Trang chủ Tin tức Hải Dương: Đại lễ Vu Lan Báo Hiếu Hạ trường TĐ Đống...

Hải Dương: Đại lễ Vu Lan Báo Hiếu Hạ trường TĐ Đống Cao

187

Đại lễ đã được trang nghiêm diễn ra với sự tham dự của 200 hành giả hiện đang An cư kết hạ tại tổ đình và trên 1000 tín đồ Phật tử gần xa dưới sự chứng minh của TT Thích Thanh Vân –UV HĐTS, phó trưởng ban thường trực BTS cùng chư tôn đức TT BTS GHPGVN tỉnh Hải Dương, Ban chức sự Hạ trường.

 

Về phía đại biểu chính quyền có Bà Đặng Thị Bích Liên – Thứ trưởng Bộ Văn hoá, thể thao và du lịch; ông Trần Văn Duyệt– Phó chủ tịch UBMTTQ tỉnh Hải Dương; ông Nguyễn Như Độ – Phó GĐ sở Nội vụ trưởng Ban tôn giáo tỉnh  cùng đại diện các cơ quan ban ngành, đoàn thể tỉnh, thành phố và địa phương sở tại.

 

 


Thay mặt BTS và Ban tổ chức chương trình Đại đức Thích Thanh Hoà – UVTTBTS, trưởng Ban nghi lễ GH tỉnh đã tuyên đọc Diễn văn khai mạc chương trình đại lễ. 

 

Diễn văn khẳng định, Rằm tháng bảy, Vu Lan không còn  là ngày lễ dành riêng cho những người Phật tử. Đến nay như nó đã trở thành một ngày lễ truyền thống  mà mọi người con nước việt cần  tưởng niệm Tri Ân và Báo Hiếu. Con được nuôi dưỡng bằng một tình thương không bờ bến. Con là người được cha mẹ ban ân.

 

Nếu không có cha mẹ thì chúng ta không có mặt trên cuộc đời này, thế  nhưng, đôi khi có những người con vô tình đánh mất cái tình cảm thiêng liêng yêu quí nhất mà chúng ta dành cho cha mẹ. Cha mẹ hy sinh hết cả cuộc đời tuổi xuân của mình, chỉ mong sao cho đàn con được khôn lớn trưởng thành nên người có ích cho xã hội.

 

Tự ngàn xưa đến mãi mai sau, ai ai cũng không thể không nhớ đến tứ trọng ân mà chư Phật đã chỉ bày. Ân phụ mẫu có sâu dày mới ngược về nguồn gốc Tổ Tiên nòi giống. Ân quốc gia dân tộc có thâm diệu mới hiển hiện hồn dân tộc tôn thờ. Ân Tam Bảo có thâm sâu mới kế thừa hoằng khai xiển dương tế độ. Ân Thầy bạn chúng sinh có chân thật mới tận tụy miệt mài không quản gian truân.

 

Trong tinh thần Tri ân, báo ân của người con Phật và truyền thống đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc, mùa Vu lan năm nay, Ban trị sự THPG Hải Dương đã kết hợp với Ban chức sự Hạ trường tổ đình Đống Cao tổ chức lễ Vu lan báo hiếu với nhiều hình thức, nội dung phong phú với mong muốn ý nghĩa Vu lan được đưa đến sâu rộng với mọi tầng lớp xã hội…



Để nhớ tưởng về 2 đấng sinh thành; Phật tử Diệu My tuyên đọc ý nghĩa Bông hồng cài áo. Để lại nhiều xúc động trong lòng hội chúng. Ta mất mẹ rồi, ngày tháng rất lê thê, trong ảo giác tìm đâu ra thực nữa. quê xưa buồn quạnh quẽ, vắng bóng mẹ hiền ơi. Chuỗi ngày thơ ta đong đầy kỉ niệm không nguôi, đã sớm vượt khỏi tầm tay trong khoảnh khắc. Ngước nhìn khoảng không gian đêm dài phảng phất, như có hình bóng mẹ hiền đang chập chờn phía trước đợi chờ ta.


Sau nghi thức cài hoa hồng là thời pháp thoại của TT Thích Thanh Vân với khẳng định người đời ai cũng cần có mẹ, dù là trẻ thơ hay người trưởng thành. Những đứa trẻ mồ côi, cho dù có được người thân còn lại nưng chiều, nuôi dưỡng tử tế cho mấy, lớn lên cũng cảm thấy tâm hồn mòn héo, khô cằn.

 

Bởi vậy, người đời đã viết : mồ côi cha ăn cơm với cá, mồ côi mẹ lót lá mà nằm. Riêng người lớn tuổi, khi mất mẹ, cảm thấy chơi vơi như mất điểm tựa, nên cũng cô đơn lạc lõng như trẻ mồ côi.

 

Tóm lại mẹ là nguồn gốc của mọi tình cảm yêu thương trên đời, cho ta biết thế nào là ngọt bùi ấm lạnh và nguồn thương yêu cao cả của kiếp nhân sinh. Tình mẫu tử bao la trùng hằng miên viễn, đã theo thời gian trở thành nguồn cảm hứng vô tận, như con thuyền bát nhã, đưa con người trần tục, đến gần các đấng từ mẫu, trong mọi tôn giáo lớn của hoàn cầu.

 

Thượng toạ cũng nhắc lại nhiều tấm gương các bà mẹ trong dòng lịch sử. Thời Hồng Lạc, chúng ta có Mẹ Âu Cơ, quốc mẫu của dân tộc Việt và được nối tiếp bởi một trái tim từ mẫu thời cận sử: Thái Hậu Từ Dũ, một trái tim nhân từ của các bà mẹ VN….

 

Sau phần hành chính nghi thức niêm hương bạch Phật và khai lễ Vu Lan chính thức được cử hành. Được biết chương trình đại lễ Vu Lan sẽ được diễn ra trong 3 ngày (7,8,9/7 AL).