“Among Buddhist leaders influential in the West, Thich Nhat Hanh ranks second only to the Dalai Lama.” —New York Times
“Trong số các nhà lãnh đạo Phật giáo có ảnh hưởng lớn ở Tây phương, thiền sư Thích Nhất Hạnh được xếp vào vị trí thứ hai, chỉ sau Đức Đạt Lai Lạt Ma.” —New York Times
“Thich Nhat Hanh is a holy man, for he is humble and devout. He is a scholar of immense intellectual capacity. His ideas for peace, if applied, would build a monument to ecumenism, to world brotherhood, to humanity.” (Martin Luther King, Jr., in nominating Thich Nhat Hanh for the Nobel Peace Prize in 1967)
“Thích Nhất Hạnh là một con người thánh thiện, vì lòng khiêm cung và đức tin lớn. Ngài là một học giả thông tuệ. Những phát kiến cho hòa bình của Ngài, nếu được áp dụng, sẽ dựng nên một tượng đài của tinh thần đại đồng, tình huynh đệ và nhân bản.” (Mục sư Martin Luther King, Jr., trong lá thư đề cử thầy Nhất Hạnh cho giải Nobel Hòa bình năm 1967)
An Apostle of peace and nonviolence
– Martin Luther King, Jr.
Một tông đồ của hòa bình và bất bạo động
– Martin Luther King, Jr.
“He shows us the connection between personal, inner peace, and peace on earth.” – His Holiness the Dalai Lama
“Thầy Nhất Hạnh đã chỉ ra cho chúng ta mối liên hệ mật thiết giữa bình an trong tự thân với bình an trên Trái đất.” – Đức Đạt Lai Lạt Ma
In his foreword to Thich Nhat Hanh’s book, “Peace is Every Step”, the Dalai Lama writes that Nhat Hanh “shows us how to use the benefits of mindfulness and concentration to transform and heal difficult psychological states. He shows us the connection between personal, inner peace and peace on Earth.”
Trong lời tựa cho cuốn sách “An lạc từng bước chân” của thiền sư Nhất Hạnh, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã viết rằng thầy Nhất Hạnh “đã chỉ cho chúng ta phương pháp làm thế nào sử dụng những lợi ích của niệm và định để chuyển hóa và trị liệu những vấn đề tâm lý phức tạp. Thầy cũng chỉ ra cho chúng ta mối liên hệ mật thiết giữa bình an trong tự thân với bình an trên Trái đất.”
“Thich Nhat Hanh is a real poet.”
— Robert Lowell, US Poet Laureate; Winner, Pulitzer Prize for Poetry
“Thích Nhất Hạnh là một nhà thơ thứ thiệt.”
— Robert Lowell, nhà thơ lớn của Mỹ, được trao giải Pulitzer về thơ
“Thich Nhat Hanh writes with the voice of the Buddha.”
“Thich Nhat Hanh is one of the most important voices of our time, and we have never needed to listen to him more than now.” – commending Thay’s book Fear (2012)
— Sogyal Rinpoche
“Thích Nhất Hạnh nói bằng tiếng nói của Bụt.”
“Thích Nhất Hạnh là một trong những tiếng nói quan trọng nhất của thời đại chúng ta. Hơn bao giờ hết, đây là lúc chúng ta cần lắng nghe vị thầy này.” — lời ca ngợi của Sogyal Rinpoche về cuốn sách của Thiền sư Thích Nhất Hạnh có tựa đề “Fear” (Nỗi sợ hãi) , xuất bản năm 2012.
“Thich Nhat Hanh is more my brother than many who are nearer to me in race and nationality, because he and I see things the exact same way.”
— Thomas Merton
“Thầy Nhất Hạnh là người anh em của tôi, người mà tôi cảm thấy thân thiết hơn cả những người cùng chung quốc gia, dân tộc, bởi vì cả hai chúng tôi đều có cách nhìn rất giống nhau.”
— Thomas Merton
Sister Stanislaus Kennedy, founder of the Sanctuary and Focus Ireland, describes him as the “father of mindfulness”… “He really wanted to modernise Buddhism and he promoted what’s called Engaged Buddhism which is using your insights to move out to relieve suffering. He’s awake and aware in a very keen way. He sees mindfulness as transcending religion yet he has enormous respect for different religions,” she says.
Stanislaus Kennedy, một nữ tu sĩ Thiên Chúa giáo, người sáng lập tổ chức Sanctuary and Focus Ireland, đã gọi Thầy là “người cha của chánh niệm”… “Thầy Nhất Hạnh thực sự mong muốn hiện đại hóa đạo Bụt và xiển dương một đạo Bụt nhập thế – theo tinh thần đem tuệ giác của đạo Bụt đi vào cuộc đời để làm vơi bớt khổ đau của con người. Thầy rất tỉnh thức và có cái thấy sáng tỏ. Thầy thấy sự thực tập chánh niệm có tính cách vượt thoát tôn giáo, nhưng Thầy cũng rất mực tôn trọng các truyền thống tôn giáo khác.” – Stanislaus Kennedy chia sẻ.
