Trang chủ Người thời nay Người sưu tầm, phổ biến bộ ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh...

Người sưu tầm, phổ biến bộ ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh với Phật giáo

89

Việc làm này đã được thực hiện cách đây đã hơn 20 năm, vào năm 1990, thời điểm chuẩn bị khánh thành Bảo tàng HCM.

Lẽ ra, đóng góp quan trọng này đã được ghi nhận trong bài phỏng vấn Nguyễn Thị Xuân Loan: nữ cư sĩ đầu tiên là Ủy viên Hội đồng Trị sự GHPGVN được đăng tải cách đây  chưa lâu. Tuy nhiên, do quý trọng đóng góp hiếm có của chị, nên chúng tôi định dành sự việc để viết thành một bài riêng. Nay nhân duyên đến, xin chuyển tải sự việc này đến quý bạn đọc.

Sưu tầm, tập hợp, nhân bản, quảng bá hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh xuất phát từ ý tưởng phát tâm và nỗ lực công đức của riêng cư sĩ Nguyễn Thị Xuân Loan, không phải từ chỉ đạo của lãnh đạo Giáo hội hay từ một cơ quan nào, đơn vị nào. Đây thật là điều đáng quý.

Cũng nhờ nhân duyên trong những năm đó, cư sĩ Diệu Nhân Nguyễn Thị Xuân Loan phụ trách công tác hình ảnh tư liệu cho lãnh đạo GHPGVN, và cũng nhờ vị trí đặc biệt của gia đình chị, một gia đình đã có công đóng góp hỗ trợ cho hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi người đến Thái Lan, chị đã tiếp cận được với trọn vẹn kho tư liệu phong phú của Bảo tàng HCM ngay trong thời gian Bảo tàng xây dựng, hoàn thiện và được sự giúp đỡ nhiệt tình từ Bảo tàng.

Đây là thuận lợi mà không phải cơ quan nào cũng có được và càng khó khăn hơn rất nhiều nếu chỉ là ý muốn của một cá nhân.

Chị viết trong bài “Một nhân duyên”, phần “Nhân duyên về bộ sưu tập ảnh Bác Hồ và Phật giáo”, bài đăng trên Trang Thiện Tâm, mục Văn hóa và đời sống như sau: “Do phúc duyên của gia đình và uy tín của các vị lão thành bạn của Ba tôi, tôi may mắn được các vị lãnh đạo Bảo tàng cho phép vào trong kho thư viện của bảo tàng tham quan, tôi biết việc vào kho tư liệu lúc này hết sức khó khăn và phức tạp …Bước vào phòng lưu trữ tư liệu, tôi thật choáng ngợp vời hàng ngàn chuyên đề sách, báo, tạp chí…viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh, có rất nhiều sách báo viết về Bác hoạt động tại Thái Lan, trong đó có tên tuổi của ông bà nội tôi, đặc biệt làm tôi quan tâm là kho phim ảnh của Bác nhiều tư liệu quí, được  sưu tầm, tiếp nhận từ các cơ quan, cá nhân ở trong và ngoài nước.  Hàng nghìn đơn vị tài liệu, hình ảnh, hiện vật được bổ sung vào trong kho  tư liệu , giúp cho việc nghiên cứu trưng bày, giới thiệu về cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng Hồ Chí Minh  đầy đủ, phong phú hơn. Theo thỉnh  cầu của tôi, các anh chị trong Bảo tàng đã hướng dẫn tôi đến kho tư liệu ảnh chuyên đề về Tôn giáo và dân tộc, tôi thật sự say mê và bị cuốn hút hoàn toàn, thật quý giá vô cùng khi tôi chiêm ngưỡng  tập ảnh tư liệu  Bác Hồ lễ Phật tại chùa Quán Sứ và một số ảnh Bác chụp cùng các vị Cố đại lão Hòa Thượng trong Giáo Hội Phật giáo ,(khổ ảnh rất nhỏ) .. tôi ao ước được lưu giữ tư liệu quý đó, các anh chi ban lãnh đạo bảo tàng và các bác bạn của Ba tôi tạo nhiều điều kiện giúp đỡ, cho nhóm kỹ thuật phiên bản  lại những ô phim đen trắng, (lúc đó chưa có kỹ thuật số ). Trong tâm trạng tôi lúc này là sự biết ơn vô hạn  vui mừng  như được trao tặng một phần thưởng  cao  quy.  Đâythật sự  là  duyên lành của  gia đình và Giáo hội đã để lại  riêng cho tôi được thừa hưởng tài sản thiêng liêng giá trị  không thể tính được bằng vật chất ».

