch và bạo động. Bạn có thể là một bác sĩ cho người mắc chứng bệnh này. Liều thuốc chữa trị của bạn chính là sự thực tập việc tái thiết lập truyền thông.
Nhưng nếu như vị bác sĩ không nói chuyện được với bệnh nhân, nếu bệnh nhân từ hối hợp tác thì làm thế vào người bác sĩ có thể giúp đỡ họ được? Nếu người bệnh từ chối sự giúp đỡ của bác sĩ, không tin tưởng, sợ rằng bác sĩ có thể sẽ giết chết mình, người bệnh sẽ chẳng bao giờ hợp tác. Thậm chí vị bác sĩ được thôi thúc bởi một ước muốn giúp đỡ hết sức cao thượng, thì cũng chẳng làm được gì nếu như bệnh nhân không hợp tác. Vì thế điều đầu tiên vị bác sĩ cần làm tìm cách thức mở rộng giao tiếp. Nếu bạn có thể nói chuyện với bệnh nhân, do đó sẽ có hy vọng. Nếu bác sĩ có thể bắt đầu bằng việc công nhận những đau khổ của bệnh nhân, sự thấu hiểu lẫn nhau có thể được phát triển và sự cộng tác có thể bắt đầu.
Để giải quyết vấn đề nan giải về chủ nghĩa khủng bố hiện nay chúng ta phải giống như vị bác sĩ này. Sau khi các nhà lãnh đạo của chúng ta đã lấy cảm hứng từ niềm tin vào người Mỹ và đã chứng minh rằng, là một quốc gia, chúng ta có khả năng lắng nghe và thấu hiểu, chúng ta có thể quay về những người mà chúng ta xem là khủng bố. Giới lãnh đạo của chúng ta có thể giải quyết vấn đề với những lời nói thực sự yêu thương.
“Chúng tôi biết rằng các bạn đã phải đau khổ và ghét chúng tôi rất nhiều nên các bạn mới tấn công chúng tôi. Bạn phải có suy nghĩ rằng chúng tôi muốn tiêu diệt bạn như là những thành viên của tổ chức tôn giáo, như là sắc tộc, như là một người. Bạn đã phải tin rằng chúng tôi là hiện thân của ác quỷ và chúng tôi không công nhận tôn giáo cũng như những giá trị tâm linh của bạn. Chúng tôi rất lấy làm tiếc về việc bạn phải đau khổ nhiều đến như thế. Chúng tôi muốn nói cho các bạn hiểu rằng chúng tôi không có mục đích tiêu diệt các bạn như là những thành viên của tôn giáo, những sắc tộc hay một người. Và chúng tôi cũng không có ý định chối bỏ những giá trị tâm linh của các bạn.
Chúng tôi muốn tôn trọng các bạn. Bởi vì thiếu sự thấu hiểu từ chúng tôi, chúng tôi đã không được khéo léo trong việc bày tỏ lòng tôn trọng của chúng tôi, sự quan tâm của chúng tôi về các bạn, và chúng tôi đã để kẹt vào tình cảnh đau khổ giữa chúng tôi và các bạn như hiện nay. Hãy nói cho chúng tôi biết những gì đang chất chứa trong tim các bạn. Chúng tôi muốn thấu hiểu nỗi khổ niềm đau của các bạn. Chúng tôi muốn biết những lỗi lầm mà chúng tôi đã gây ra để các bạn ghét bỏ chúng tôi nhiều đến như vậy.
Chúng tôi không muốn bản thân mình phải sống trong nỗi sợ hãi và đau khổ và chúng tôi cũng muốn các bạn không phải sống trong những tình cảnh như vậy. Chúng tôi muốn các bạn sống trong hòa bình, an toàn và sự tôn trọng bởi vì chúng tôi biết rằng không ai trong chúng ta có được nền hòa bình nếu như tất cả chúng ta đều chưa thực sự có được hòa bình. Hãy để chúng ta cùng nhau tạo ra cơ hội để lắng nghe và hiểu biết lẫn nhau, và điều này là nền tảng cho sự hòa giải và hòa bình thực thụ.”
Trích từ sách: “Calming the Fearful Mind: A Zen Response to Terrorism” của Thầy