Thiền viện Trúc Lâm An Giang được khởi công xây dựng từ tháng 11/2017 tại ấp Đông Sơn 1, thị trấn Núi Sập, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang, và được Giáo hội Phật giáo Việt Nam, thiền phái Trúc Lâm Yên Tử tổ chức lễ khánh thành ngày 8/5/2022.
Thiền viện được xây dựng trên diện tích gần 15 ha, với 18 hạng mục công trình mang sắc thái đậm nét phong cách của Phật Giáo Việt Nam. Tổng kinh phí xây dựng hơn 200 tỷ đồng, từ nguồn vận động xã hội hóa.
Vẻ đẹp của thiền viện Trúc lâm An Giang được du khách ví như “Vịnh Hạ Long” giữa vùng Bảy Núi.
Nên đến Thiền viện Trúc Lâm An Giang vào thời gian nào?
Mỗi mùa An Giang đều có một vẻ đẹp riêng. Tuy nhiên, bạn nên đến thiền viện Trúc Lâm An Giang vào khoảng từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, vì thời điểm này có thời tiết vô cùng thuận lợi cho hành trình khám phá, du ngoạn.
Ngoài ra, nếu muốn có cơ hội hòa mình vào các Lễ hội An Giang, bạn hãy đến đây vào tháng 4 và tháng 8 Âm lịch.
Thiền viện Trúc Lâm An Giang có gì?
Thiền viện Trúc Lâm An Giang được xây theo lối kiến trúc Phật giáo giao thoa với nét kiến trúc đặc trưng của các triều đại Việt Nvm.
Mang lối kiến trúc truyền thống của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, thiền viện Trúc Lâm An Giang chia thành khu nội viện và ngoại viện.
Khu nội viện được xây dựng trên núi với diện tích khoảng 7ha, bao gồm thiền đường, tăng đường… Trong đó, nổi bật là ngôi bảo tháp 13 tầng và tượng đài Bồ Tát Quan Âm cao 63m.
Khu ngoại viện được xây dựng trên phần đất liền với diện tích 4ha. Gồm các hạng mục chánh điện, nhà tổ, hội trường, thiền đường, lầu chuông, cổng tam quan,…
Cổng tam quan
Cổng tam quan của thiền viện Trúc Lâm An Giang mang đậm nét kiến trúc cổ xưa, uy quyền mà tao nhã, là địa điểm check-in chắc chắn du khách không thể bỏ qua.
Hồ cá chép-cá trê
Từ cổng chính đi vào, bạn sẽ bắt gặp được ngay hình ảnh đầu tiên là một khoảng ao rộng. Bên trong ao có trồng sen, không chỉ làm tôn lên vẻ đẹp thanh tịnh. Mà còn tạo nên địa điểm chụp ảnh yêu thích của nhiều bạn trẻ khi ghé thăm thiền viện.
Khi đến đây du khách tới An Giang có thể mang cá chép đến hồ thực hiện nghi lễ phóng sanh để tránh khỏi việc bị người dân xung quanh bắt giữ. Đồng thời, tại khu vực hồ cá chép, du khách cũng có thể mua thức ăn để cho cá ăn và ngồi ngắm nhìn chúng.
Lầu chuông-lầu trống
Công trình này được thiết kế vừa nguy nga theo lối kiến trúc công trình phục hưng vừa đậm nét dấu ấn của chùa chiền Việt Nam. Công tình tạo nên nét kiến trúc tâm linh thu hút du khách bốn phương thập hướng. Hai lầu chuông trống đối xứng nhau bề thế và uy nghi góp phần làm tăng vẻ đồ sộ, lộng lẫy của thiền viện Trúc Lâm.
Trong khuôn viên lầu trống, chiếc trống được đựng trên giá gỗ chắc chắn. tang biểu tượng quần tụ và uy danh của Phật hội. Trong khi đó, trong lầu chuông có chiếc chuông đồng có đường kính 1,4m, cao 2m.
Chánh điện
Khu vực chính đường rộng lớn khang trang với kiến trúc mái vòm và là niềm tự hào của người dân địa phương An Giang. Vào ngày Chủ nhật của tuần thứ ba mỗi tháng, thiền viện Trúc Lâm An Giang đều tổ chức sinh hoạt đạo tràng với khá đông phật tử gần xa tham dự. Gồm nhiều hoạt động như tụng kinh, sám hối, nghe giảng pháp, ngồi thiền.
Không chỉ là điểm đến của tăng ni, Phật tử, là nơi sinh hoạt tín ngưỡng của người dân trong vùng, cảnh đẹp của thiền viện Trúc Lâm An Giang còn thu hút nhiều người đến tham quan, chụp ảnh. Nhiều góc ảnh đẹp đến từ hồ sen, thiền viện, cổng tam quan… sẽ khiến bạn hài lòng.
Thiền viện Trúc Lâm An Giang sở hữu bức tiên cảnh giữa chốn trần gian. Nơi đây có bốn bề là non nước, mây trời hòa quyện tạo thành một bức tranh đầy màu sắc. Xung quanh thiền viện là một không gian xanh mát, gần gũi thiên nhiên giúp bạn xua tan đi mọi lo âu, mệt nhọc trong cuộc sống./.