Trang chủ Bài nổi bật TP.HCM: Hình ảnh các cơ sở tự viện thực hiện nghiêm chỉ...

TP.HCM: Hình ảnh các cơ sở tự viện thực hiện nghiêm chỉ thị phòng chống dịch Covid-19 (P.1)

1487
Chùa Dược Sư - Quận Bình Thạnh đóng cửa không tiếp khách thập phương

PTVN – Hôm nay là ngày thứ 4 Tp.Hồ Chí Minh thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ thị 15 theo tinh thần phiên họp sáng ngày 30/5 do Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình đã chủ trì cuộc họp khẩn về COVID-19 tại TP.HCM cùng với sự tham dự của Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên; ông Nguyễn Thành Phong – Chủ tịch UBND TP.HCM cùng nhiều lãnh đạo khác.

Theo đó, để phòng chống đại dịch COVID-19 hiệu quả, TPHCM đã có văn bản số 1749/UBND-VX của UBND TP.HCM do Phó chủ tịch UBND TP Dương Anh Đức ký về tăng cường các biện pháp kiểm soát dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn TPHCM, tạm dừng nhiều hoạt động quy tụ đông người, trong đó có hoạt động tôn giáo từ 0 giờ ngày 31/5.

PTVN đã ghi lại những hình ảnh các tự viện tại Tp.HCM trong việc tuân thủ giãn cách xã hội theo chỉ thị 15, 16 của Thủ tướng Chính phủ.

PHÁP VIỆN MINH ĐĂNG QUANG

(Địa chỉ: 505 Xa lộ Hà Nội, P. An Phú, Thành phố Hồ Chí Minh)

Pháp viện Minh Đăng Quang hình thành năm 1968 thuộc hệ phái Khất sĩ, ban đầu chỉ gồm ngôi chánh điện nhỏ và một số am cốc bằng tre. Đầu năm 2009, pháp viện được xây dựng quy mô với nhiều hạng mục. Hiện, công trình là một quần thể kiến trúc Phật giáo đặc sắc, rộng lớn ở ngay Xa lộ Hà Nội , cửa ngõ vào trung tâm TP HCM.

Pháp viện nghiêm túc thực hiện việc dừng tổ chức các nghi lễ Phật giáo, không tập trung đông người

Khung cảnh vắng lặng trong ngày thứ 4 giãn cảnh xã hội

 

CHÙA VẠN ĐỨC – TP.THỦ ĐỨC

(Địa chỉ: 502 Tô Ngọc Vân, Phường Tam Phú, TP Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh)

 

Chùa Vạn Đức (đường Tô Ngọc Vân, TP.Thủ Đức, TP HCM) nằm cách trung tâm thành phố khoảng 15 km, được xây dựng từ năm 1954.

Chùa Vạn Đức thông báo về công tác thực hiện phòng chống dịch bệnh Covid-19

CHÙA HUÊ NGHIÊM – TP.THỦ ĐỨC

(Địa chỉ: 204 Đặng Văn Bi, P.Bình Thọ, Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh)

Chùa tọa lạc ở số 204 đường Đặng Văn Bi, phường Bình Thọ, Tp.Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh. Ngày nay, chùa thường được gọi là chùa Huê Nghiêm 1 để phân biệt với chùa Huê Nghiêm 2 ở phường Bình Khánh, quận 2 do HT Thích Trí Quảng sáng lập năm 1975. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.

Chùa được trùng tu nhiều lần. Lần trùng kiến lớn nhất vào cuối thế kỷ XIX do Thiền sư Đạt Lý – Huệ Lưu tổ chức. Kiến trúc chùa hiện nay được thay đổi ở những lần trùng tu vào các năm 1960, 1969, 1990 và 2003 do các ngài Thiện Bửu, Trí Đức và Trí Độ tổ chức, với mái ngói chồng diêm, các đầu đao cong vút. Bờ nóc mái trang trí những hoa sen cách điệu.

Khung cảnh vắng lặng

NAM THIÊN NHẤT TRỤ – TP. THỦ ĐỨC

(Địa chỉ: 100 Đặng Văn Bi, Bình Thọ, Thành Phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh)

Được đánh giá là một trong những công trình kiến trúc Phật giáo độc đáo bậc nhất của đất Sài Gòn, chùa Nam Thiên Nhất Trụ (100, Đặng Văn Bi,  Tp.Thủ Đức) còn được gọi bằng cái tên thân quen là chùa Một Cột. Một phiên bản độc nhất vô nhị của chùa Diên Hựu ở Hà Nội được dựng lên ở xứ sở phương Nam nhằm vẽ lại một thoáng lịch sử trong giấc mơ của Vua Lý Thái Tông. Ngôi chùa được dựng lên với hình dáng của một đài sen vươn lên mạnh mẽ giữa lòng hồ sen.