Alan Senauke, former executive director of the Buddhist Peace Fellowship:
“The scholarship is very well grounded without being obscure. He makes teachings that are hard to grasp accessible, and he makes them come alive. You can really see how to use them.”
Alan Senauke, nguyên Giám đốc điều hành của tổ chức Buddhist Peace Fellowship (Phật tử thân hữu tranh đấu cho hòa bình): “Tư duy uyên bác của Thầy có căn bản thật vững chắc và sáng tỏ. Thầy có khả năng làm cho những giáo lý thâm sâu, ít người với tới được, trở nên dễ hiểu, dễ tiếp nhận và gần gũi với đời sống. Nhờ vậy, ta thật sự thấy rõ cách áp dụng những giáo lý ấy vào đời sống như thế nào.”
Jack Kornfield:
“Thich Nhat Hanh has the ability to express some of the most profound teachings of interdependence and emptiness I’ve ever heard. With the eloquence of a poet, he holds up a sheet of paper, and teaches us that the rain cloud and the tree and the logger who cut the tree down are all there in the paper. He’s been one of the most significant carriers of the lamp of the dharma to the West”
Jack Kornfield: “Thiền sư Nhất Hạnh có khả năng diễn bày những giáo lý thâm sâu nhất của đạo Bụt về tương tức và về không một cách vô cùng uyên áo mà đơn sơ, tôi chưa hề nghe ai trình bày được như thế. Thầy đưa lên một tờ giấy và với biện tài thật khéo của một thi sĩ, Thầy dạy chúng ta rằng mưa, mây, người đốn những cây rừng… đều đang có mặt trong tờ giấy. Thầy là một trong những vị đạo sư quan trọng nhất đã đưa ngọn đèn chánh pháp của Bụt về phương Tây.”
London Independent 2010
“The Zen Master Who Fills Stadiums”
TNH is a “Monk on a Mission”, a “green crusader”…. “His contemporary Western Buddhist doctrine incorporates a strong environmental strand that has made him an unlikely poster boy for the green movement.” His monastic order “is at the forefront of a grassroots green movement, attracting increasing numbers of people disaffected with modern living and looking for a greener, more sustainable future.”
Tờ nhật báo London Independent (năm 2010)
“Vị thiền sư mà mỗi lần thuyết giảng đều thu hút thính giả chật kín các khán đài” (The Zen Master Who Fills Stadiums)
Thiền sư Nhất Hạnh là “vị thầy mang sứ mệnh lớn lao”, là “người đi tiên phong cho phong trào bảo vệ sinh môi (hay còn gọi là phong trào xanh)”…. “Những pháp môn của đạo Bụt mà Thiền sư đã làm mới và đưa vào xã hội phương Tây đều có yếu tố bảo vệ sinh môi rất mạnh mẽ. Chính điều này đã làm cho Thiền sư trở thành một biểu tượng nổi bật của phong trào xanh.” Tăng thân xuất sĩ của Thiền sư “hiện đang ở tuyến đầu của phong trào quần chúng bảo vệ sinh môi (grassroots green movement), thu hút sự tham gia ngày càng đông của những người đã nhàm chán lối sống hiện đại và mong muốn xây dựng một tương lai xanh hơn, bền vững hơn”.
London Times 2010
“The Other Dalai Lama”
Nhật báo London Times 2010
“Thiền sư Nhất Hạnh được xem là Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ hai”
Alice Walker (introducing Thay in Berkeley, CA on 13/09/2001)
“Often referred to as the most beloved Buddhist Teacher in the West”
Nữ thi hào Alice Walker (đã giới thiệu Thầy tại Berkeley, California vào ngày 13/09/2001)
“Thiền sư Nhất Hạnh thường được đánh giá là vị đạo sư Phật giáo được yêu quý nhất ở phương Tây”
America’s Public Radio
“Thich Nhat Hanh is one of the most revered and beloved spiritual thinkers of our time.”
“Beloved by people of many faiths and none” (Krista Tippett, on Speaking of Faith, renamed On Being)
America’s Public Radio (Đài phát thanh Hoa Kỳ)
“Thiền sư Thích Nhất Hạnh là một trong những bậc thầy tâm linh được thương kính nhất của thời đại chúng ta.”
“Là vị thầy được những người thuộc các tôn giáo và truyền thống khác, kể cả những người không theo tôn giáo, thương kính” (Krista Tippett, trong chương trình phát thanh với chủ đề “Speaking of Faith – Bàn về đức tin”, hiện chương trình đã được đổi tên là “On Being”)
“One of the best known spiritual teachers in the West, the monk, scholar and author is a politically and spiritually inspirational figure to many,” says the book Spiritual Leaders Who Changed the World (Skylight Paths) by Ira Rifkin.
” Thích Nhất Hạnh là một trong những vị đạo sư Phật giáo nổi tiếng nhất ở Tây phương. Vừa là thiền sư vừa là một học giả, một nhà văn, Người là nhân vật gây cảm hứng cho rất nhiều người trong lĩnh vực tâm linh cũng như lĩnh vực chính trị” – Ira Rifkin chia sẻ trong tác phẩm Những nhà lãnh đạo tâm linh làm thay đổi thế giới.
