Đứng trên kè chắn sóng, phóng tầm mắt ra phía xa ngút ngàn biển rộng, mới thấy hết được sự thiêng liêng trên từng tấc đất mà bao đời ông cha phải đổ máu xương gìn giữ. Trong âm thanh ồn ào của sóng gió Trường Sa, thi thoảng một tiếng chuông chùa ngân lên, rồi lạc mất vào cái không gian bao la của trời biển, khiến bất kỳ ai cũng cảm thấy lòng mình như tĩnh lặng lại và dâng lên niềm xúc động… (Trích Tiếng chuông chùa giữa sóng nước Trường Sa – Tác giả: Ngọc Minh, đăng trên Thanh Niên chủ nhật ngày 2.4.2011)
|
Ở những ngôi chùa trên quần đảo Trường Sa, tất cả những văn bia, những hoành phi câu đối đều được khắc, viết bằng chữ Việt. Nhìn những tấm hoành phi câu đối sơn son thiếp vàng với những mỹ từ ca ngợi sự trường tồn của dân tộc, ca ngợi cảnh sắc kỹ vĩ của Vạn lý Trường Sa, ca ngợi sự mênh mông đến khôn cùng của trời biển nước Nam, ví như “Quần đảo huy hoàng chất ngât biển đông ngời thắng cảnh – Chùa chiền sừng sững nguy nga đất Việt nổi danh lam” lòng mỗi người đến vãn cảnh chùa không khỏi tự hào trước giang sơn gấm vóc Việt Nam. Ai cũng nguyện cầu Đức Phật từ bi phù hộ độ trì cho nước Việt, và bất kỳ ai cũng cảm thấy mình cần phải có trách nhiệm hơn để góp sức đưa đất nước mỗi ngày thêm hưng thịnh… (Trích Tiếng chuông chùa giữa sóng nước Trường Sa – Tác giả: Ngọc Minh, đăng trên Thanh Niên chủ nhật ngày 2.4.2011)
Các sư thầy trên đảo Sinh Tồn đọc tin tức trên internet – Ảnh: Lâm Viên
Các sư thầy cùng quân dân trên đảo Sinh Tồn – Ảnh: Lâm Viên
Trồng cây đa ngay khi đặt chân lên đảo Trường Sa – Ảnh: Lâm Viên
6 tu sĩ Phật giáo đầu tiên ra trụ trì ở Trường Sa – Ảnh: Lâm Viên
Niềm vui khi đặt chân lên đảo – Ảnh: Lâm Viên