Chùa đóng cửa không đón khách

TU VIỆN QUẢNG ĐỨC – TP.THỦ ĐỨC

(Địa chỉ33 Đặng Văn Bi, Trường Thọ, Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh)

Tu viện được Hòa thượng Thích Quảng Liên thành lập vào năm 1966.

Khung cảnh vắng lặng bên trong sân chùa
Chùa mở một cổng phụ để người dân địa phương tuỳ nghi ra vào lễ lạy các tượng Phật và Bồ-tát lộ thiên
Cửa chánh điện được đóng kín, không tổ chức các sinh hoạt, nghi lễ tôn giáo.
Không gian thoáng, rộng bên trong khuông viên chùa

CHÙA KHUÔNG VIỆT – Q.TÂN BÌNH

(Địa chỉ: 1355 Hoàng Sa, Phường 5, Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh)

Chùa đóng cửa không tiếp khách thập phương

Thông báo về việc chùa đóng cửa để chung tay phòng chống dịch bệnh Covid-19

 

CHÙA BÁO ÂN – Q. TÂN BÌNH

(Địa chỉ: 1431 Hoàng Văn Thụ, Phường 4, Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh)

Chùa đóng cửa, thực hiện nghiêm túc chỉ thị về phòng chống dịch bệnh

 

CHÙA PHẬT BẢO – Q.TÂN BÌNH

(Địa chỉ673/3 Lạc Long Quân, Phường 10, Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh)

Chùa Phật Bảo (tên gọi là Buddharatanaràma) là một trong 22 ngôi chùa hệ phái Phật giáo Nguyên Thủy trong Thành phố Hồ Chí Minh. Từ thập niên 1930 PGNT Việt Nam (Theraveda) được các bậc tổ sư truyền từ Campuchia về, đó là các Ngài cố Hòa thượng: Hộ Tông, Giới Nghiêm, Bửu Chơn, Thiện Luật, Tịnh Sự…

Ngôi chánh điện hiện tại của chùa Phật Bảo
Ngôi chánh điện hiện tại được đặt đá trùng tu vào ngày 20/11/2011, nhằm 25/10 Tân Mão, PL.2555
Cố Trưởng lão Hoà thượng Giới Nghiêm là vị khai sơn chùa Phật Bảo
Khung cảnh thanh tịnh bên trong chùa trong thời điểm giãn cách xã hội

CHÙA HẢI QUANG – Q.TÂN BÌNH

(Địa chỉ: 71/13 Hẻm 71 Nguyễn Bặc, Phường 3, Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh)

Chùa ngừng các sinh hoạt, nghi lễ tôn giáo tập trung đông người
Các sinh hoạt chỉ mang tính chất nội bộ dành cho chư Tăng trong chùa

 

CHÙA HIỂN QUANG – Q.TÂN BÌNH

(Địa chỉ: 154/30/5 Phạm Văn Hai, Phường 3, Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh)

Chùa đóng cửa và không tiếp Phật tử trong mùa dịch bệnh

 

CHÙA GIÁC LÂM – Q.TÂN BÌNH

(Địa chỉ: 565 Lạc Long Quân, Phường 10, Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh)

Chùa Giác Lâm là một trong những ngôi chùa cổ nhất của Thành phố Hồ Chí Minh. Đây chính là tổ đình của phái Thiền Lâm Tế tông ở miền Nam Việt Nam. Chùa tọa lạc tại số 565 đường Lạc Long Quân, phường 10, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh, và đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là di tích lịch sử – văn hóa quốc gia của Việt Nam năm 1988.

Hiện nay, chùa còn là nơi đặt văn phòng Ban Trị sự GHPGVN Q.Tân Bình và lớp Sơ cấp Phật học quận.

