Trong bài pháp thoại, Hòa thượng đã nêu bật tầm quan trọng của quê hương xứ Thanh với truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm của người dân xứ Thanh nói chúng, anh hùng áo vải khởi nghĩa Lam Sơn – Lê Lợi đánh đuổi quân Minh ra khỏi bờ cõi lập ( thế kỷ thứ XV) lên vương triều Hậu Lê – một triều đại trọng dụng Nho đưa nền văn học nước nhà lên đỉnh cao dưới triều vua Lê Thánh Tông, một thời kỳ được gọi là tam giáo đồng nguyên, Phật giáo – Lão giáo – Nho giáo tồn tại song song trong lòng dân tộc.
Phát huy tinh thần truyền thống Phật giáo Việt Nam, ngày nay Phật giáo xứ Thanh đã vượt qua thời kỳ có những lúc suy yếu đã dần dần phục hưng, đặc biệt là sự khởi sắc qua nhiệm kỳ V ( 2007 – 2012) cũng như thấy được của không khí của Đại hội VI Phật giáo tỉnh Thanh Hóa. Hòa thượng đã tán thán công đức của Tăng ni, Phật tử tỉnh nhà.
Trọng tâm nhất của bài pháp thoại là Hòa thượng đề cập tới 4 niềm vui nhất của con người theo tinh thần Phật pháp. Đó là sinh được làm người, một con người ít bệnh tật, được làm đệ tử Tam bảo; Mọi người sống với nhau hòa hợp, an lạc; Thiểu dục, tri túc; Và Niết bàn tịch tĩnh ( vô bệnh đệ nhất lạc; lục hòa đệ nhất lạc; tri túc đệ nhất lạc; niết bàn đệ nhất lạc).
Trên tinh thần 4 niềm an vui đệ nhất đó, Hòa thượng đã phân tích rõ để đại chúng trong pháp hội hiểu được niềm an vui chân chính trong tinh thần Phật pháp mà các Phật tử đã và đang có được.
Trong lời pháp thoại cuối cùng, Hòa thượng mong muốn tất cả những người con Phật phát huy tinh thần của người Phật tử tại gia, mỗi người hãy là một hoằng pháp viên có ảnh hướng tới cộng đồng, trước nhất từ gia đình, tới họ hàng, tới những người xung quanh và xã hội. Làm được như vậy là Phật tử đã làm được theo tinh thần của Kinh Hoa Nghiêm, đó là ” thiên bách ức hóa thân Phật”.
Thời pháp được khép lại trong niềm hoan hỷ của thính chúng.