Động thái này xuất phát từ những khiếu nại của các tu sĩ tại đỉnh núi thiêng Wutai, phía bắc tỉnh Shanxi, nhưng cũng là hệ quả sau sự phản đối của những Phật tử Tây Tạng tại khu vực Tây Nam Trung Quốc, nơi có những mỏ khai thác kẽm và chất bán dẫn.
“Các vụ nổ để tìm quặng đã làm nứt tường, phá huỷ một số bức tranh tường”, Tân Hoa Xã trích lời Thầy Shi Renfa, Trụ trì Tu viện Manjusri trên núi Wutai.
“Tôi đã rất lo lắng chuyện tượng Phật và các tháp mộ bằng gốm có thể bị phá vỡ”
Đây là vùng quặng sắt có hàm lượng cao và có khoảng 10 mỏ khai thác đang hoạt động, bản tin cho biết.
Trung Quốc đang có nhu cầu cấp thiết về năng lượng, kim loại và các tài nguyên thiên nhiên khác để đáp ứng sự phát triển kinh tế nhanh chóng, tuy nhiên Đảng Cộng sản Trung Quốc cầm quyền cũng muốn duy trì sự ổn định xã hội.
Nước này cũng đang đặc biệt chú ý đến sự ổn định tại các vùng dân tộc thiểu số như thị trấn Bamei thuộc tỉnh Sichua, phía tây nam Trung Quốc. Tháng 6 vừa qua, tại đây hàng trăm người dân Tây Tạng đã phản đối việc khai thác núi Yala, đập phá thiết bị máy móc và tấn công thợ mỏ để cản trở công việc ở đây.
Bản tin cho biết quyết định cấm khai thác mỏ ở những vùng núi thiêng tại Sichuan là để đáp lại một bức thư chung trong tháng 6 của một nhóm tu sĩ ở Shanxi gửi tới Hội tôn giáo của Tỉnh.
Vào trung tuần tháng 8, chính quyền thành phố và tỉnh đã thông báo họ sẽ đóng cửa 3 mỏ trong khu vực núi Wutai và đình chỉ 7 mỏ gần đó, bản tin cho biết.
Chính phủ vẫn đang đánh giá việc bồi thường cho các công ty khai thác mỏ.