 

TỊNH XÁ NGỌC PHÚ – Q.TÂN BÌNH

(Địa chỉ: 64 Ni Sư Huỳnh Liên, Phường 10, Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh)

Tịnh xá Ngọc Phú tọa lạc tại số 64 đường Ni sư Huỳnh Liên, phường 10, Q. Tân Bình, TP. HCM do cố Ni trưởng Trí Liên khai lập, sau đó giao cho cố Ni trưởng Thinh Liên trụ trì. Năm 1997, cố Ni trưởng phát tâm nhận học Ni các nơi về ở ăn học và thành lập trường Hạ cho chư Ni phân đoàn 1 và 2 sinh hoạt tu học trong mùa An cư cho đến nay.
Chùa có thông báo về việc tạm ngừng tổ chức các sinh hoạt tôn giáo, nghi lễ tâm linh; đóng cửa không tiếp đón Phật tử và khách thập phương để đảm bảo công tác phòng chống dịch bệnh

 

CHÙA PHƯỚC HẢI – Q.1

(Địa chỉ: 73 đường Mai Thị Lựu, Đa Kao, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh)

Chùa Phước Hải hay người dân quen gọi là chùa Ngọc Hoàng nằm ở số 73 đường Mai Thị Lựu. Ngôi chùa nhỏ nhưng cổ kính thu hút du khách trong và ngoài nước đến thăm. Chùa rộng hơn 2000m2 được xây dựng từ năm 1892, trong 16 năm mới hoàn thành.

Theo các tài liệu, ban đầu chùa có tên là Ngọc Hoàng tức Điện thờ Ngọc Hoàng thượng đế, kiến trúc mang đậm phong cách của người Hoa, với nhiều hoa văn họa tiết độc đáo, được xây dựng bằng gạch xưa, mái lợp ngói lưu ly với nhiều màu sặc sỡ.

Theo sử sách ghi lại, ban đầu ông Lưu Minh (người Quảng Đông) xây dựng để thờ cúng cho việc làm ăn thuận lợi. Đến năm 1982 chùa được Hòa thượng Thích Vĩnh Khương tiếp quản. Kể từ đó ngôi chùa đã thuộc quản lý của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam.

Chùa Phước Hải mang một nét độc đáo riêng, khác với những ngôi chùa khác ở Việt Nam thường thờ Phật thì chùa lại thờ Ngọc Hoàng. Trong chùa chỉ có duy nhất một điện thờ Phật Dược Sư. Với dân gian, Ngọc Hoàng là vị thánh tối cao và cũng là vua trên trời. Chùa Phước Hải ngày nay đã trở thành một di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia.

Đây cũng là nơi cựu Tổng thống Mỹ – Barack Obama viếng thăm hồi tháng 5/2016.
Chùa thông báo tạm ngựng đón khách và đóng cửa đến khi có chỉ thị mới

 

CHÙA VẠN PHẬT – Q.5

(Địa chỉ: 66/14 Nghĩa Thục, Phường 5, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh)

Chùa Vạn Phật là một trong những ngôi chùa nổi tiếng bậc nhất ở Quận 5. Chùa Vạn Phật đem đến cho khách tham quan sự choáng ngợp với 5 tầng chứa tượng Phật. Ngoài ra chùa có hệ thống tượng được xếp vào hàng kỷ lục Việt Nam.

Chùa đóng cửa và không tiếp đón khách tham quan trong thời điểm giãn cách xã hội

 

CHÙA AN PHÚ – Q.8 

(Địa chỉ: 24 Phạm Hùng, Phường 10, Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh)

Chùa thường được gọi là chùa miễng sành. Chùa do Hòa thượng Thích Thanh Đức sáng lập, đã trải qua hơn 10 vị trụ trì. HT. Thích Từ Bạch đã tổ chức trùng tu chùa từ năm 1960 đến năm 1993. HT Thích Từ Bạch sinh năm 1926, thuộc dòng Lâm Tế Chánh tông đời thứ 41. Ngài xuất gia từ lúc 6 tuổi. Qua 60 năm tu học và hành đạo, ngài là một vi cao tăng đã cống hiến nhiều trong công cuộc hoằng pháp và vận động thống nhất Giáo hội.

Chùa đóng cửa, tuân thủ nghiêm chỉ thị giãn cách xã hội

CHÙA TUYỀN LÂM – Q.6

(Địa chỉ: 887 Hồng Bàng, Phường 9, Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh)

Chùa Tuyền Lâm hiện tọa lạc tại địa chỉ 887 Hồng Bàng, phường 9, quận 6, Hồ Chí Minh. Chùa được thành lập năm 1858 do cố Hòa thượng Thích Thiện Tín kiến tạo, chùa theo hệ phái Bắc tông.

