Chứng minh và tham dự có sự quang lâm của ĐĐ. Thích Tâm Đức – UV HĐTS – Trưởng BTS GHPGVN tỉnh Thanh Hóa, NS Thích Nữ Đàm Hòa, UV DK HĐTS, phó BTS GHPGVN tỉnh Thanh Hóa, Trưởng BTS GHPGVN huyện Vĩnh Lộc. Đại đức Thích Tánh Khả, UV TT BTS, Trưởng ban Văn Hóa GHPGVN Thanh Hóa. Cùng chư tôn đức TT BTS GHPGVN tỉnh, huyện Vĩnh Lộc, trụ trì các chùa trong tỉnh đồng tham dự.
Phía chính quyền có ông Trịnh Ngọc Dũng, tỉnh ủy viên, Bí thư huyện ủy Vĩnh Lộc. Bà Vũ Thị Hương – phó chủ tịch HĐND huyện ủy Vĩnh Lộc. Ông Hoàng Đình Nghị, chủ tịch UBND xã Vĩnh Hùng. Cùng đông đảo các vị lãnh đạo các ban ngành trong huyện, xã và hàng ngàn đồng bào nhân dân Phật tử tham dự.
Sau phát biểu khai mạc của Ông Hoàng Đình Nghị, chủ tịch UBND xã Vĩnh Hùng đã giới thiệu sơ nét về ý nghĩa lễ hội rước nước theo tinh thần nhà Phật. Nước là sự sống, nước là mạch nguồn của mọi vật. Cho nên nước là tượng trưng cho người mẹ. Tinh thần “uống nước nhớ nguồn” xuất phát trên quan điểm đó, để hướng mọi người luôn phải nhớ cội gốc của chính mình. Thứ nữa, nước chính là tên gọi của quê hương, của đất nước, của dân tộc. lễ hội rước nước nói lên tinh thần phải luôn tôn trọng yêu mến quê hương đất nước của mình. Có như thế thì xã hội mới phát triển, đất nước mới phồn vinh, dân tộc mới kiên cường.
Kế đó là phần đánh chuông trống chính thức khai lễ hội rước nước cổ truyền năm 2014 của Chùa Phủ Báo Ân.
Tại buổi lễ ĐĐ. Thích Tâm Đức đã ban đạo từ cho buổi lễ, Đại Đức ghi nhận sự nổ lực của ban tổ chức, tuy nhiên với truyền thống quý giá của lễ hội rước nước cổ truyền Chùa Phủ Báo Ân đã có từ lâu đời là niềm tự hào của đồng bào nhân bân Phật tử địa phương và du khách thập phương. Chính vì lẽ đó rất mong BTC, các cấp lãnh đạo cùng nhân dân Phật tử hãy cùng chung tay góp sức đóng góp, xây dựng quảng bá hình ảnh, văn hóa của lễ hội để những năm tiếp theo sẽ thật đông đúc, trang nghiêm, quy mô và ý nghĩa thiết thực đi vào lòng quần chúng đời thường và ý nghĩa tâm linh thật an lạc trong giáo lý nhà Phật. Góp phần vào đời sống văn hóa tâm linh cùa dân tộc giữ gìn nét văn hóa ngàn đời của tổ tiên.
Chư tôn đức và đại chúng thành kính dâng hương nguyện cầu quốc thái dân an và cử hành nghi thức rước nước. Ba hồi chuông trống bát nhã vang lên, Phật tử hai hàng trang nghiêm chắp tay niệm thánh hiệu Bồ tát Quan Âm, từng bước chân an lạc của chư tôn đức. cùng các đại biểu, nhân dân cùng nhau ra bến thuyền, Thuyền đầu là thuyền rồng lớn, tiếp đến là thuyền mẫu, thuyền các cô, các cậu, thuyền chỉ huy và thuyền giám sát việc lấy nước. Theo tiếng hò khoan, đoàn thuyền lượn vòng sông nước, qua ghềnh Trùng Trục, bãi đá Bàn, hòn đá Ngốc… rồi rước nước về dâng lên cúng Phật, Mẫu, cầu cho quốc thái dân an, mùa màng tốt tươi. ..
Lễ hội mang đậm nét văn hóa dân gian, nhớ về cội nguồn. Trong ngày lễ hội cũng diễn ra nhiều trò chơi dân gian như đánh bài điếm, cờ tướng.. Trước đó, tối ngày 27-2 năm Giáp Ngọ, đã diễn ra hội hoa đăng với sự chứng minh của chư tôn đức và tham dự của đông đảo nhân dân, phật tử thập phương.
Sau đây là một số hình ảnh ghi nhận được: