Trang chủ Tin tức Hà Nội: Lễ hội truyền thống Chùa Thánh Chúa.

Hà Nội: Lễ hội truyền thống Chùa Thánh Chúa.

334

 Sáng ngày 15-2-2023 tức ngày 25 tháng giêng năm Quý Mão. Ban tổ chức lễ hội chùa Thánh Chúa – Phường Dịch Vọng Hậu – Quận Cầu Giấy tổ chức Lễ hội truyền thống Xuân Quý Mão – 2023 và kỷ niệm 34 năm đón bằng Di tích Lịch sử – Văn hóa.

Về dự lễ có Ni sư Thích Đàm Xuyên – Trụ trì chùa Thánh Chúa; Bà Lê Thị Thủy Ủy viên thường vụ – Trưởng ban tuyên giáo quận ủy; ông Lương Mậu Hùng – Quận ủy viên – Phó Chủ tịch HĐND quận; ông Nguyễn Minh Cường – Quận ủy viên – Trưởng phòng Văn hóa thông tin quận cùng các đại biểu các ban nghành của Quận Cầu Giấy – Phường Dịch Vọng Hậu – Phường Mai Dịch và hàng trăm nhân dân trong địa bàn P. Dịch Vọng Hậu và P. Mai Dịch cùng về dự.

Bà  Nguyễn Thị Nguyệt Ánh – Phó chủ tịch UBND phường Dịch Vọng Hậu lên đọc lời khai mạc lễ hội.

Ông Trương Văn An – Chủ tịch UBMTTQ phường Mai Dịch lên phát biểu về lễ hội và Thần sử chùa Thánh Chúa.

Chùa Thánh Chúa được xây dựng trước năm 1064 tại làng Hậu – Huyện Từ Liêm – Tp. Hà Nội, hiện nay chùa nằm trong khu vực trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Chùa là một hòn ngọc quý nằm giữa trung tâm văn hóa, là một di sản hiếm từ thời Lý, triều Lê. Lý Thánh Tông và Nguyên Phi Ỷ Lan thường đến chùa để nghiên cứu Phật pháp và nghỉ ngơi vãn cảnh.
Tương truyền, lúc bấy giờ vua Lý Thánh Tông xuân thì đã nhiều tuổi 40 mà chưa có con trai nối dõi, sai chi hậu nội nhân Nguyễn Bông làm lễ cầu tự ở chùa Thánh Chúa, sau đó Ỷ Lan phu nhân có mang, sinh Hoàng tử Càn Đức ( tức vua Lý Nhân Tông).
Nhân Tông Hoàng đế húy là Càn Đức con trưởng của Thánh Tông, mẹ nđẻ là Thái hậu Linh Nhân. Vua sinh ngày 25 tháng giêng năm Bính Ngọ, Long Chương Thiên Tử thứ nhất ( 1066). Nagyf hôm sau lập làm Hoàng Thái Tử. Khi Thánh Tông bang hà, Nhân Tông lên ngôi Hoàng Đế, ngài ở ngôi 55 năm( 1972 – 1127) thọ 61 tuổi( 1066 – 1127) bang ở điện Vĩnh Quang. Vua trán dô, mặt Rồng, tay dài quá gối, sang suốt thyaanf võ, trí tuệ, hiếu nhân, nước lớn sợ, nước nhỏ mến, thần giúp người theo, thông âm luật, chế ca nhạc, dân được giàu đông, mình dduwwocj thái bình, là vị vua giỏi của triều Lý.
Sau này chùa Thánh Chúa còn là nơi ẩn náu của vua Lê Thánh Tông lúc co0nf nhỏ. Đầu thế kỷ 15 Nghi Dân có tội với Triều đình, không được nối ngôi nên kết bè Đảng làm phản, đang đêm bắc thang vào thành Thăng Long đốt cung điện. Lê Thánh Tông lúc đó còn nhỏ, phải chạy lánh nạn đổi áo ở lẫn với Tăng tiểu tại chùa Thánh Chúa, sau đó được 2 bề tôi trung thành của triều đình là Nguyễn Xí và Đinh Liệt rước về. Vua hồi thành, nhớ những người có công phong tặng và cho trùng tu lại chùa. Thách Chúa tự là một trong số 100 ngôi chùa được Ỷ Lan Thái Phi tu sửa, nơi đâu Nguyên Phi và các vị vua nhà Lý thường lui tới để nghiên cứu Phật Pháp và nghỉ ngơi…
Vào những năm 30 của thế kỷ 17, một bộ phận nhân dân làng Hậu chuyển lên thành lập xã mai Dịch ( do cụ Nguyễn Khả Trạc lập ra). Từ đó đến nay chùa Thánh Chúa là ngôi chùa chung của 2 phường Dịch Vọng Hậu và Mai Dịch.
Nhân dân trong vùng còn lưu lại câu ca:
Mai Hậu cùng chung một ngôi chùa
Qua bao thé kỷ vẫn còn như xưa
Chùa chính bảy gian hai nhà tổ
Bảy mươi pho tượng mấy lần tô.

Bộ Văn hóa nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã có quyết định số 100/QĐ ngày 21/01/1989 công nhận chùa Thánh Chúa là Di tích Lịch sử Văn hóa. Từ đó đến nay chùa Thánh Chúa mở hội vào ngày 25 tháng giêng âm lịch hàng năm.

Một số hình ảnh ghi nhận được trong buổi khai mạc lễ hội.

Ni sư Thích Đàm Xuyên nhận hoa chúc mừng nhân dịp được Tấn phong lên Ni sư

Ni sư Thích Đàm Xuyên phát biểu

Phúc Thịnh