Như vậy, cái quý không chỉ ở chỗ phát hiện được bản gốc ảnh, mà còn có điều kiện thuận lợi để nhân bản ảnh với điều kiện kỹ thuật tối ưu nhất thời bấy giờ, nhờ vậy, bộ sưu tập ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh với Phật giáo do chị thực hiện mới có thể có được mới có thể có được các bức phóng ảnh khổ lớn với chất lượng cao, phục vụ cho việc quảng bá, trưng bày. Ngày đó chưa có kỹ thuật số xử lý ảnh, nên kỹ thuật quang học là chuyên môn hẹp, nhờ có những chuyên gia lành nghề giúp đỡ thì bản rọi mới giữ được chất lượng và có giá trị cao.

Trong thuận lợi cũng vậy, chị đã phóng to ra rất nhiều bản ảnh rọi, đóng khung trang trọng, phổ biến quảng bá rộng rãi. Chị viết tiếp trong bài “Một nhân duyên”: “Nhiều  năm qua những hình ảnh của Bác  do tôi sưu tầm vẫn luôn  gây ấn tượng xúc động đối với chư tôn đức Hòa thượng,Thượng tọa, Đại đức tăng ni phật tử mỗi khi tôi cúng dường, món quà  lưu niệm đặc biệt này đã  theo chư tôn đức Hòa thượng trao  tặng  cho những nhân vật quan trọng đối với  Giáo hội Phật giáo  Việt nam khắp mọi nơi trong và ngoài nước. Chính từ nhân duyên đó  tôi  ngày càng trân trọng tư liệu ảnh  của Phật giáo tôi nghĩ đó cũng là công đức nhỏ bé  góp phần viết lên  lịch sử Phật giáo Việt Nam trong các thời kỳ vàng son“.

Có được bộ sưu tập ảnh quý là khó, càng khó hơn khi thực hiện được hoạt động truyền thông về bộ ảnh, tạo được ảnh hưởng của nó đối với số đông.

Đây là một đóng góp cho Phật giáo Việt Nam hiện đại. Không có nỗ lực của chị, Tăng Ni Phật tử Việt Nam cũng như một số đông công chúng truyền thông sẽ không được biết nhiều về những bức ảnh quý về Chủ tịch Hồ Chí Minh với Phật giáo Việt Nam.

Chắc chắn, việc suy cử cư sĩ Diệu Nhân Nguyễn Thị Xuân Loan vào Hội đồng Trị sự GHPGVN thể hiện sự ghi nhận đối với những đóng góp của chị cho Phật giáo Việt Nam, trong đó có nỗ lực sưu tầm, nhân bản, quảng bá những bức ảnh quý đề tài Chủ tịch Hồ Chí Minh với Phật giáo.

Điều chúng ta có thể học hỏi ở chị là thấy việc lợi ích cho Phật giáo thì phát tâm nỗ lực hết mình cho việc công đức, tự mình lo toan từ ý tưởng, kế hoạch đến thực hiện cụ thể, không chờ đợi phải có chỉ đạo, không ngại khó khăn, trở ngại. Làm việc phụng sự Đạo pháp ắt được gia hộ thành công. Đến chùa, thấy trưng bày ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh với Phật giáo khổ to, khung vàng trang trọng thì hiểu ngay đó là kết quả nỗ lực của cư sĩ Diệu Nhân Nguyễn Thị Xuân Loan.

Hiện nay, khi cư sĩ Diệu Nhân Nguyễn Thị Xuân Loan dành nhiều sự quan tâm hơn cho Phật sự Hướng dẫn Phật tử, thì hoạt động truyền thông hình ảnh của Giáo hội sẽ có thể có sự khiếm khuyết nhất định. Đóng góp đắc lực của một cư sĩ công quả 30 năm trên lãnh vực này không có được như trước nữa. Sẽ còn chăng sự lưu tâm sưu tầm và ra công quảng bá những bức ảnh quý như thế đến Tăng Ni Phật tử và công chúng rộng rãi?

Mong Ban Truyền thông GHPGVN mới được thành lập xem nỗ lực của cư sĩ Diệu Nhân Nguyễn Thị Xuân Loan được nói ở trên như là một hoạt động truyền  thông đã có truyền thống của Giáo hội, đã có được những kết quả ban đầu tốt đẹp, được chư liệt vị tôn đức phối hợp thực hiện qua việc “trao tặng” và cần thiết nên được mở rộng, phát triển đi vào chiều sâu, cập nhật hóa, vì lợi ích cho Phật giáo Việt Nam và sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc.

MT