Thông báo về việc chùa tạm đóng cửa và dừng tổ chức các khoá lễ dành cho Phật tử

 

CHÙA PHÁP VÂN – Q.TÂN PHÚ

(Địa chỉ: 16 đường Lê Thúc Hoạch, Phú Thọ Hoà, Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh)

Chùa Pháp Vân tiền thân là ngôi Thiền đường dành cho sinh viên thiền tập, nằm trong khuôn viên trường Thanh niên phụng sự xã hội thuộc Phân khoa Khoa học xã hội của trường Đại học Vạn Hạnh do Thiền sư Thích Nhất Hạnh sáng lập và khởi xướng năm 1965 và Hòa thượng Thích Thật Trí làm trụ trì đầu tiên. Chùa tọa lạc tại Số 01 đường 37 Phú Thọ Hòa, Sài Gòn, nay là số 16 Lê Thúc Hoạch, phường Phú Thọ Hòa, quận Tân Phú, Tp. HCM.

Chùa Pháp Vân thuở sáng lập chỉ là ngôi thiền đường lợp tranh nên còn được gọi là Chùa Lá Pháp Vân. Sau năm 1975, ngài Trụ Trì bấy giờ là Hòa thượng Thích Thật Trí đã cho lợp lại bằng tole để thay thế những tấm tranh mục nát.

Năm 2004, chùa đón tiếp phái đoàn Tăng thân Làng Mai do Sư ông Thích Nhất Hạnh dẫn đầu cùng trên 200 thiền sinh từ Pháp về thăm. Cũng từ đó ngôi chùa Pháp Vân được nhiều người biết và tìm đến tu học.

Chùa có thông báo về việc tạm đóng cửa
Con đường phía trước chùa

 

 CHÙA PHÁP GIỚI – Q.TÂN PHÚ

(Địa chỉ: 110/55 Tô Hiệu, Tân Thới Hoà, Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh)

Chùa đóng cửa để tuân thủ chỉ thị giãn cách xã hội, nhiều người dân đứng trước chùa vọng bái

 

CHÙA VIÊN GIÁC – Q.TÂN BÌNH

(Địa chỉ: 193 Bùi Thị Xuân, Phường 1, Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh)

Chùa Viên Giác (Tân Bình) do Hòa thượng Thích Hồng Tịnh khai sáng vào năm 1955.

Trước đấy, chùa chỉ là một cái am nhỏ vì ngài cất lên để ẩn tu nên có tên là Ðộc Giác. Sau do nhu cầu tín ngưỡng của dân địa phương cộng thêm tâm nguyện độ sinh, ngài đã kiến tạo một cách quy mô hơn. Từ đấy, chùa được đổi tên là Viên Giác, có ý nghĩa là sự giác ngộ tròn đầy (tự giác, giác tha và giác hạnh viên mãn). Sau khi ngài viên tịch, vì không có người kế thế nên những người thân tín tạm lo việc hương khói và thờ cúng. Mãi đến năm 1976, chùa mới thỉnh Thượng tọa Thích Minh Phát về điều hành Phật sự.

Chùa thông cáo không tiếp khách và dừng tất cả các khóa lễ

Hai mươi năm sau tức năm 1996, vì sức khỏe của Thượng tọa yếu kém, bệnh không thuyên giảm nên chùa thỉnh Hoà thượng Thích Lệ Trang về trụ trì. Và trụ trì hiện nay là Thượng tọa Thích Đồng Văn.

 

CHÙA PHỔ QUANG – Q.TÂN BÌNH

(Địa chỉ: 21 Huỳnh Lan Khanh, Phường 2, Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh)

Chùa Phổ Quang thuộc hệ phái Bắc tông. Nằm gần cuối con đường nhỏ, gắn liền với những thăng trầm của lịch sử, đây là địa điểm thu hút nhiều du khách đến tham quan. Cảnh quan nơi đây đẹp và thanh tịnh.

Thực hiện nghiêm túc chỉ thị 15 về việc giãn cách xã hội, chùa đóng của và không tiếp khách thập phương
Thông báo của chùa về việc đóng cửa
Các sinh hoạt tại chùa trong thời điểm này diễn ra nội bộ dành cho chư Tăng nội tự

Thực hiện: ANH QUỐC