Có 45 đại biểu thuộc khu vực Bắc Mỹ và gần 800 thí sinh – tuyển thủ tham gia tập hợp lại với nhau, cộng với hàng nghìn người yêu thích Văn hóa Thiếu Lâm, đam mê võ thuật Trung Hoa, đến từ khắp nơi trên thế giới để xem và cổ vũ, làm cho bầu không khí náo nhiệt, sống động nhưng yên bình phủ trùm cả trung tâm hội nghị.
Bắt đầu nghi thức khai mạc, Pháp sư Vĩnh Tín – Phương trượng chùa Thiếu Lâm Tung Sơn, TQ, dẫn đầu hai hàng đại chúng tiến dần vào Hội trường trong tràng vỗ tay như sấm. Quan khách đến tham dự lễ khai mạc: Ông Leland Yee – Tham Nghị viên California; ông John Chiang – Kiểm soát viên California… các Nghị viên California và hàng nghìn đệ tử Thiếu Lâm, cùng thập phương thiện tín – những người đam mê văn hóa Thiếu Lâm đến tham dự
Ông Leland Yee đại diện cho Chính phủ California, Los Angeles nhiệt liệt hoan nghinh Đoàn đại biểu Văn hóa Thiếu Lâm, chào mừng hoạt động Lễ hội Văn hóa Thiếu Lâm. Một lần nữa ông đề cập đến, chùa Thiếu Lâm không chỉ có công phu Thiếu Lâm, mà còn có nền văn hóa rộng lớn. Nền văn hóa này có một vai trò quan trọng là chỉ đạo, nâng cao mức độ tinh thần đối với nhân loại.
Pháp sư Vĩnh Tín giới thiệu về nền văn hóa Thiền tông, Võ thuật, Y dược của chùa Thiếu Lâm, cũng như bày tỏ lòng chân thành biết ơn mọi người đã tham gia và tích cực hỗ trợ cách đây vài ngày tại Đại học Harvard, trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York và những nơi khác.
“Lễ hội văn hoá Thiếu Lâm, hình thức này trước đây có hiệu quả rất tốt ở châu Âu, Austria, Đức, năm nay cũng đã được phản ứng tốt ở Bắc Mỹ. Chúng tôi dự định sẽ tiếp tục triển khai hoạt động như thế này mỗi năm một lần tại các khu vực Nam Mỹ, Bắc Mỹ, châu Âu…, để làm sân chơi và xây dựng một nền tảng truyền thông giao lưu cho đệ tử Thiếu Lâm. Thông qua các hoạt động, rất nhiều người cũng có thể kết duyên với chùa Thiếu Lâm, có thể đến chùa Thiếu Lâm để tìm hiểu và nghiên cứu về văn hóa Thiếu Lâm, để truyền bá văn hóa Thiếu Lâm, hoằng dương văn hóa truyền thống Trung Quốc”. Pháp sư Vĩnh Tín nói.
Pháp sư cũng giải thích về nguồn gốc của nền văn hóa Thiếu Lâm, bao gồm lịch sử chùa Thiếu Lâm, sự phát triển và truyền thống của Thiền, Võ, Y Thiếu Lâm, cũng như những nỗ lực khác nhau trong những năm gần đây. Pháp sư Vĩnh Tín nhấn mạnh, thông qua đời sống tu hành, mục tiêu cuối cùng của nó nhất định có thể đạt được, tức là phải thanh tịnh, trí tuệ, giải thoát và tự tại. “Người Trung Quốc có câu nói được lưu truyền: Trăm nghe không bằng một thấy, tôi nói nhiều như thế, chi bằng mọi người hãy đến chùa Thiếu Lâm, nhận thức Thiếu Lâm, hiểu rõ Thiếu Lâm, thể hội đời sống tu hành của Tăng chúng Thiếu Lâm…” Thông qua kinh nghiệm tu luyện tinh thần của chư tăng, quý vị sẽ thể hội được cảnh giới giải thoát mà nó đã mang đến cho chúng ta.
