Trang chủ Tin tức Khai mạc trọng thể Đại lễ Phật Đản L.H.Q Vesak...

Khai mạc trọng thể Đại lễ Phật Đản L.H.Q Vesak 2014

172

Buổi lễ có sự hiện diện của HT. Thích Đức Nghiệp, phó Pháp chủ HĐCM, GHPGVN, HT. Thích Thiện Nhơn, Phó chủ thịch thường trực kiêm Tổng thư ký GHPGVN,HT. Thích Thanh Nhiễu – phó Chủ tịch TT HĐTS GHPGVN kiêm Chủ tịch Ủy ban Tổ chức Quốc tế Đị lễ Phật đản LHQ tại Việt Nam, HT. Thích Chơn Thiện, Phó Chủ tịch TT HĐTS GHPGVN, HT.Brahamapundit; Chủ tịch ICDV, Chư tôn đức Hòa thượng Phó Chủ tịch HĐTS GHPGVN, hơn 3500 đại biểu vào trong hội trương chính, trong đó có hơn 1100 đại biểu khách Quốc tế trên 95 quốc gia và hơn 2400 đại biểu trong nước gồm chư tôn đức giáo phẩm HĐCM, HĐTS, chư vị giáo phẩm tiêu biểu, đại diện các ban, ngành, viện Trung ương, BTS Phật giáo các tỉnh, thành phố; đại diện các cộng đồng, tổ chức thuộc GHPGVN ở nước ngoài; đại biểu khách mời và hàng trăm ngànTăng Ni, Phật tử thủ đô và các tỉnh thành đã đến dự.

Về phía lãnh đạo đảng, nhà nước có sự tham dự của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Chủ tịch UBTW MTTQVN Nguyễn Thiện Nhân, tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, Nguyên chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An, Thứ trưởng bộ nội vụ, Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ, GS. TS Phạm Dũng, các lãnh đạo đảng, nhà nước, nguyên thủ quốc gia các nước. Về phía đại biểu khách quốc tế có sự tham dự của Disanayaka Mudiyanselage Jayaratne, Thủ  tướng Sri Lanka, Pratibha Mehta, điều phối viên thường trú LHQ tại Việt Nam, Tiến sĩ Katherine Muller Marin, động đảo các vị Tăng thống, lãnh đạo Phật giáo các nước cùng tham dự.

8 giờ 40, tiểu ban Nghi lễ cung nghinh chư tôn giáo phẩm, lãnh đạo đảng, nhà nước, các đại sứ, đại biểu tiến vào Hội trường chính.

9 giờ, đoàn hợp xướng chào mừng quý đại biểu với nội dung hân hoan chào đón đức Phật ra đời và bay lên vì hòa bình thế giới.

Đại tướng Lê Hồng Anh, nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười, nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh,… đã gửi những lẵng hoa tươi thắm chào mừng đại lễ.

9 giờ 35 phút, HT. Thích Thanh Nhiễu Chủ tịch Ủy ban Tổ chức Quốc tế 2014 tại Việt Nam phát biểu khai mạc. Hòa thượng nhấn mạnh: “Có được ngày trọng đại hôm nay, trước hết được sự đồng thuận của Ủy ban Tổ chức Quốc tế ICDV, đứng đầu là Hòa thượng Brahmapandit và được khẳng định trong tuyên bố tại Bangkok – Thái Lan năm 2013, chấp thuận cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam đăng cai tổ chức Đại lễ Phật đản Liên Hiệp Quốc năm 2014 tại Việt Nam. Đây là một sự quan tâm đặc biệt của cộng đồng quốc tế đối với Giáo hội Phật giáo Việt Nam, trong trách nhiệm phát huy tinh thần Đạo Phật, Đạo của Từ bi, Trí tuệ và Hòa bình, tạo sự liên hữu trong ngôi nhà Phật giáo khắp 5 Châu mà Giáo hội Phật giáo Việt Nam là thành viên đã thể hiện tinh thần cao cả ấy trong cộng đồng Phật giáo thế giới và  khu vực trong thời kỳ hội nhập, phát triển toàn cầu”.


