Ngày 04/06/2015 trên trang của Ban Thông Tin Truyền Thông trực thuộc GHPGVN có bài viết của tác giả Minh Thạnh với nhan đề “Bất kính khi đặt tên kinh Phật cho sản phẩm bánh mỳ”.
Sự việc này lại một lần nữa gióng lên hồi chuông báo động về hành động có thể nói là “Vô văn hoá””của một số cơ sở kinh doanh.
Trước đây cũng đã có nhiều bài viết phản đối hình thức dùng hình tượng của Đức Phật trong nhãn hiệu hàng hoá hoặc in ấn trên một số sản phẩm.
Gần đây nhất một nhà hàng ở thành phố biển Nha Trang đã trang trí trên lan can của lối đi 2 đầu của tượng Phật, sau khi nhận được sự phản ứng của giới truyền thông nhà hàng đã có gỡ bỏ 2 tác phẩm này.
Dù cố ý hay không, nhưng việc nhận thức được cái sai và sửa sai chủ nhà hàng cũng đã dành được thiện cảm của cộng đồng.
Những sự việc như trên đều do người chủ cơ sở kinh doanh thực hiện, và mức độ cũng chỉ mới dừng lại ở tính cách cá nhân.
Tuy nhiên trong Lễ Phật Đản PL 2559 – DL 2015 mới đây lại xuất hiện sự quảng cáo không thể chấp nhận được tại chùa T…, nơi thiết trí lễ đài chính của BTS GHPGVN Quận H… Thành phố Đ…
Kinh sách để lại sau khi Thành đạo Đức Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật đã quán tưởng nghiệp lực của chúng sanh và Ngài quyết định nhập Niết Bàn ngay. May mắn cho chúng ta, nhờ sự khẩn cầu của Chư Thiên mà Ngài quyết định trụ thế truyền trao Chánh Pháp.
Trải qua nhiều thế kỷ, đến nay Phật giáo mở rộng trên khắp thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Nhằm đưa con người đến gần đạo Phật, biết thêm về đạo Phật mà mỗi kỳ đại lễ nhất là Lễ Phật Đản chúng ta đều tổ chức khá long trọng. Trong đó việc treo cờ Phật Giáo hầu như mỗi tư gia đều xuất hiện.
Nắm bắt vấn đề này các cơ sở kinh doanh phát tâm cúng dường một số văn hoá phẩm Phật giáo để vừa quảng bá Đại lễ, vừa giới thiệu cơ sở hoặc sản phẩm kinh doanh. Vấn đề này khá đổi bình thường nếu như hình thức quảng bá phù hợp, có sự bàn luận chặt chẻ của về thiết kế giữa 2 bên.
Tuy nhiên việc giao khoán cho cơ sở là điều không chấp nhận được. Chúng tôi không rõ Ban tổ chức Lễ Phật Đản quận H.. có duyệt thiết kế không mà khi về dự lễ chúng tôi không khỏi ngờ ngàng nhìn thấy lá cờ Phật Giáo bị biến tướng rõ rệt. Khi thực hiện quảng cáo có 2 quy luật bất thành văn:
1/ Không quảng cáo trên cờ (Dù là cờ của đất nước, tổ chức, đoàn thể).
2/ Nếu quảng cáo trên panô cần tách bạch riêng biệt 2 nội dung không hoà chung làm một.
Ở đây Công ty Thạch Bích quảng cáo hẳn trên lá cờ và hình ảnh quảng cáo in chung liền với màu tổng hợp dẫn đến lá cờ có thêm 1 hình ảnh “hỗn hợp”. Trong quảng cáo âm thanh ghi nhớ lại trong đầu chỉ có 20% trong khi đó hình ảnh chiếm đến 80%. Vô hình chung chúng ta lại thấy 1 “Lá cờ Phật Giáo mới”
Trách nhiệm ở đây thuộc về vị Trú trì chùa T…, Uỷ viên Văn Hoá, UV Truyền thông và trên hết là BTS GHPGVN quận H…