Tại Sri Lanka, Phật giáo là quốc giáo. Người dân chuẩn bị cho lễ Phật đản (Vesak) từ sớm. Đường phố, nhà cửa được trang trí bằng cờ Phật giáo, lồng đèn có màu sắc rực rỡ. Ảnh: AFP
Theo kinh Phật, một vị hoàng tử Ấn Độ được sinh ra vào ngày rằm tháng 4 năm 624 trước công nguyên. Ngoài 30 tuổi, hoàng tử bắt đầu suy nghĩ về việc cứu độ cho dân chúng. Ngài giác ngộ, đắc đạo, tu hành, truyền đạo và trở thành Phật tổ. Ngày sinh của ngài được Phật tử trên thế giới tổ chức kỷ niệm hàng năm, gọi là lễ Phật đản và năm nay là năm 2558 theo Phật lịch. Ảnh: AFP
Những nơi công cộng ở Sri Lanka diễn ra nhiều chương trình lễ hội trong khuôn khổ Vesak. Dịp này, người dân tham gia tụng kinh và cầu nguyện, ăn chay, phóng sinh, năng bố thí và giúp đỡ người già, trẻ nhỏ. Ảnh: AFP
Hàng nghìn người Đài Loan tụ họp hôm 11/5 ở thành phố Đài Bắc để chào mừng sinh nhật của Đức Phật. Ảnh: AFP
Các Phật tử ăn mặc chỉnh tề, xếp hàng ngay ngắn, thực hiện nghi lễ. Phật Đản là sự kiện mang tính quốc tế và được coi là ngày lễ lớn tại nhiều nước như Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc, Sri Lanka, Malaysia, Singapore…Ảnh: AFP
Các nhà sư thực hiện nghi lễ “ba bước một lạy”, cứ đi ba bước lại quỳ xuống; đầu gối, cùi chỏ, bàn tay và trán đều chạm đất. Ảnh: Reuters
Phật tử xếp nến đặt trong hoa sen thành hình chữ vạn, một biểu tượng tốt lành, trong buổi lễ mừng sinh nhật Đức Phật tại chùa Yufo ở Thượng Hải, Trung Quốc, hôm 6/5. Ảnh: Reuters
Phật tử múc nước tắm cho tượng Phật tại chùa Than Hsiang ở Penang, Malaysia trong ngày lễ Vesak. Ảnh: Malay Mail
Người cầu nguyện đứng dưới hàng trăm chiếc đèn lồng rực rỡ tại chùa Jogyesa ở Seoul, Hàn Quốc hôm 6/5. Ảnh: AFP
Đại lễ Phật đản năm nay diễn ra chưa đầy một tháng sau thảm họa chìm phà Sewol khiến hơn 300 người chết và mất tích. Người dân Hàn Quốc có nhiều hoạt động tưởng niệm các nạn nhân trước và trong lễ Vesak. Ảnh: Reuters
Người tưởng niệm thả hàng trăm chiếc đèn lồng lên trời cho các nạn nhân xấu số trong vụ đắm phà ở thành phố Daegu. Ảnh: Reuters