HT. Thích Thanh Nhiễu Chủ tịch Ủy ban Tổ chức Quốc tế 2014 tại Việt Nam phát biểu khai mạc ( Xem toàn văn khai mạc bấm vào link)

9 giờ 45 phút, Chủ tịch ủy ban tổ chức Quốc tế Thái Lan, HT. GS. TS Brahmapundit phát biểu chào mừng. Hòa thượng nhấn mạnh đến các vấn đề thiên niên kỷ mà Phật giáo Việt Nam cũng như Phật giáo trên toàn cầu cần đạt được để mang lại lợi ích cho loài người.


HT. GS. TS Brahmapundit phát biểu chào mừng

9 giờ 55 phút, HT. Thích Đức Nghiệp tuyên đọc thông điệp của đức Pháp chủ GHPGVN Thích Phổ Tuệ: “Muốn xây dựng một thế giới hòa bình, hạnh phúc, tự do, văn minh, sạch, xanh và đẹp, thì cộng đồng Phật giáo thế giới, trong đó có Giáo hội Phật giáo Việt Nam, phải mở rộng lòng từ bi, trí tuệ và dũng cảm, tham gia trực tiếp với Liên Hiệp Quốc, nhằm thực hiện cụ thể các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Liên Hiệp Quốc. Nói rõ hơn, Phật giáo có thể góp phần thực hiện sáu mục tiêu chính như sau: Xóa bỏ nghèo đói; Xóa bỏ bệnh tật; Xóa bỏ thất học; Xóa bỏ chiến tranh; Thực hiện bình đẳng giới tính và nâng cao vị thế của phụ nữ trong xã hội; và Thực hiện môi trường sinh thái sạch, xanh, đẹp và văn minh”.


HT. Thích Đức Nghiệp tuyên đọc thông điệp của đức Pháp chủ GHPGVN Thích Phổ Tuệ

10 gờ 05 phút, HT. Thích Chơn Thiện tuyên đọc diễn văn chào mừng của Ban thường trực HĐTS GHPGVN: “Chúng ta kỷ niệm ngày Lễ Tam hợp – Đản sinh, Thành đạo, Nhập Niết bàn của Đức Phật vào ngày trăng tròn tháng 4 âm lịch, biểu thị một ý nghĩa viên mãn và phổ quát của các lĩnh vực: Từ bi, trí tuệ, hòa  bình, giáo dục, văn hóa, nhân bản của loài người mà Đức Phật đã để lại cho chúng ta và nhân loại hơn 25 thế kỷ qua. Cũng chính từ lẽ đó, Đức Phật không những chỉ là một đấng giáo chủ sáng lập Đạo Phật mà còn là một nhà giáo dục, văn hóa, hòa bình, đạo đức, xã hội và Đạo Phật là Đạo Từ bi, Trí tuệ, Hòa bình và Văn hóa văn minh của nhân loại. Do đó, Liên Hiệp Quốc công nhận ngày Vesak, là ngày Lễ hội Tôn giáo quốc tế, mang đậm màu sắc lễ hội văn hóa, đạo đức, hòa bình của nhân loại”.


HT. Thích Chơn Thiện tuyên đọc diễn văn chào mừng của Ban thường trực HĐTS GHPGVN ( Xem toàn văn bài phát biểu, bấm vào link)

10 giờ 15 phút, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng phát biểu chào mừng. Ông cho rằng; Đại lễ tổ chức nhằm tôn vinh những giá trị sâu sắc của đức Phật Thích Ca Mâu Ni về tinh thần bình dẳng, hòa ái, tương thân… đã có trên 2500 năm trước. Qua đại lễ này, chúng tôi hy vọng sẽ thắt chặt tình đoàn kết hữu nghị trên toàn thế giới, đẩy lùi nghèo đói, khổ đau, đưa con người đến cộc sống an vui hạnh phúc. Đại lễ Phật đản LHQ được tổ chức lần thứ hai tại Việt Nam, một tôn giáo luôn đồng hành cùng dân tộc, hòa hợp giữa đạo và đời, hướng dẫn con người đến chô hoàn thiện nhất. Hy vọng đại lễ này một lần nữa tổ chức thành công trên đất nước của chúng tôi.


Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng phát biểu chào mừng

10 giờ 20 phút, bà Pratibha Mehta, điều phối viên thường trú LHQ tại Việt Nam đại diện Tổng thư LHQ Ban Ki Moon đọc thông điệp Phật đản: “Tôi đặc biệt hoan nghênh chủ đề của Đại lễ Vesak lần này tại Việt Nam và mong muốn quý vị trong việc khám phá những quan điểm Phật giáo nhằm đạt được các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ. Vì những lời dạy của Đức Phật có giá trị vĩnh cửu, nên trong thời đại ngày nay quan điểm Phật giáo vẫn có giá trị khi chúng ta thúc đẩy nỗ lực để đạt được các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ và đưa thế giới vào một con đường phát triển công bằng và bền vững hơn”.


Bà Pratibha Mehta đại diện Tổng thư LHQ Ban Ki Moon đọc thông điệp Phật đản

10 giờ 30 phút, Tiến sĩ Katherine Muller Marin thay mặt Tổng Giám đốc UNESCO H.E. Irina Bokova tuyên đọc thông điệp Phật đản: “Hôm nay, chúng ta tôn vinh ngày đản sinh, thành đạo và nhập niết bàn của Đức Phật bằng việc suy ngẫm về những lời Đức Phật dạy về lòng nhân ái, sự thấu hiểu, nhẫn nại và sự hài hòa, và nhấn mạnh rằng mỗi con người tồn tại trong bối cảnh của một sự kết nối bao gồm không chỉ những con người mà cả mọi chúng sinh trong thế giới tự nhiên”.


Tiến sĩ Katherine Muller Marin thay mặt Tổng Giám đốc UNESCO H.E. Irina Bokova tuyên đọc thông điệp Phật đản

Liên tục được tuyên đọc là các thông điệp của Tăng vương Tep Vong Phật giáo Campuchia, thông điệp của Chủ tịch Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc, thông điệp của Hội liên hữu Phật giáo Lào. Đặc biệt là bài phát biểu của Thủ tướng Sri Lanka, HE.D.M Jayaratne, Thông điệp của đức Tổng thống cộng hòa Ấn Độ, Quốc vương Tooro.


Tăng vương Tep Vong Phật giáo Campuchia


Chủ tịch Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc


Thủ tướng Sri Lanka phát biểu


Hội liên hữu Phật giáo Lào đọc thông điệp Phật đản


Quốc vương Tooro phát biểu

Bà đại sứ quán Ấn độ tại VN đọc thông điệp Phật đản của Tổng thống Ấn Độ

11 giờ 25 phút, nghi thức tắm Phật được thực hiện ngay sau đó tại sân điện chính Thích Ca. Chư tôn đức giáo phẩm lãnh đạo Giáo hội, các vị nguyên thủ Quốc gia, các cấp lãnh đạo đảng, nhà nước đã thực hiện nghi lễ tắm Phật theo truyền thống Văn hóa Phật giáo Việt Nam, những cánh chim bồ câu, nững quả bong bóng biểu trưng cho sự hòa bình, thịnh vượng được quý Ngài thả trên không trung, ước muốn dân tộc Việt Nam và Phật giáo Việt Nam mãi phồn vinh, phát triển, cầu nguyện thế giới hòa bình, người người sống trong ấm no hạnh phúc.

Phiên khai mạc Vesak 2014 đã kết thúc trong thành công rực rỡ, trong niềm hoan hỷ vô biên của tất cả người tham dự. Theo BTC, chương trình sẽ được tiếp tục vào lúc 13 giờ 30 chiều cùng ngày, bao gồm các nội dung như nghi lễ Tam bảo do Phật giáo Sri Lanka và Tibetan Chanting thực hiện. Sau đó là phần thuyết trình của HT. Thích Đức Nghiệp, phát biểu đặc biệt của GS. TS Phạm Dũng, Thứ trưởng bộ nội vụ, Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ, phát biểu của Thứ trưởng cục Tôn giáo Trung Quốc, thông điệp của Thủ tướng Australia, thông điệp của đức Tăng thống Thái Lan, Tăng thống Campuchia, thông điệp của Trưởng dòng truyền thừa Drukpa Gyalwang Drukpa, thông điệp của chủ tịch Liên minh Phật giáo Lào, Phật giáo Myanmar, Liên minh Phật giáo Ấn Độ, bài thuyết trình của GS. TS Damien Keown; “Vai trò của Phật giáo trong xây dựng hòa bình” và một số thông điệp của các tổ chức Phật giáo và đại sứ các nước.

Xin giới thiệu loạt ảnh mà phóng viên đã tác nghiệp trong phiên khai mạc sáng nay: