Hòa thượng Tố Liên thế danh là Nguyễn Thanh Lai, sinh năm 1903 (Quí Mão), song thân là cụ ông Nguyễn Văn Định và cụ bà Nguyễn Thị Đào, quê quán làng Quỳnh Lôi, tổng Kim Liên, huyện Hoàn Long, tỉnh Hà Đông (ngày nay thuộc địa phận Hà Nội) trong một gia đình Nho giáo, tín mộ đạo Phật.
Thủa nhỏ ngài được cha mẹ cho theo học chữ Nho với cụ Đồ Đào Xuyên, gặp lúc phong trào văn thân mà cụ Đồ tham gia bị thất bại khó khăn, lại được Thày dạy học khuyến khích, năm 13 tuổi ngài được cha mẹ chấp thuận cho xuất gia tầm sư học Đạo. Được Cố Hòa thượng Thích Thanh Tích, trú trì Tổ đình Hương Tích nhận làm đệ tử và hết lòng dạy bảo. Vốn bản chất cần mẫn, bộc trực năng động trong các Phật sự, tu hành ngày một tinh tấn, nên đã được Thày Tổ chọn làm Trưởng tử kế vị tương lai tại chùa Hương Tích; Nhưng ngài tha thiết xin được du phương tham học nhiều nơi khác tại các đạo tràng Đào Xuyên – Bắc Ninh, Tế Xuyên, Hà Nam, Vinh Nghiêm – Đức La Bắc Giang, Bằng Sở Hà Nội, Tam giáo – Hà Đông, Mỹ Cụ – Đông Triều và đã từng tu tập, trụ trì tại các chùa Thanh mai, Côn Sơn – Chí Linh Hải Dương. Nhờ vậy ngài đã trau dồi được giới đức phẩm hạnh thanh tịnh, trang nghiêm và vốn sở học uyên thâm, trí tuệ minh mẫn, nên khi hội đủ nhân duyên, ngay từ những năm 40, 50 của thế kỷ trước ngài đã có những đóng góp to lớn thiết thực trong phong trào chấn hưng, xây dựng Phật giáo ở Bắc Kỳ và trong cả nước – Có thể nói “Trong số các nhân vật hoạt động nhất của Phật giáo Bắc Kỳ, các Thiền sư Tố Liên, Trí Hải, Tuệ Chiếu và Vĩnh Tường là những khuôn mặt nổi bật nhất” (như tác giả Nguyễn Lang đã ghi nhận trong “Việt Nam Phật giáo sử luận” chương 34).
Ngoài các nguồn tư liệu tóm tắt, giản lược về lịch sử Phật giáo và các danh Tăng Việt Nam, viết về Cố Hòa thượng Tố Liên; Tôi may mắn là từ gần hai chục năm nay được gần gũi Hòa thượng Trí Tịnh (quê ở Nam Định, sinh năm 1925, xuất gia từ 1939 là đệ tử của Cố Hòa thượng Thích Thanh Khánh, Tổ đình Trung Hởu, Vĩnh Phúc). Sư cụ hiện là Viện chủ Linh Phong Thiền Uyển một cơ ngơi khang trang thanh tịnh tọa lạc trên sườn núi nhỏ, gần ngọn Hải Đăng, số 122, đường Phan Châu Trinh Thành phố Vũng Tàu; Trong những lần được tham vấn đàm đạo về sự thăng trầm của Phật giáo miền Bắc, sư cụ thường nhắc nhở đến những cảm niệm rất sâu sắc đối với Cố Hòa thượng Tố Liên, một bậc “Vong niên pháp lữ” của sư cụ từ nửa Thế kỷ trước đây.
