Surayud nói điều này trong cuộc gặp với Thủ tướng lâm thời Bhutan Lyonpo Kinzang Dorji of Bhutan, một Vương quốc Phật giáo xa xôi trên dãy Himalayas, nơi đã áp dụng thuật ngữ “Tổng hạnh phúc quốc dân” như một kim chỉ nam cho sự phát triển.
“Chúng ta cùng có chung quan tâm về phúc lợi của nhân dân trên phương diện trí tuệ, tinh thần, thể chất,” Surayud nói với các phóng viên.
“Chúng ta biết rằng sự tăng trưởng không chỉ được đo bằng con số và Tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Điều đó cũng phải được đo lường thông qua mức độ hạnh phúc của người dân,” ông nói thêm.
Bhutan xếp hạng gần đội sổ về mức độ phát triển trên thế giới, vì vậy quốc gia này đã đưa ra một chỉ tiêu độc đáo để đo lường quá trình phát triển là Tổng hạnh phúc quốc dân (GNH), xếp trên cả một chỉ tiêu phổ biến là Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
Chính sách được đưa ra bởi cựu Nhà vua Jigme Singye Wangchuck vào thập niên 1990 trước bối cảnh tăng trưởng kinh tế chậm chạp như một nỗ lực phản ánh chất lượng sống không chỉ dựa trên đồng tiền.
“Chính phủ Bhutan đang phát triển các tiêu thức của chỉ tiêu GNH và kết hợp thành các chính sách cụ thể,” Thủ tướng lâm thời Bhutan cho biết, và nói thêm: “Các con số không thể đo được cảm xúc của con người.”
Tư tưởng phát triển này được đưa vào dự thảo Hiến pháp của Bhutan, dự kiến sẽ được thông qua sau một cuộc trưng cầu dân ý toàn quốc. Đây là một phần trong việc chuyển đổi mang tính lịch sử sang thể chế dân chủ nghị viện.
Một nghiên cứu gần đây do Trung tâm nghiên cứu Bhutan cho biết, khoảng 68% trong gần 700.000 dân ở đây cảm thấy hạnh phúc.
Một quan chức của Ngân hàng thế giới tuần trước nói với tờ báo nhà nước của Bhutan rằng các nước khác cũng nên xúc tiến chỉ tiêu Tổng hạnh phúc quốc dân để đánh giá phúc lợi của người dân.