Hà Hồ và Lệ Quyên có cơ hội ‘cười lăn cười bò’ vì phong cách ‘chịu chơi’ của sư thầy.”
Đó là lời giới thiệu trong một bản tin có tựa đề “Mr Đàm ‘khóa môi’ sư thầy” của Trang mạng Xzone.
Bản tin cho biết “Tối qua Mr Đàm mang đến một món vật phẩm bán đấu giá ủng hộ quỹ từ thiện Wanbi Tuấn Anh: một chai rượu quý hiếm, được giới thiệu chỉ có 4 chai tại Việt Nam.
Với giá khởi điểm đưa ra là 20 triệu đồng, sau một hồi vận động, Đàm Vĩnh Hưng cũng tìm được “mạnh thường quân” mua ủng hộ. Hành động hào phóng này thuộc về hai nhà sư ngồi hàng ghế khán giả.”
Theo bản tin “hai vị sư thầy bày tỏ mối lo ngại không biết chai rượu này là hàng thật hay hàng giả nên đòi được lên sân khấu và tận tay sờ vào hiện vật.”
Theo tường thuật của phóng viên, “màn chọc cười khán giả nhất chính là màn trao nụ hôn thắm thiết giữa Đàm Vĩnh Hưng và hai vị sư thầy. Lý do khiến Mr Đàm “khóa môi” với sư thầy là bởi trong màn đấu giá chai rượu, Mr Đàm đã hứa “khuyến mãi” một nụ hôn cho “mạnh thường quân” nào mua chai rượu ủng hộ chương trình.”
Thậm chí, chính hai nhà sư đã “đòi” Đàm Vĩnh Hưng thực hiện lời hứa ngay trên sân khấu.
Phóng viên cho biết “Không chỉ hôn vào má, Mr Đàm còn “khuyến mãi” thêm cái hôn vào tay sư thầy. Lần đầu tiên trong đời được “ông hoàng nhạc Việt” chẳng ngại ngần “khóa môi”, hai vị sư thầy tỏ ra thích thú, cười vui vẻ.“
Xong màn “khóa môi” gây choáng với Mr Đàm, phút cuối chương trình, một trong hai vị sư thầy tiếp tục khiến khán giả cười ngả nghiêng khi trưng trổ khả năng ăn nói “chịu chơi” trong phần bán đấu giá với nữ ca sĩ Hồ Ngọc Hà và Lệ Quyên.
Trước sự kiện này, cư dân mạng đã được một phen bàn tán xôn xao, mà phần đông là những lời phê phán, chê bai, dè bỉu về oai nghi, tư cách của hai nhà sư.
Một bình luận của cư dân Facebook
Ngậm đắng nuốt cay trước bình luận của cư dân mạng
Chắc hẳn giới Phật tử cũng không khỏi choáng khi chứng kiến những hình ảnh và tường thuật này. Nhiều câu hỏi đặt ra với hai nhà sư:
– Tại sao nhà sư lại mua rượu, cho dù là làm từ thiện? Nếu có tiền, đơn giản sao không tặng tiền?
– Tại sao nhà sư đòi người khác hôn mình trước bàn dân thiên hạ?
– Tại sao nhà sư trưng trổ khả năng ăn nói “chịu chơi”?
– Nhà sư nghĩ gì về hình ảnh của giới tu hành trong mắt mọi người sau sự kiện này?
Chúng tôi được biết nhà sư trong trang phục Nam Tông có pháp danh là Pháp Định, cũng là người chịu khó rong ruổi đây đó từ bắc tới nam, xuất hiện trong nhiều sự kiện đạo lẫn đời.
Nghe, nhìn sao thấy đắng cay cho cộng đồng Phật giáo.