Nét đặc trưng nhất của chùa Dâu là tháp Hòa Phong. Tương truyền tháp do Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi dựng từ đời Trần. Xưa tháp cao 9 tầng nhưng nay chỉ còn lại 3 tầng dưới với chiều cao khoảng 17 m.
Tháp Hòa Phong hình vuông với chiều dài mỗi cạnh gần 7 m. Loại gạch xây tháp là gạch cỡ lớn được nung thủ công đến mức có màu sẫm như vại sành.
Trước mặt tháp có tượng một con cừu đá hình dáng rất đặc biệt.
Các nhà nghiên cứu nói rằng niên đại của con cừu đá này từ đời Hán.
Nó là dấu tích cổ xưa nhất còn sót lại trong ngôi chùa hơn ngàn tuổi này.
Bốn góc tường phía trong tháp Hòa Phong là 4 pho tượng Tứ Thiên vương.
Tứ Thiên vương theo truyền thuyết là những vị sống trên núi Tu-di với nhiệm vụ bảo vệ và hộ trì Phật pháp.
Phía trên treo một chiếc chuông và một chiếc khánh cổ. Chiếc khánh được đúc năm 1817.
Trên thượng điện của chùa có một pho tượng đặc biệt màu đồng hun. Đó là tượng nữ thần Pháp Vân (thuộc tứ pháp là: Vân, Vũ, Lôi, Điện).
Một pho tượng khác cũng đáng chú ý là tượng Thiền sư Tỳ Ni Đa Lưu Chi. Ngài là người đã mở ra dòng thiền đầu tiên ở Việt Nam vào thế kỷ 6.
Kiến trúc chùa Dâu tuân theo lối cổ truyền là “nội công ngoại quốc” với bốn dãy nhà liên thông hình chữ nhật bao quanh lấy 3 tòa chính là Tiền đường, Thiêu hương và Thượng điện nằm ngang.
Một góc tòa Thượng điện.
Hai bên tòa Thượng điện là hai dãy nhà thờ Thập bát La hán theo cách bài trí thường thấy ở các ngôi chùa.
Nét đặc biệt là các pho tượng La Hán này cũng như hầu hết các pho tượng trong chùa Dâu đều được đắp bằng giấy bồi và đất sét.
Nằm sau cùng chùa là vườn tháp, nơi lưu giữ hài cốt của các nhà sư tu hành tại chùa Dâu.