Trang chủ Blog chùa Quảng Ninh: Chùa Tiêu Dao Tổ Chức Đại Lễ Vu Lan Báo...

Quảng Ninh: Chùa Tiêu Dao Tổ Chức Đại Lễ Vu Lan Báo Hiếu

153

Với truyền thống tri ân và báo ân trọng trong ngày Vu Lan Báo Hiếu, truyền thống hài hòa một cách tốt đẹp, sâu sắc, với truyền thống đạo đức ngàn đời của dân tộc. Trên tinh thần cao cả ấy. Sáng nay 07 tháng 08 năm 2022 (nhằm ngày 10 tháng 07 năm Nhâm Dần), chùa Tiêu Dao long trọng tổ chức Đại Lễ Vu Lan – Báo Hiếu.

Tham dự buổi lễ có sự hiện diện của Đại Đức: Thích Tâm Tịnh – ủy viên Ban trị sự GHPGVN tỉnh Quảng Ninh – Trụ trì chùa Tiêu Dao cùng chư tôn đức Tăng trụ trì các chùa trong và ngoài tỉnh quang lâm chứng minh và tham dự buổi lễ.

Mở đầu chương trình là tiết mục “dâng lục cúng dường” của các em thanh thiếu niên Phật tử chùa Tiêu Dao, tiếp đến là phần đọc “ý nghĩa cài hoa hồng” do Phật tử Phương Loan trình bày. Và cuối cùng là phần “Dâng y” để cúng dườn g lên chư Tôn đức.

Đại Đức: Thích Tâm Tịnh đã đại diện chư Tôn đức ban đạo từ về “ý nghĩa ngày Vu Lan – Báo Hiếu” Đại đức chia sẻ: Trong tâm thức mỗi người dân Việt Nam, lễ Vu Lan từ lâu đã trở thành một ngày trọng đại, không thể thiếu được trong hệ thống các hoạt động văn hoá tâm linh nói chung, văn hoá Phật giáo nói riêng. Nghi thức “Bông hồng cài áo” trong lễ Vu Lan do Thiền sư Thích Nhất Hạnh đưa vào Việt Nam gần 60 năm trước nhằm tưởng nhớ công ơn sinh thành của cha mẹ.

Xuất phát từ truyền thuyết về Bồ tát Mục Kiền Liên đại hiếu đã cứu mẹ của mình ra khỏi kiếp ngạ quỷ, Vu Lan là ngày lễ hằng năm để tưởng nhớ công ơn dưỡng dục sinh thành của cha mẹ và tổ tiên cũng như những đóng góp to lớn của các anh hùng dân tộc, những người có công với đất nước. Ðồng thời, giúp chúng ta tiếp cận được những ý nghĩa giáo dục đầy nhân bản của văn hoá Phật giáo đó là “Từ, bi, hỷ, xả”, “vô ngã, vị tha”, “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây.

Trong dịp Lễ Vu Lan, người dân và bà con Phật tử ngoài việc lên chùa cài hoa hồng, tụng kinh cầu siêu, cúng dường trai tăng… còn thiết mâm lễ cúng cho những vong hồn chưa được siêu thoát (còn gọi là lễ xá tội vong nhân).

Nghi thức “Bông hồng cài áo” thường được tổ chức trong ngày lễ Vu Lan tại các ngôi chùa Việt Nam để tưởng nhớ những bà mẹ đã khuất và vinh danh những bà mẹ còn tại thế với con cháu. Trong nghi thức đó, các phật tử với 3 giỏ hoa hồng (màu đỏ và màu hồng và màu trắng) sẽ đến cài hoa lên áo từng người dự lễ.

Riêng hoa hồng màu vàng được phật tử cài lên ngực cho chư tăng khi tham dự lễ Vu Lan, tượng trưng cho sự tiếp nối, mừng ngày hoan hỷ sau ba tháng an cư.

Đối với các Thầy là chư Tôn đức đã lìa bỏ đời sống thế tục để sống cuộc sống của người xuất gia. Họ mượn thân tứ đại do cha mẹ sinh ra để “trên cầu giải thoát, dưới cứu độ chúng sinh”. Cứu cánh đạt đến sự giác ngộ là cách báo ân tuyệt diệu nhất vì báo hiếu cho cha mẹ hiện đời và cha mẹ ở nhiều đời khác. Thay vì cài bông hồng đỏ hoặc trắng để chỉ cho cha mẹ hiện tiền, việc đó rất là đúng, hợp với trời đất nhưng người tu sĩ còn có cha mẹ rộng hơn, lớn hơn, cao cả hơn. Đó là tất cả chúng sinh, vì thế cài bông hồng vàng để tỏ rõ lý tưởng cao quý này.

Theo đạo Phật, màu vàng là màu của giải thoát như Vô thượng phước điền y, màu của Đất. Trên đất, chúng ta có thể dẫm, đạp, cày xới hay làm bất cứ gì…đất vẫn trơ trơ, vì đất là sức sống, là nhẫn nhục, cưu mang tất cả, chấp nhận tất cả. Vì coi tất cả chúng sinh là cha mẹ, là quyến thuộc, họ hàng và quan trọng nhất là quả vị của những vị Phật tương lai. Màu vàng còn là màu của tuệ giác, tượng trưng cho sự buông bỏ, xả ly, không chấp thủ và thành tựu giải thoát. Do đó, trong ngày Vu Lan thắng hội nhưng với người tu sĩ là các Thầy là chư Tôn đức cũng muốn mượn màu sắc của hoa màu vàng để nói lên tinh thần đúng nghĩa của mùa Vu Lan là sự giải thoát. Đạo hiếu là nói đạo sống của con người. Dù là tôn giáo nào, ai ai cũng phải lấy hiếu đạo làm gốc.

Sau phần “Dâng Y” đại chúng vào khóa lễ “Sám Vu Lan” để hồi hướng cho cha mẹ quá vãng thì được sanh về miền Lạc Cảnh, cha mẹ hiện tại thì được tang long phước thọ. Và hồi hướng cho khắp giới chúng sanh đều trọn thành Phật đạo.

Sau đây là một số hình ảnh ghi nhận

CTD