Sau khi kết thúc phần nghi lễ, “Đại hội thử nghiệm công phu Thiếu Lâm” bắt đầu long trọng khai mạc, hơn 700 tuyển thủ được chia thành 12 tổ: Tổ nhi đồng, tổ thanh thiếu niên, tổ thành niên…, mỗi tổ có ba trọng tài tiến hành chấm điểm trực tiếp, và kịp thời ghi điểm thống kê tại chỗ. Ngoài công phu Thiếu Lâm, còn có Thái Cực Quyền, võ thuật Hoa kỳ Taekwondo, Karatedo, do các đoàn đội tham gia, có thể nói là “Võ Lâm Thạnh Hội” của Hoa Kỳ. Tất cả các khoa mục thi đấu đều phê bình đánh giá chấm điểm tại hiện trường, đẳng cấp bình điểm được yêu cầu là: quy tắc động tác, phương pháp chính xác, phong cách nổi bật; sức lực thuận đạt, điểm chịu lực chuẩn xác, động tác nhịp nhàng; tiết tấu phù hợp, tinh thần tập trung, kỹ thuật nhuần nhuyễn, kết cấu nghiêm mật, sắp xếp hợp lý, nội dung phong phú…
Hoạt động lễ hội Văn hóa Thiếu Lâm đầu tiên tại Bắc Mỹ, đã được quảng đại quần chúng đánh giá tốt. Ông Diên Quang thuộc viện nghiên cứu công phu Thiếu Lâm Houston cho biết, sự kiện hoạt động này, khiến cho chúng ta cảm thấy, đối với đệ tử Thiếu Lâm ở nước ngoài mà nói, nó là một cơ hội giao lưu tìm hiểu hiếm có; đối với sự truyền bá và phát triển văn hóa Thiếu Lâm tại Hoa Kỳ, nó càng có ý nghĩa trọng đại. “Thật tuyệt vời, đệ tử Thiếu Lâm sao mà nhiều như thế này, huynh đệ Thiếu Lâm đông như thế này, lại cùng là sống chung với nhau, học hỏi và giao lưu với nhau, cơ hội thật hiếm có, ý nghĩa rất thù thắng, có thể gọi là thạnh hội giao lưu văn hóa”. Pháp sư Diên Xung đến từ Trung tâm Thiền Võ Canada nói.
Giáo sư Đỗ Duy Minh nói về một số ý tưởng của mình. Ông cho rằng văn hóa Trung Quốc là một nền văn hóa học tập, là văn hóa khoan dung, là văn hóa đối thoại, luôn chú trọng vào truyền thông. Mà văn hóa Thiếu Lâm lại là đặc trưng với các điểm nêu trên, có thể nói là một chủ nghĩa nhân văn của tinh thần, là để làm nổi bật nền văn hóa hòa bình, và nó là một nền văn hóa cộng sinh hài hòa của nền văn minh thế giới. Giáo sư Đỗ kêu gọi cộng đồng xã hội nên tôn trọng tôn giáo, xem trọng tôn giáo, nên thông qua hình thức đối thoại giữa các nền văn minh, để cho sự tu luyện tinh thần của chúng ta càng phong phú thêm; nên xem việc thiên hạ như nhà mình, khoan dung và tiếp nhận tất cả những lợi ích phát triển xã hội, văn hóa của tiến bộ văn minh nhân loại.
Thẩm Nghị viên Yee cũng chia sẻ cảm tưởng thực hành thiền tu Thiếu Lâm của ông. Bởi vì sau khi tiếp nhận nền văn hóa Thiếu lâm, đặc biệt là ảnh hưởng của thiền tu Thiếu Lâm, hằng ngày sau khi thức dậy vào mỗi buổi sáng, ông luôn kiên trì tĩnh tọa khoảng nửa giờ. Ông cho rằng hoạt động tĩnh tọa này giống như tham thiền tu hành, giúp nâng cao về mặt thân thể và tâm linh, có ích cho sức khỏe. Ông cũng kêu gọi những người trẻ tuổi cần phải luyện tập công phu Thiếu Lâm để thư giãn tinh thần, để giữ cho thân thể tráng kiện.
Ngày này, những hình ảnh thuộc di sản Thiếu Lâm cũng được trưng bày, triển lãm tại Trung tâm Hội nghị Los Angeles. Những hình ảnh thông qua các phương diện như: kiến trúc chùa Thiếu Lâm, khắc bia Thiếu Lâm, bích họa Thiếu Lâm, rừng tháp Thiếu Lâm, đời sống tu hành của chư Tăng Thiếu Lâm… di sản văn hóa Thiếu Lâm vô cùng trân quý và phong phú, được triển thị phản ánh một cách trực quan ba chiều, các du khách không ngừng đổ xô đến tham quan, thưởng lãm.
Trải qua ba ngày nỗ lực khẩn trương có trật tự, cũng đã kết thúc viên mãn hoạt động của trạm Los Angeles – trạm cuối cùng của hoạt động lễ hội Văn hóa Bắc Mỹ Thiếu Lâm. Trong thời gian này, có quá nhiều ký ức khó quên; Trong thời gian này, có quá nhiều hoa lửa của trí tuệ; Trong thời gian này, có quá nhiều sự thể ngộ cho việc tu hành… Với lòng tri ân và cảm ân vô tận, Pháp sư Vĩnh Tín hy vọng mọi người nếu có thời gian đến Thiếu Lâm tham quan, để cảm nhận và thể hội bề dày văn hóa nghìn năm Thiếu Lâm, cùng giao lưu với chư Tăng Thiếu Lâm, và cùng nêu cao bàn luận về đường lối tu hành của chính mình.