Chuyên đề đã cung cấp cho các học viên các kiến thức cơ bản về đạo đức và tuân thủ luật pháp trong công tác truyền thông, đặc thù trong truyền thông Phật giáo và thực trạng truyền thông Phật giáo.
Khái niệm về truyền thông và cách giải quyết vấn đề truyền tải những thông tin cần thiết đến cho đối tượng cần truyền đạt với hai chiều, một là truyền thông đơn giản truyền đạt thông tin đến đối tượng, hai là truyền thông phức tạp tiếp nhận thông tin điều chỉnh và xử lý thông tin. Truyền thông là nhu cầu quan trọng của con người và xã hội vì mục đích để con người được tiếp cận với nhiều thông tin giúp cho chất lượng cuộc sống con người ngày càng được đáp ứng về nhiều mặt. Phát triển truyền thông có rất nhiều lĩnh vực từ năng lực truyền tải, cảm nhận của cá nhân đến phương tiện thiết bị kỹ thuật.
Ông đã nhấn mạnh phát triển truyền thông là phát triển các kỹ năng, điều kiện, quá trình tạo khả năng từ người gửi thông tin đến người nhận thông tin, giúp người nhận hiểu những gì người gửi chuyển tải đến với hiệu quả nhất.
Về tính đạo đức trong truyền thông Phật giáo: Phật giáo tôn trọng luật nhân quả, lý nhân duyên nên trong mọi hoạt động cũng như trong truyền thông Phật giáo cần đặc biệt tôn trọng tính đạo đức như tôn trọng và trung thực với những gì cần truyền thông, Truyền thông vì mục đích tốt đẹp, truyền thông không vì mục đích cá nhân tầm thường, thuấn nhuần tu tưởng đạo đức: cần, kiệm, liêm, chính trong truyền thông Phật giáo.
Đặc điểm về truyền thông Phật giáo hiện nay: Phật giáo là một phần của xã hội, truyền thông Phật giáo không nằm ngoài các quy định của pháp luật về truyền thông chung, bởi vậy truyền thông Phật giáo cũng phải chấp hành và thực hiện đúng pháp luật về truyền thông. Ngoài ra còn phải thực hiện giới luật của Phật giáo trong truyền thông: nếp sinh hoạt, ngôn ngữ thể hiện, giờ giấc thực hiện, giới cần biết để tránh phạm giới…..
Đặc thù truyền thông Phật giáo bao gồm Truyền thông của Phật giáo cho xã hội và cho người có đạo. Truyền thông Phật giáo lưu ý tính đạo trong truyền thông, truyền thông có đức và có trí bằng tâm đức và trí tuệ của mình phản ánh thông tin chính xác và có lựa chọn.
Truyền thông có tính trí tuệ và khoa học của truyền thông Phật giáo về tính trung thực phản ánh đúng sự thật là yêu cầu đồng thời là mục đích của truyền thông. Với truyền thông Phật giáo đó còn là niềm tin, là giữ giới luật. Về tính khoa học: truyền thông mang ý nghĩa tâm linh và khoa học. Truyền thông trung thực nhưng cần có sự lựa chọn truyền thông những gì vì hạnh phúc con người, phục vụ hạnh phúc con người. Phật giáo với triết lý từ bi trí tuệ bởi vậy nên trong truyền thông Phật giáo luôn quán triệt tu tưởng khoan dung, từ bi gắn liền với trí tuệ.
Truyền thông Phật giáo hiện nay rất phong phú, rộng khắp và kịp thời đang đóng góp phần tích cực và giải quyết nhiều vấn đề xã hội. Đội ngũ làm truyền thông Phật giáo ngày một chuyên nghiệp, đông đảo, ngoài ra lực lượng cộng tác viên truyền thông cũng lớn mạnh không ngừng nên thông tin về hoạt động Phật giáo được truyền đi rộng khắp, nhờ con người, nhờ thiết bị điện tử qua đài, tivi, mạng internet, điện thoại….
Qua lớp tập huấn truyền thông Phật giáo này Tiến sĩ Bùi Hữu Dược mong sao những người truyền thông Phật giáo được tiếp thêm kiến thức, kinh nghiệp và củng cố niềm tin, truyền trao tâm tốt cho nhau để ứng xử, nói, viết đúng với nghĩa truyền thông Phật giáo.
Cuối buổi giảng Tiến sĩ Bùi Hữu Dược đã có buổi thảo luận cùng với chư tôn đức và các thành viên trong ban TTTT T.Ư về nghiệp vụ truyền thông trong toàn quốc, các thành viên đã chia sẻ trao đổi tâm tư nguyện vọng về truyền thông Giáo hội trong quá trình hoạt động.
Cẩm Vân