Trang chủ Blog chùa Thanh Hóa: ĐĐ. Pháp Như chia sẻ pháp thoại tại chùa Bái...

Thanh Hóa: ĐĐ. Pháp Như chia sẻ pháp thoại tại chùa Bái Chăm

56

Đại Đức giảng sư đã nhắc lại những lời dạy của Cha Visaka, trong ngày Visakha xuất giá về nhà chồng, Dhanancaya, cha của Visakha đã kêu nàng lại nhắn nhủ con gái mấy điều về cách cư xử và ăn ở bên phía nhà chồng:

1.Không đem lửa trong nhà ra ngoài ngõ: Không nên nói xấu chồng và cha mẹ chồng với người ngoài. Cũng không nên đem chuyện xấu bên nhà chồng thuật lại cho người ngoài.

2. Không đem lửa bên ngoài vào nhà: Không nên ngồi lê đôi mách, nghe ngóng những chuyện xấu của người ngoài rồi đem về nhà bàn tán.

3. Chỉ cho đến những người biết cho: Đồ trong nhà chỉ nên đưa cho những người nào mượn rồi trả lại.

4. Không cho đến những người không biết cho:Không nên đưa cho những người mượn đồ mà không trả lại.

5. Cho đến cả hai, những người biết cho và những người không biết cho: Phải giúp đỡ thân bằng quyến thuộc nghèo khó, dầu họ trả lại được hay không.

6. Ngồi một cách an vui:Phải ngồi đúng chỗ thích nghi – khi thấy cha mẹ chồng đến phải đứng dậy.

7. Ăn một cách an vui:Trước khi ăn cơm phải coi có dọn đầy đủ cho cha mẹ chồng và chồng chưa. Cũng phải coi chừng xem người làm trong nhà có được chăm sóc đầy đủ không.

8. Ngủ một cách an vui:Trước khi đi ngủ phải quan sát nhà cửa, ghế bàn, cửa đóng then gài cẩn thận. Xem coi những người giúp việc trong nhà có làm đủ bổn phận của họ chưa và cha mẹ chồng đã đi ngủ chưa. Thế thường, người nội trợ phải thức khuya dậy sớm, và trừ khi đau ốm, không nên ngủ ngày.

9. Coi chừng lửa:Phải xem chồng và cha mẹ chồng như lửa. Mỗi khi có việc với cha mẹ chồng và chồng phải hết sức thận trọng cũng như phải thận trọng khi làm việc với lửa.

10. Tôn trọng các vị Trời trong nhà:Cha mẹ chồng và chồng phải được tôn kính như những vị Trời trong nhà.

Thông qua đó Đại Đức đã chia sẻ: Xây dựng cuộc sống gia đình để tạo nên hạnh phúc trong mối quan hệ vợ chồng con cái là việc làm bình thường của cuộc sống con người. Ðức Phật không phủ nhận có hạnh phúc trong sự sống khi Ngài bảo sống là khổ đau. Trái lại, Ngài chấp nhận có những hình thái khác nhau về hạnh phúc, cả vật chất cũng như tinh thần, cho người thế tục cũng như cho người xuất thế. Trong kinhTăng chi bộ(Anguttara-nikàya) một trong năm tạng kinh nguyên thủy bằng tiếng Pali, chứa đựng những bài thuyết pháp của Đức Phật, có những bảng kê những hạnh phúc (sukkàni), như hạnh phúc của cuộc đời ẩn sĩ và hạnh phúc của cuộc sống gia đình, hạnh phúc của khoái lạc giác quan và hạnh phúc của sự từ bỏ thế tục, hạnh phúc của sự ràng buộc và hạnh phúc của sự giải thoát, hạnh phúc vật lý và hạnh phúc tâm linh v.v…

Không ai có quyền ngăn cấm hai người yêu nhau và cũng chẳng ai cấm họ kết hôn với nhau nếu họ không vi phạm các quy tắc chuẩn mực của đạo đức. Đức Phật cũng vậy, Ngài không bao giờ cấm các hàng đệ tử cư sĩ kết hôn với nhau nhưng phải sống với nhau theo các nguyên tắc đạo đức xã hội thì sẽ có được sự hạnh phúc. Để có được hạnh phúc trong hôn nhân, trong cuộc sống gia đình, thì cả người vợ và người chồng phải yêu thương nhau, phải có những điểm tương đồng với nhau thì như thế mới gọi là vợ chồng xứng đôi vừa lứa, là xứng đôi vợ chồng trong tinh thần của Phật giáo.

Ngày nay, chúng ta thấy một hiện trạng rất rõ là xã hội chúng ta xảy ra nhiều tình trạng hôn nhân bị vỡ đổ do tài sản bị thất bại, hoặc là do người bạn đời có xu hướng đi theo một người tình khác, hoặc là do thích ăn xài mà lại lười biếng lao động để tạo ra của cải, và đôi khi lại chính một nguyên nhân khác cũng hơi tế nhị là một trong hai người bị chứng bệnh vô sinh, không thể có khả năng sinh con. Bởi vậy, đời sống gia đình tuy bên ngoài là một túp lều lý tưởng rất lãng mạn nhưng chính những ai ở trong hoàn cảnh đó sẽ biết được những nỗi niềm lo âu tiềm ẩn ở bên trong.

Hạnh phúc hôn nhân do hai vợ chồng cùng nhau xây dựng và gìn giữ, không phải tự nhiên mà có, cũng không phải vì hạp tuổi hay không hạp tuổi. Biết bao nhiêu cặp vợ chồng, xem tuổi trước khi cưới rất hạp nhau từ cung,mạng v.v… nhưng rồi cũng ra tòa ly dị chỉ sau thời gian ngắn sống bên nhau.

Trong cuộc sống hôn nhân, tuy có muôn vàn cạm bẫy và khó khăn nhưng phải biết thương yêu lẫn nhau, tin tưởng lẫn nhau, tôn trọng lẫn nhau và phải biết chia sẻ với nhau để cùng nhau khắc phục những sai khuyết trong cuộc sống. Đó là điều cần thiết đối với mọi cặp vợ chồng thiết lập mối quan hệ hôn nhân dựa trên tinh thần Phật giáo.

Xin chia sẻ một số hình ảnh đến quý độc giả:

chon 1 1Cổng vào chùa Bái Chăm đang xây dựngchon 1 2Cung nghinh giảng sưchon 1 4Niệm Phật cầu gia hộchon 2 2chon 1 6chon 2 1chon 2 3chon 2 4chon 2 5chon 2 6chon 2 7chon 2 8chon 2 9chon 2 10chon 2 11ĐĐ. Thích Pháp Nhưchon 3 1chon 3 2chon 3 3chon 3 4chon 3 5chon 3 6chon 4 1chon 4 2