Trang chủ Diễn đàn Hộ Pháp Duy Tuệ: Đốt đền … đốt chùa!

Duy Tuệ: Đốt đền … đốt chùa!

303

 

Thế nhưng, gọi Duy Tuệ là kẻ “đốt đền” cũng đúng, vì một trong những động cơ hành động của Duy Tuệ không khác động cơ của kẻ là xuất phát điểm của cụm từ cố định “đốt đền”.
 
Để góp thêm một nét lý giải động cơ việc làm “đốt đền”, hay “đốt chùa”, của Duy Tuệ, trong bài viết này, chúng ta cùng nhau tìm hiểu xuất xứ của cụm từ cố định “đốt đền, kẻ đã “đốt đền”, xét xem hai bên tương tự như thế nào.
 
Kẻ đốt đền là nhân vật chính của vở kịch “Vụ án Êrôtxtơrát”, tác giả Grigôri Gôrin. Vở kịch này được coi là một kiệt tác của sân khấu thế giới, đã được dàn dựng trình diễn ở nhiều nước. Tại Việt Nam, vở kịch được rất nhiều người biết đến từ những năm 1980, khi “Vụ án Êrôtxtơrát” được Đoàn kịch nói Trung Ương dàn dựng và lưu diễn tại nhiều thành phố lớn. Thành ngữ “đốt đền” theo nghĩa phá hoại, hủy báng để làm cho mình nổi tiếng, chiêu tập người hâm mộ… cũng bắt đầu từ đây.
 
Đọc lại “Vụ án Êrôtxtơrát” ta thấy tên đốt đền của thành Êphex, 356 năm trước Công nguyên, cũng tư duy và hành động không khác gì Duy Tuệ hiện nay. Do vậy, gọi Duy Tuệ là kẻ “đốt đền” cũng phải.
 
Một người, muốn được cả thành bang biết tên trong một ngày, đã nổi lửa đốt cháy đền thờ “nguy nga vĩ đại nhất thế giới” (1). Người đó là Êrôtxtơrát. Y uống rượu để có đủ can đảm hành động. Câu chuyện bắt đầu trong nhà ngục, khi Êrôtxtơrát vung vấy những lời nói tự hào về hành động của mình:
 
“Các người! Tôi là Êrôtxtơrát! Chính tôi va đốt cháy ngôi đền này” (2)
 
Hắn ta hoan hỷ vì trước hết đã tạo được một đám đông:
 
Khắp nơi người ta đổ xô lại. Chưa bao giờ, chưa có một ngày hội nào ở Êphetx lại đông người như vậy” (lời Êrôtxtơrát) (3).
 
Cũng như Duy Tuệ, Êrôtxtơrát đốt đền để… bán sách:
 
Êrôtxtơrát : Khoan! Tôi sẽ trả nợ ông với số lãi phần trăm mà ngay cả đến trong mơ ông cũng không hề thấy. Tôi muốn bán cho ông cái này.
 
(Giơ ra một cuộn bản thảo bằng giấy sợi cỏ).
 
Krixip: – Trong này có gì?
 
Êrôtxtơrát: – Bút tích của Êrôtxtơrát. Hồi ký của một người dám đốt một ngôi đền nguy nga vĩ đại nhất thế giới. Trong này có đủ cả: tiểu sử, thơ ca, triết học…” (4)
 
Êrôtxtơrátđã “tiếp thị” một cách gian xảo sách của mình:
 
“…Tôi không giới thiệu với ông một câu chuyện thần thoại sáo mòn nào đó, mà là Hồi ký của người đã đốt đền Actêmit ở Êphetx”. Người ta s tranh cướp ngay trên tay ông các loại ấy. Hãy suy nghĩ kỹ đi, Krixíp! Chẳng lẻ những suy nghĩ của một siêu nhân như tôi lại không hấp dẫn sao! Bọn thị dân ấy chúng sẽ ngốn từng chữ từng dòng một cách khoái trá” (5).
 
Như vậy đó, hiệu lực của hành động đốt đền đều đã được kẻ đốt ý thức rất rõ, từ đó nó đã được khai thác triệt để.
 
Nhưng cái mà Êrôtxtơrát cần không phải là tiền, mà là đám đông. Tụ tập quanh kẻ đốt đền là những người hiếu kỳ, ngưỡng mộ hành động vong mạng thôi chưa đủ, Êrôtxtơrát, từ nhà ngục, còn tung tiền bán bản thảo ra mua lời khen của đám đông:
 
Công dân II: – Thì bọn chúng tụ tập ở chỗ khác! Bọn chúng cũng đ đông lắm rồi. Thưa pháp quan! Chúng uống rượu suốt ngày và luôn mồm ca ngợi kẻ đã ban ơn cho chúng. Ngày hôm qua có một mụ đoán số kêu ầm lên ở ngoài chợ rằng Êrôtxtơrát là con của thần Zớt và nhiều người mê tín đã háo hức nghe lời mụ ta” (6).
 
Đó là kết quả của việc dùng tiền bán bản thảo nói về việc đốt đền, còn tác động của chính quyền hồi ký đốt đền là:
 
Tixaphec:…
Nhà vua Maxêđoan khẩn  cầu ta gửi một bản của Êrôtxtơrát, lại còn quốc vương Xiraquy và một số người rất có tiếng tăm na. Được xem tên trộm cướp ấy viết lách cái gì kể cũng hấp dn” (7).
 
Tuy vậy, mục tiêu cuối cùng của Êrôtxtơrát không phải là nổi tiếng, có đám đông để rồi chết. Hắn muốn đốt đền để… làm chính trị. Hắn nói với người đứng đầu thành Êphetx,Tixaphec:
 
Êrôtxtơrát : – … tôi bắt đầu cười vì tôi đã bắt đầu tìm ra cho mình một sự thật vĩ đại. “Sự xảo trá của người ta còn mạnh hơn thần linh!”. Tôi đã mất một nghìn đồng để có được cái chân lý đó. Tixaphec! Nhưng tôi cũng xin biếu không người đấy.
 
Tixaphec: (Suy nghĩ): – Thú vị đấy nhưng ta chưa hiểu người định khuyên ta điều gì?
 
ÊrôtxtơrátThay gã Tixaghec. Sứ giả từ Đenphơ có thể loan báo cái ý muốn đó của thần linh,có lợi cho nguyên soái đấy, nhưng đối với người thì lợi hơn là tôi phải sống và hu hạ người” (8).
 
Mục tiêu cao nhất của việc đốt đền, làm cho nổi tiếng, thu phục đám đông là như vậy. Chúng ta nghĩ gì về kẻ “đốt chùa” hôm nay?
 
Nhân vật “Người nhà hát” trong vở kịch đã nhận xét như sau:
 
Êrôtxtơrát cần phải được đem xử ngay. Mọi trì hoãn đều nguy hiểm.Tội ác không bị trừng phạt giống như quả bóng tuyết càng lăn càng lớn và sẻ biến thành tảng đá
 
Chúng ta cũng có thể so sánh nhận xét của nhân vật Klêông nhiếp chính Êphetx) về kẻ “đốt đền” khi xưa với kẻ “đốt chùa” ngày hôm nay: 
 
Klêông: (khinh bỉ) Không. Êrôtxtơrát không phải là một triết gia. Hắn chỉ là một tên bịp bợm, ngu dốt nửa vời, tự cho mình là siêu nhân(Đọc) “Nếu anh muốn điều gì thì hãy hiện thực hiện điều đó, không cần phải sợ hãi thần linh, không đếm xỉa đến người khác. Như vậy anh s chinh phục được vinh quang và sự tuân theo mù quáng” Đấy là mớ lý luận mà hắn đã nặn ra.
 
Người nhà hát: (Vẻ đăm chiêu nhắc lại). Nếu anh muốn nói điều gì bằng được thì hãy thực hiện điều đó bằng được, không cần sợ hãi thần linh, không đếm xỉa gì đến người khác… Đừng nên coi thường những câu nói đó, Klêông! Bên trong những lời nói đó chứa đựng sức mạnh lôi kéo. Hãy tin tôi, tôi đã sống lâu hơn người tn hai nghìn năm, và tôi đã từng chứng kiến những tên bịp bợm ngu dốt nửa vời ấy, có thể xoay chuyển đầu óc hang triệu con người. Người đang ở bên ngọn nguồn của căn bệnh sau này sẻ mang lại đau khổ vô cùng cho nhân loại. Thế hệ chúng tôi đã phải trả bằng máu để cứu trái đất này thoát khỏi cơn dịch hạch ấy” (9).
 
Lời thoại trên đã khá đủ ý nghĩa gợi cho người đọc những suy nghĩ cần thiết để kết thúc bài viết.
MT
——————————————————————
(1) Grigori Gorin: Vụ án Êrôtxtơrát Minh Ngọc dịch, nhà xuất bản Sân Khấu, Hà Nội, năm 2006. Trang 33
(2) Sđd, trang 16
(3) Sđd, trang 15
(4) Sđd, trang 33
(5) Sđd, trang 34
(6) Sđd, trang 88
(7) Sđd, trang 11
(8) Sđd, trang 139 – 140
(9) Sđd, trang 90 – 91. Vở kịch được biên soạn theo phương pháp Gián Cách của B. Bzech, đạo diễn, nhà soạn kịch thiên tài Đức thế kỷ XX, nên có nhân vật “Người nhà hát”, tham gia vào vở kịch, nói những lời bình luận, đánh giá,…
 
Klêông, nhiếp chính Êphetx, trước những hành động quỷ quyệt của Êrôtxtơrát, đã giết chết kẻ đốt đền tội phạm trước khi tòa tuyên án, bất chấp sự ngăn cấm điều này, để trừng phạt và chặn đứng tội ác. Trong vở kịch, nhân vật “Người nhà hát” đã can thiệp, trao con dao cho Klêông.