Trang chủ Quốc tế Trung Quốc: Khai mạc Lễ hội Văn hóa Di Lặc núi Tuyết...

Trung Quốc: Khai mạc Lễ hội Văn hóa Di Lặc núi Tuyết Đậu 2013

140

Quang lâm tham dự nghi thức khai mạc có Ban lãnh đạo thành phố Phụng Hóa, cùng các ban ngành đoàn thể, chư Đại đức cao tăng: Hòa thượng Di Tạng – Phương trượng chùa Tuyết Đậu; Hòa thượng Đạo Từ – Phương trượng Phổ Tế Thiền tự, núi Phổ Đà, Hội trưởng Danh dự Hiệp hội Phật giáo tỉnh Chiết Giang, Phó Hội trưởng HHPG TQ; Pháp sư Trạm Như – Phó Hội trưởng HHPG TQ…; ông Trương Lâm – Phó Tổng thư ký HHPG TQ; ông Đổng Bình – Giáo sư Đại học Chiết Giang, Hội trưởng Hội Nghiên cứu Đại sư Thái Hư.. cùng đông đảo nam nữ cư sĩ, các vị khách quý đến từ trong và ngoài nước tham dự.

Lễ hội Văn hóa Di Lặc lần này lấy “Từ hành thiên hạ, hòa lạc nhân gian” làm chủ đề. “Giản lược nhưng không giản đơn, ngắn gọn mà không mất đi tính đặc sắc”, lấy việc kiến lập Ngũ đại danh sơn Phật giáo Trung Quốc làm phương hướng.

Sau nghi thức khai mạc, lễ hội sẽ thông qua một loạt các hoạt động Phật giáo, cùng tôn trọng chia sẻ sự khoan dung, tự do trong tinh thần văn hóa Di Lặc: Thành lập Hội Nghiên cứu Đại sư Thái Hư”; Tọa đàm kỷ niệm 66 năm viên tịch của Đại sư Thái Hư; Hội nghị chuyên đề thảo luận Văn hóa Di Lặc và Tâm lý học nhân bản chủ nghĩa hai bờ eo biển; Trai tăng cầu phước “Vạn nhân bách tự”; Dấu chân của Hòa thượng Bố Đại; Hội thảo về sự phát triển của các thành phố sinh thái nhỏ với mô hình mới tại Khê Khẩu Trung Quốc; “hàng vạn thương gia đi vào hàng trăm khu vực Chiết Giang” (Phụng Hóa)…

Đại sư Thái Hư đã từng Trụ trì chùa Tuyết Đậu hơn 10 năm, và ngài cũng đã kiến lập nền móng tư tưởng Phật giáo của đời sống Phật giáo. Đồng thời, Ngài cùng với cố Hội Trưởng HHPG TQ Triệu Phác Sơ ghi chép kinh sách Phật giáo, bao gồm “Ngũ Đăng Hội Nguyên”, “Phật Học Từ Điển”, và xác nhận núi Tuyết Đậu Phụng Hóa là một trong năm ngọn núi Phật giáo nổi tiếng Trung Quốc (Nga Mi sơn – Tứ Xuyên, Cửu Hoa sơn – An Huy, Phổ Đà sơn – Chiết Giang, Ngũ Đài sơn – Sơn Tây và Tuyết Đậu – Phụng Hóa, Chiết Giang)..

Vào triều đại nhà Tống, chùa Tuyết Đậu đã từng được liệt vào một trong mười ngôi cổ sát Thiền Tông nổi tiếng. Từ năm 2008, xây dựng Đại Phật Di Lặc lộ thiên, Thành phố Phụng Hóa liên tục tổ chức lễ hội Văn hóa Di Lặc núi Tuyết Đậu, đã thành công trong năm năm liền, đã thể hiện tinh thần nhân văn và văn hóa địa phương một cách độc đáo, và cũng đã giành được nhiều giải thưởng đặc biệt trong các hoạt động lễ hội chúc mừng 30 năm mở cửa cải cách có sức ảnh hưởng nhất. “Truyền thuyết Hòa thượng Bố Đại” cũng đã được liệt vào danh lục di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

Cuối cùng, cử hành Pháp hội cầu nguyện “Hội Khải Long Hoa”, lấy Long Hoa Tam Hội làm kết cấu bài viết, phân biệt từ sự truyền thừa của Hòa thượng Bố Đại (Di Lặc) với Phật, tức là mối quan hệ của Phật với Long Hoa Tam Hội; sự truyền thừa Văn hóa Phật giáo chùa Tuyết Đậu tức là mối quan hệ của Tăng với Long Hoa Tam Hội; sự truyền bá từ Phật giáo nhân sinh đến Phật giáo nhân gian tức là tiến hành diễn dịch mối quan hệ giữa Pháp và Long Hoa Tam Hội, đào sâu vào nhân tố trọng yếu văn hóa Hòa thượng Bố Đại, Phụng Hóa, thông qua các tiết mục có tính nguyên tác của “Trường Thinh Văn Phật”, “Hoan Hỉ”, “Hành Giả”, “Ngũ Đăng Tán”… đem lễ nghi Phật giáo với sự kết hợp hoàn mỹ đưa vào trong biểu hiện nghệ thuật. Giải thích mối quan hệ Phụng Hóa – Thánh địa Phật Di Lặc và Lâm Tỳ Ni – quê hương của Phật Tổ; sự liên hệ của Phật Tổ và Phật tương lai…

Phụng Hóa là nơi ra đời, xuất gia, hoằng pháp, viên tịch và quy táng của Hòa thượng Bố Đại – hóa thân Bồ tát Di Lặc Phụng Hóa, Trung Quốc, cũng là Thánh địa ứng tích, Đạo tràng căn bản được cộng đồng Phật giáo công nhận, có sức ảnh hưởng tương đối lớn khắp trong và ngoài nước, được xưng tụng là nơi thành tựu nổi tiếng về các phương diện của “Di Lặc Thánh Địa”.

Hòa thượng Bố Đại – hóa thân Bồ tát Di Lặc, người ở thôn Trường Thinh, Phụng Hóa. Xuất gia, viên tịch, hoằng pháp đều tại Thiền tự Nhạc Lâm – thành phố Phụng Hóa, ngài thường đi giáo hóa, làm Phật sự tại chùa Tuyết Đậu. Nhân đây, chùa Nhạc Lâm và chùa Tuyết Đậu đều được gọi là “Di Lặc Ứng Tích Thánh Địa”.