Trang chủ Diễn đàn Sẽ chất vấn những vị có trách nhiệm của Phật giáo Việt...

Sẽ chất vấn những vị có trách nhiệm của Phật giáo Việt Nam

100

Tuy nhiên, kết quả thu được vẫn còn hạn chế. Nhiều đề xuất không được hồi âm, do đó, không hề biết đã được xem xét, đánh giá hay dở ra sao. Từ đó, cũng tất nhiên, không được áp dụng, thực hiện.

Do vậy, tôi vẫn lưu tâm tìm những phương thức khác để bổ sung, có thể mang lại nhiều kết quả hơn trong việc xây dựng ngôi nhà đạo pháp.

Hiện nay, phương thức chất vấn – trả lời chất vấn là một phương thức có tính thời sự, đang tỏ ra có hiệu quả trong việc giải quyết nhiều vấn đề, đang được triển khai rộng rãi trong không khí diễn đàn ở nhiều cấp, từ diễn đàn Quốc hội, Hội đồng Nhân dân các cấp đến diễn đàn báo chí, các trang mạng… Phương thức lấy đánh giá, bỏ phiếu cũng được thực hiện nhiều hơn, đa dạng về hình thức, nhất là nhờ các tiện ích của mạng internet, công chúng có thể chỉ cần bày tỏ việc đánh giá qua một cái nhấp chuột.

Vì vậy, chúng tôi thấy cần thiết bổ sung các phương thức chất vấn – trả lời chất vấn, tổ chức đánh giá từ đông đảo bạn đọc vào các bài viết của mình, mà trước hết, là phương thức chất vấn – trả lời chất vấn.

Phương thức phân tích, chứng minh, diễn giải đi đến đề xuất vẫn được sử dụng, nhưng sau đó bổ sung những bài nêu chất vấn tiếp theo, cũng như, nếu cần thiết thì tổ chức lấy đánh giá bằng trắc nghiệm. Tùy trường hợp, sẽ có thể đi thẳng vào bài chất vấn – trả lời chất vấn, lấy dạng hình thức này làm tâm điểm.

Nói chất vấn đi kèm với trả lời chất vấn, tức là hướng trả lời chất vấn từ hai phía sẽ được chú trọng. Như vậy, về phía tác giả bài viết, việc trả lời chất vấn của bạn đọc cũng sẽ được quan tâm nhiều hơn. Vì thế, rất mong bạn đọc nều nhiều ý kiến dưới dạng chất vấn, để tôi, tác giả bài viết trả lời chất vấn.

Trường hợp chất vấn không được trả lời hoặc trả lời không thỏa đáng, có thể sẽ tiến tới hình thức bài viết phê bình, phê phán đào sâu hơn, để thúc đẩy việc trả lời chất vấn.

Vì là chất vấn – trả lời chất vấn, nên trong bài viết của tôi sẽ nêu cụ thể đối tượng việc chất vấn. Đó có thể là cá nhân, tập thể, đơn vị…. Nhưng trong phạm vi Phật giáo Việt Nam, nói như thế không có nghĩa là chỉ nhằm vào giáo hội. Hướng đến chất vấn là mọi người, mọi tập thể có trách nhiệm. Đó có thể là tác giả một quyển sách Phật học, đạo diễn một chương trình ca nhạc Phật giáo, hay một đạo tràng, một câu lạc bộ thanh niên Phật tử chẳng hạn, không hẳn chỉ là một vị tu sĩ.

Chất vấn – trả lời chất vấn là một hoạt động bình thường trên truyền thông, thể hiện một sự giao lưu văn minh. Từ thời báo giấy, đây đã là một phương thức phổ biến. Nó đem lại lợi ích cho mọi phía: bên chất vấn, bên trả lời chất vấn, bạn đọc và cả xã hội.

Chất vấn – trả lời chất vấn làm tăng tính tương tác truyền thông, một thế mạnh của truyền thông hiện đại, đặc biệt là truyền thông qua trang web.

Nêu rõ tên cá nhân, tập thể, đơn vị… trong nêu chất vấn là một đặc thù của việc chất vấn. Nêu câu hỏi thì nhắm tới một người hay tập thể cụ thể, nêu câu hỏi để có câu trả lời, không thể chỉ nêu chung chung, phiếm chỉ rồi… để đó, bỏ qua, phó mặc. Nêu chất vấn cụ thể, trả lời chất vấn rõ ràng là trách nhiệm của người hỏi và người trả lời. Trong Phật giáo, chánh ngữ là một tiêu chuẩn quan trọng. Vì vậy, việc nêu chất vấn – trả lời chất vấn một cách cụ thể, rõ ràng, trách nhiệm tất nhiên là một yêu cầu quan trọng, theo tiêu chuẩn chánh ngữ.

Cụ thể, như vậy, không phải là chất vấn cá nhân, mà là vấn đề chánh ngữ (rõ ràng, xác định, đúng người, đúng đối tượng, không mập mờ, không gây hồ nghi, suy đoán sai lạc).

Vì thế, nếu không trả lời, để vấn đề chuyển sang bước phê phán, là trách nhiệm của người trả lời chất vấn. Ngược lại, người trả lời chất vấn có thể nêu lại câu hỏi với người chất vấn, chất vấn và trả lời chất vấn 2 chiều. Như vậy, sẽ rất thuận lợi trong việc giải quyết, làm sáng rõ vấn đề.

Chúng ta có thể hình dung quy trình như sau: Phân tích+chứng minh+đề xuất (có thể không có)->chất vấn->trả lời chất vấn->chất vấn trở lại->trả lời chất vấn…

Trốn tránh, từ chối trả lời chất vấn chắc chắn là không có lợi cho phía trả lời, cũng như không có lợi cho việc chung, mà trong phạm vi Phật giáo Việt Nam, đó là Phật sự.

Phật giáo nêu cao tinh thần tàm quý, biết hỗ thẹn. Chất vấn và trả lời chất vấn góp phần nâng cao tinh thần này. Biết tàm quý thì sẽ không ngần ngại trả lời chất vấn một cách trách nhiệm, tận tình, nhiệt thành, thỏa đáng, giải quyết được vấn đề.

Trong truyền thông, trốn tránh trả lời chất vấn là tự mình tạo một hình ảnh không đẹp cho chính mình trước công chúng truyền thông, nói lên sự bất lực, thiếu khả năng, mà có khi còn là không đứng đắn, sai trái của mình.

Sắp tới, chúng tôi sẽ thử nghiệm cấu trúc chất vấn ở một số bài viết, hướng tới những cá nhân, tập thể, đơn vị cụ thể.

Cũng kính đề nghị Ban Biên tập Trang tin hỗ trợ bố trí hình thức lấy ý kiến bạn đọc theo kiểu trắc nghiệm định lượng dưới bài viết khi có yêu cầu. Đây là thế mạnh của truyền thông trang web, thiết tưởng, cần được chú ý khai thác nhiều hơn nữa.

Mong rằng chất vấn – trả lời chất vấn, lấy ý kiến bạn đọc mang tính chất định lượng, thống kê rõ ràng cho từng vấn đề, nội dung cụ thể, sẽ tạo một bước phát triển mới trong truyền thông Phật giáo Việt Nam.

MT