Từ thành phố Phủ Lý rẽ vào quốc lộ 21, đi cầu Quế khoảng hơn 1km, có mặt tại chùa Bà Đanh ở thôn Đanh (xã Ngọc Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam) vào một buổi chiều cuối thu, ngôi chùa u tịch dần hiện ra phía sau những rặng cây to. Đi qua những con đường nhỏ dẫn lát đá dẫn vào khu vực chính của ngôi chùa Bà Đanh, một không gian đẹp và nên thơ hiện ra trước mắt chúng tôi, tuy nhiên trái ngược hoàn toàn với nó là vẻ vắng lặng đến ghê người của ngôi chùa cổ kính này trong những ngày cuối thu khí trời trở lạnh…
Con đường dẫn vào trong chùa Bà Đanh
Chùa Bà Đanh gồm nhiều công trình như: nhà bái đường, nhà thượng điện, nhà rung đường, phủ thờ Mẫu, nhà tổ… Trên các cột và vì kèo chạm khắc tinh vi theo đề tài “Ngũ phúc”, “Tứ linh”, “Tùng mã”, “Mai điểu”…
Để lý giải về hiện tượng vắng vẻ của ngôi chùa, nhiều người ở đây cho rằng: Vì đây là ngôi chùa linh thiêng với lịch sử hình thành khá phức tạp, nên khách thập phương sợ nếu thất lễ sẽ dễ bị trừng phạt, vì lý do này mà ít người dám đến gần ngôi chùa. Ngay cả PV khi xin phép vào chụp hình người bảo vệ còn cho biết “Cẩn thận kẻo làm trái ý ngài, đưa ngài đi xa thì bị quở phạt…”
Tuy nhiên, có người lại cho rằng chùa ở xa khu dân cư, cách trở núi sông, giao thông không thuận tiện nên ít người lui tới. Chính cái sự tích với những câu chuyện kỳ dị và những đồn đại trong dân gian với sự linh thiêng và có nhiều bí ẩn, nên cho đến nay ngôi chùa vẫn mang trong mình nhiều bí ẩn cùng câu nói quen thuộc “vắng tanh như chùa Bà Đanh”
Những hình ảnh được Phóng viên ghi lại tại chùa Bà Đanh:
Cầu treo Cấm Sơn vào Chùa Bà Đanh
Các con đường trong chùa tuyệt nhiên không một bóng người
Khu vực cổng phụ cửa vẫn mở song không có người tham quan, khung cảnh đìu hiu
Khu cửa chính điện và những gian thờ các cửa luôn đóng ”im ỉm”
Khuôn viên bên trong chùa cũng ”lặng lẽ như tờ”
Bên trong gian thờ sạch bóng, song cũng không có ai ngoài một vài vị sư trông chùa
Khu vực đền thờ, cúng cũng lạnh trong màu thời gian
Núi Ngọc nhìn từ chùa