American Buddhist Richard Baker-Roshi once described him as “a cross between a cloud, a snail, and a piece of heavy machinery – a true religious presence”.
Thiền sư Richard Baker-Roshi đã từng mô tả: “Thầy Nhất Hạnh là điểm gặp gỡ giữa một đám mây, một con ốc sên và một bộ phận cơ khí hạng nặng – đúng là một sự hiện diện đích thực của tâm linh.”
Lord Layard of Highgate (introducing Thay at the House of Lords)
“His influence has been very profound throughout the world, through his teachings, his writings, his poetry and through his campaigning.”
Thượng nghị sĩ Layard of Highgate (đã giới thiệu Thầy tại Thượng viện Anh)
“Thiền sư Nhất Hạnh đã tạo nên một ảnh hưởng sâu sắc trên khắp thế giới, thông qua những bài thuyết giảng, những tác phẩm thơ văn và nỗ lực kêu gọi cho hòa bình của Thầy.”
Pritam Singh
(Foreword to the Art of Power) – Thich Nhat Hanh is a determined revolutionary – not one who asks us to mount the ramparts in anger, but rather a revolutionary of the human spirit, a revolutionary of understanding and love.
[And other great quotes]
Pritam Singh
(Trong lời tựa cho cuốn sách “Quyền lực đích thực” của Thiền sư Thích Nhất Hạnh) – Thiền sư Thích Nhất Hạnh là người có tinh thần cách mạng và ý chí quật cường. Cuộc cách mạng mà Người kêu gọi không phải là hành động leo lên những chiến lũy với lòng hận thù, mà là một cuộc cách mạng tâm linh, một cuộc cách mạng của hiểu và thương.
Larry Ward:
“Two things that particularly are inspiring to me of Thay’s teachings: One is his ability to translate Buddhist practice as human spirituality, and secondly, to do that with great heart. And I think one of the contributions of the Vietnamese aspect of Thay is the great heart, the sense of poetry, metaphor that he brings with depth, intellectual clarity and scholarship. And so that combination is very appealing.”
“Thay’s deep practice emerged in the midst of tremendous suffering of the war, and that’s a part to me of his authenticity is if, as he’s able to be peaceful and graceful and kind — and I know some of the things he experienced in the war because I also had family members in the war — but for him to be able to be that peaceful and that openhearted and that kind in the midst of the suffering he experienced without denying the suffering, I think that’s a perfect model, pathway, through the African-American experience into the full human experience.”
Larry Ward (Chân Đại Âm):
“Trong số những điều Thầy trao truyền, có hai điều mà tôi đặc biệt có cảm hứng: thứ nhất là Thầy đã làm cho sự thực tập của đạo Bụt trở thành hướng đi tâm linh của nhân loại; và thứ hai là Thầy đã làm điều này với tất cả tấm lòng. Tôi cho rằng một trong những đóng góp của gốc rễ Việt Nam nơi Thầy là tấm lòng quảng đại, tính thơ ca, những ẩn dụ mà Thầy đã sử dụng thật tài tình, sự sáng tỏ và học thức uyên áo. Sự kết hợp đó thật là tuyệt vời.”
“Giữa những khổ đau chất ngất của chiến tranh, Thầy vẫn giữ được sự bình an, tươi mát và đầy tình thương. Thầy đúng là một bậc chân tu. Tôi có thể hiểu được phần nào những gì Thầy đã trải qua trong chiến tranh bởi vì tôi cũng có người thân tham gia vào cuộc chiến. Để giữ được sự bình an và tấm lòng rộng mở giữa bối cảnh khốc liệt của chiến tranh, Thầy đã chọn cách đối diện thay vì trốn chạy hay phủ nhận khổ đau. Đó là một tấm gương tuyệt vời, một con đường sáng cho những người Mỹ gốc Phi như tôi.”
Tony Bates (Ireland Mindfulness pioneer)
Mindfulness is easy to write or talk about, but you feel its power when you’re in the presence of people like Thay, who live this practice through thick and thin. [speaking at the House of Lords that night] The spirit of this slim, fragile 86-year-old man was fierce. His presence gave his message its power. I knew that when it came to dying, what would matter was whether I had managed, even for one day, to live with that kind of courage and integrity.
Tony Bates (Ireland Mindfulness pioneer)
Nói về chánh niệm, viết về chánh niệm thật dễ nhưng ta chỉ thấy được sức mạnh của nó khi đứng trước một người như Thầy. Một người thực sự sống nếp sống chánh niệm qua những thăng trầm lớn lao trong cuộc đời nhưng vẫn giữ được sự bình an.
Tinh thần của ông thầy tu 86 tuổi mảnh khảnh này thật dũng mãnh. Sự hiện diện của cả con người Thầy mới khiến cho thông điệp của Thầy trở thành một nguồn sức mạnh lớn lao. Tôi quyết định từ bây giờ cho đến ngày tôi chết, nhất định tôi phải sống cho bằng được, dù chỉ một giờ thôi, nếp sống can đảm và liêm khiết như Người.