– Từ giữa những năm ba mươi của Thế kỷ trước, Cố Hòa thượng Tố Liên đã hoan hỉ nhận lời cung thỉnh của các huynh đệ đồng đạo từ Côn Sơn ra chùa Quán Sứ Hà Nội để cùng Cố Hòa thượng Trí Hải và các vị danh Tăng cư sỹ khác chung lo Phận sự – Ngài đã mang hết tâm huyết vào việc giảng dạy, làm chủ sám và giới sư các đại giới đàn ở các Phật học đường Quán Sứ, Vân Hồ, Vạn hạnh, Khuông Việt, các Cô nhi viện. Thông qua Nhà xuất bản Đuốc Tuệ các Tạp chí, ngài đã cho khắc in nhiều bản và phổ biến toàn quốc bộ “Việt Nam Phật điển Tùng san” để lưu truyền hậu thế, tích cực tham gia các hoạt động về văn hóa giáo dục, cứu tế xã hội của Phật giáo Bắc Việt cho đến những năm đầu bốn mươi.
– Sau một thời gian về lại Côn Sơn tu hành, dưỡng bệnh, năm 1945 ngài lại trở ra chùa Quán Sứ cùng Hòa thượng Trí Hải điều hành Phật sự, tiếp tục xuất bản Tạp chí Tinh Tiến để truyền bá Phật pháp trong hoàn cảnh nước nhà mới giành được độc lập, các ngài đã khắc phục được mọi chướng duyên, tập hợp Tăng già, liên kết các tổ chức Phật giáo, thành lập Hội Việt Nam Phật giáo, Ủy ban Tăng già Bắc bộ, do các ngài Thích Mật Ứng làm Chánh chủ tịch; Thích Tố Liên làm Phó chủ tịch, Thích Mật Chiếu làm Thư ký …
Tháng 5 / 1946 Tạp chí Diệu Âm, cơ quan truyền bá Phật pháp của Ủy ban Tăng già Bắc Bộ ra số đầu tiên, ra được 6 số đến tháng 10 / 1946 thì đình bản. Do tình hình đất nước lúc đó, Ủy ban Tăng già Bắc Bộ, Hội Việt Nam Phật giáo, Hội Phật tử cứu quốc các Liên đoàn Tăng già các địa phương chỉ hoạt động trong thời gian ngắn nhưng đã thực hiện tốt tôn chỉ mục đích của mình là hoằng dương Phật pháp, phụng sự Tổ quốc; cứu khổ cứu nạn, mở rộng phạm vi cứu tế xã hội, tham gia bình dân học vụ … Đúng như Hồ Chỉ Tịch viết trong thư Người gửi cho Hội Phật tử Việt Nam nhân dịp Lễ Vu lan năm 1947: “Từ ngày nước ta trở nên Dân chủ cộng hòa, Hiến pháp ta tôn trọng tự do tín ngưỡng thì Phật giáo mới mở mang”.
Sau ngày toàn quốc kháng chiến 12 / 1946 các thành viên tổ chức Phật giáo VN lại đồng hành cùng dân tộc trong cuộc kháng chiến trường kỳ chống quân xâm lược giành độc lập tự do cho đất nước.
Với tinh thần “Tùy duyên bất biến” phụng sự đạo pháp và dân tộc tùy theo căn cơ hoàn cảnh của từng vùng, từng người. Ý thức trách nhiệm trước sứ mệnh lịch sử của đạo pháp và đân tộc trong vùng địch tạm chiến, Ngài và các vị cùng tâm huyết chí hướng đã khắc phục mọi trở ngại, đề cao chủ trương đoàn kết Tăng già, thống nhất Phật giáo nên cuối 1949, tâm nguyện ấy đã đạt được qua việc thành lập Hội Tăng Ni chỉnh lý Bắc Việt với Tạp chí Phương Tiện do Ngài làm chủ bút kiêm chủ nhiệm. Hội này là tiền thân của Hội Phật giáo Tăng già Bắc Việt (1950) vẫn do Ngài làm chủ tịch, đồng thời giữ chức Phó Hội trưởng Việt Nam Phật giáo.
-Để giành nhiều thời gian cho các việc đối nội, đối ngoại của Phật giáo, chính ngài đã vận động suy tôn Thiền sư Thích Mật Ứng làm Thiền gia Pháp chủ của Phật giáo Tăng già Bắc Việt và cung thỉnh Hòa Trí Độ từ miền Trung ra làm giảng sư và hoạt động Phật sự để sau này làm Hội trưởng Hội Phật giáo thống nhất Việt Nam.
