Theo thầy, hình ảnh Tôn giả Mục Kiền Liên cứu mẹ nơi cảnh khổ là bài học dạy ta về báo hiếu “Hiện tiền Phụ mẫu”. Hình ảnh Đức Thế Tôn lễ đống xương khô bên vệ đường trong một lần đi khất thực cùng đại chúng là dạy ta phương pháp báo hiếu “Đa sinh phụ mẫu”. Chúng ta còn một người mẹ nữa là Mẹ Quê hương Việt Nam. Sống trong một xã hội mà gây tổn thương cho nhau, các giá trị đạo đức bị đe dọa, cấu trúc văn hoá truyền thống bị loại trừ là chúng ta đang gây buồn khổ cho Mẹ Việt Nam. Dựng lên những giá trị văn hoá đã mất, xây đắp những nguồn mạch đạo đức tâm linh để kiến tạo một trật tự hoà bình, an ổn cho quê hương là ta đang báo hiếu mẹ Việt Nam.
Thầy đưa ra những bài học lịch sử sinh động, giúp chúng ta tìm về cội nguồn. Câu chuyện “Bánh chưng banh dầy”, ý tứ là trên ta có trời, dưới ta có đất. Thiên-Địa-Nhân là cấu trúc triết học nhân sinh của người Á Đông. Một người sống mà trên đầu không biết ai là người đó không điều ác nào không làm được. Chúng ta thuộc dòng dõi Rồng Tiên phải sống xứng đáng với dòng họ của Thánh, đừng hành xử như dòng họ thấp hèn. Thiền sư Phật Quang đưa cho Chữ Đồng Tử cây gậy và chiếc nón. Chàng và vợ đi giữa đường thì đêm tối nên cắm gậy xuống đất và treo nón lên gậy ngủ, hôm sau thấy mình nằm trong thành quách, nhà cửa tú lệ. Ý tứ câu chuyện là mái ấm Việt Nam được dựng xây bằng chất liệu tư tưởng Phật học. Nếu cả xã hội Việt Nam ngày nay đều lấy những giá trị đạo đức tâm linh Phật giáo làm nền tảng giáo dục thì sẽ có một xã hội hạnh phúc, an bình.
Phattuvietnam.net xin giới thiệu hình ảnh: