Có thể nói rằng, Trần Khải Ca không chỉ là đạo diễn tài ba, đặc biệt hơn nữa ông còn là phật tử có tín tâm sâu dày với Phật pháp. Năm 2009, ông vinh dự được mời tham gia thành viên Ban tổ chức Lễ hội văn hóa Phật giáo qua vai trò chỉ đạo Lễ khai mạc Liên hoan văn hóa Phật giáo Quốc tế lần thứ 2. Dự kiến năm nay, ông sẽ khởi quay bộ phim mới có tên “Phật giáo đồ Không Hải”.
Khi đặt câu hỏi, ông có niềm tin gì đặc biệt với Phật giáo hay không? Trần Khải Ca điềm tĩnh trả lời: “Vâng, tôi có một niềm tin kiên cố với đức Phật, và luôn tôn sùng, kính ngưỡng Phật giáo. Bởi đạo Phật là tôn giáo lớn trên thế giới, chính lời dạy của đức Phật đã khai mở trí tuệ nơi chúng ta, giúp chúng ta thóat khỏi những vô minh tà kiến, tìm lại chính mình; giúp chúng ta tỉnh ngộ hơn khi rơi vào hòan cảnh khổ đau bế tắc; giúp chúng ta có sức mạnh phi thường khi tuyệt vọng, yếu đuối, mất đi niềm tin cuộc sống…
Tôi không nghĩ mình đơn giản là một phật tử, mà hơn thế nữa, tôi là người thọ ân đức Phật. Tôi cho rằng, Đạo Phật là một tôn giáo vô cùng vĩ đại, nó mang tính phổ quát về nhân sinh quan, vũ trụ quan. Và chính đạo Phật đã làm ảnh hưởng đến sự thay đổi cuộc sống của tôi. Vì vậy, trong tâm tôi lúc nào cũng biết ơn và tri ân đến đức Phật. “
“Bá Vương biệt Cơ ” mang đến cho Trần Khải Ca các giải thưởng lớn tại Liện Hoan Phim Quốc tế như giải Cành Cọ Vàng tại LHP Cannes năm 1994, giải Quả Cầu Vàng cho phim tiếng nước ngoài hay nhất, được đề cử giải Oscar cho Phim tiếng nước ngoài hay nhất…Mới đây, phim cũng được lọt vào danh sách 100 bộ phim hay nhất mọi thời đại của tạp chí Time. Bộ phim này còn đưa tên tuổi của cố diễn viên Trương Quốc Vinh lên hàng ngôi sao quốc tế.
Là một học giả, nhà tư tưởng lớn, ông đã có những hiểu biết riêng mình về tôn giáo, Ông còn chia sẻ thêm: “Tôi nghĩ tình hình hiện nay của chúng ta khác với các nước phương Tây rất nhiều. Bởi lẽ, tinh thần văn hóa phương Tây đã tồn tại hàng trăm năm rồi, nó ảnh hưởng một cách sâu rộng trong đời sống mọi người. Vì vậy, có thể nói phương Tây có một nền tảng, bối cảnh lịch sử văn hóa rất rõ nét để thể hiện tinh thần văn hoá của họ, còn ở Trung Quốc trong tình hình hiện nay vẫn chưa cho phép ta đề cập nhiều đến điều đó. Vấn đề này và cuộc cách mạng văn hóa có mối quan hệ trực tiếp và mang tính chất rất đặc biệt. Tội ác cách mạng văn hóa không chỉ dừng lại mức độ làm tổn hại đến với tinh thần, mà ảnh hưởng rất lớn với nhiều khía cạnh khác mà đất nước Trung Quốc phải gánh chịu trải qua một thời gian dài. Chúng ta có thể nhìn nhận rằng, đó là một điều đáng tiếc và không hoàn hảo, nó có tác động lâu dài đến văn hóa tinh thần, cũng như sự hứng chịu những tổn thất căn bản tiếp đó. Cho nên hôm nay ngồi đây, nếu tôi đề cập đến vấn đề văn hoá tinh thần, có người nghe thấy, họ sẽ cảm thấy rất buồn cười cho mà xem! Nhưng thực tế là như vậy, tôi không có gì để biện minh thêm cho sự thật đó. Tôi chỉ nhấn mạnh rằng chúng ta cần có cái được gọi là “văn hóa tinh thần”, hơn hết là đối với một dân tộc có nên văn hóa lâu đời, có một bề dày lịch sự văn hóa dân tộc thì “văn hóa tinh thần” cần phải tồn tại và phát triển bền vững!? Song thực tế hiện nay, nó đã không còn tồn tại như những gì người ta đã từng biết đến.