Phật giáo là một trong những tôn giáo phổ biến ở Indonesia, lễ kỷ niệm ngày Phật Đản sanh này thu hút nhiều khách hành hương từ khắp nơi trên thế giới. Vào ngày lễ kỷ niệm, những người dân địa phương và những người ngoại quốc theo đạo Phật thường tập trung tại các tự viện Phật giáo vào lúc bình minh. Tiếp theo đó là việc nâng ngọn cờ Phật giáo và đặt lễ cúng dường dưới chân tượng Phật.
Đại lễ Vesak năm nay do Hội đồng Phật tử Indonesia và Hiệp hội Phật tử Indonesia tổ chức, đồng thời chứng kiến hàng nghìn chiếc đèn lồng thắp sáng bầu trời phía trên khu phức hợp chùa.
Ở Indonesia, người ta gọi lễ Vesak là Waisak. (Ảnh: Thai PBSWorld)
Bên cạnh việc là một hình thức tín ngưỡng của người dân đối với Đức Phật, việc thả đèn bay lên trời còn có ý nghĩa như giải tỏa những yếu tố tiêu cực, gửi gắm lời cầu nguyện và hy vọng bình an vào mỗi chiếc đèn. Năm nay, hàng nghìn chiếc đèn lồng được thả lên trời bởi các nhà sư và những người tham gia sự kiện.
Nghi lễ thả đèn bắt nguồn từ Thái Lan, sau đó được các Phật tử ở Indonesia áp dụng như một hình thức thờ cúng của người dân đối với Đức Phật thông qua ngọn lửa được thắp sáng.
Mặt khác, cộng đồng Phật giáo tại Indonesia thường tổ chức lễ Vesak gồm các nghi thức như: Lấy nước thiêng từ ngọn suối Jumprit ở vùng ngoại ô Temanggung và thắp đuốc với ngọn lửa vĩnh cửu của Mrapen, ở Grobogan; thực hiện nghi thức “Pindatapa” – dâng cúng phẩm vật lên chư tăng để tưởng nhớ đến việc chư tăng đã cống hiến cả cuộc đời cho đạo pháp – dân tộc; tọa thiền vào lúc đỉnh điểm của trăng tròn. Việc xác định trăng tròn được dựa trên tính toán của thiên văn học, do đó, đỉnh điểm của trăng tròn cũng có thể xảy ra vào ban ngày.
Ngoài ra, vào dịp lễ này, Phật tử Indonesia còn tổ chức đi kinh hành, diễu hành và tổ chức các hoạt động văn hóa nghệ thuật, phúc lợi từ thiện xã hội./.