-Từ những năm 1949 đến 1954 Ngài đã tích cực vận động các vị Tôn túc lãnh đạo Phật giáo của ba miền Bắc – Trung – Nam để thành lập giáo Hội Tăng già toàn quốc (1952) do Hòa thượng Thích Tuệ Tạng làm Thượng chủ bao gồm đại diện 3 miền là các Hòa thượng: Thích Mật Ứng, Thích Tịnh Khiết và Thích Huệ Quang và Hòa thượng Tố Liên nhận nhiệm vụ Tổng trị sự của Hội – Cũng trong thời gian này Ngài hướng dẫn thành lập các tổ chức gia đình Phật tử, đưa sinh hoạt vào nề nếp để hoằng dương Phật pháp và phụng sự Đạo pháp và dân tộc.
-Cùng với các hoạt động Phật sự ở trong nước một sự kiện quan trọng cần được ghi nhận và cảm niệm sâu sắc đối với công đức của Cố Hòa thượng Tố Liên là việc nêu cao vị thế của Phật giáo Việt Nam trên trường Quốc tế. Đó là sự kiện tháng 5 / 1950, Ngài đại diện cho Phật giáo Việt Nam đi dự Hội nghị thành lập Hội Thế giới Phật giáo Liên hữu tại Colombo thủ đô Tích Lan, gồm đại diện của Phật giáo 26 nước với 129 đại biểu. Trong đó Phật giáo Việt
Ngày 24 / 2 / 1951, Cố Hòa thượng Tố Liên lại được mời sang Tích Lan lần thứ 2 để dự Hội nghị hành chính Phật giáo Thế giới tại Colombo khi trở về Việt nam, Ngài đã mang theo một bảo vật là lá cờ Phật giáo Thế giới.
Tại Bắc Việt Hội Việt Nam Phật giáo đã cung thỉnh Hòa thượng Pháp chủ Phật giáo Tăng già bắc Việt chủ tọa lễ Thượng Kỳ Phật giáo tổ chức rất long trọng trang nghiêm vào ngày Phật đản mồng tám tháng tư năm Tân Mão (3/5/1951) tại chùa Quán Sứ Hà Nội.
– Năm 1952 Ngài tham dự Đại hội Phật giáo Thế giới tại Nhật Bản nhằm tăng cường hội nhập với Phật sự của Phật giáo thế giới như: phổ biến giáo lý Phật Đà trong các tổ chức giáo dục ở mỗi quốc gia, thực hiện các hoạt động nhân đạo từ thiện xã hội; Thành lập đoàn thanh niên Phật tử ở mỗi nước. Kết hợp những chuyến du hóa nước ngoài, Ngài đặc biệt lưu tâm đến sự hỗ trợ của Phật giáo nước bạn để đào tạo tăng tài bằng cách thức gửi các tăng sỹ Việt Nam du học nước ngoài nhằm nâng cao kiến thức, trau dồi văn hóa, tăng cường tình hữu nghị và đào tạo Như Lai sứ giả giữa các quốc gia Phật giáo trên qui mô quốc tế, mở đầu cho phong trào các Tăng Ni Phật tử Việt nam đi du học Nhật Bản, Ấn Độ, Đài Loan, Trung Quốc phát triển từ đó đến nay.
– Sau hiệp định Giơnevơ năm 1954, đất nước tạm bị chia cắt, Ngài ở lại miền bắc cùng các Hòa thượng cùng chí hướng như Tuệ Tặng, Trí Hải, Vĩnh Tường … Tiếp tuch tu hành, duy trì mạng mạch, làm trụ cột vững chãi trong việc truyền thừa Phật sự đã có nề nếp tạo dựng từ những năm bốn mươi.
– Đến năm 1958, Hội Phật giáo thống nhất ra đời, với Bộ máy nhân sự nội dung hoạt động mới của thời kỳ đầu chuyên chính vô sản, cải cách ruộng đất, thắt lưng buộc bụng phục vụ công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế văn hóa – xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà chống Mỹ cứu nước.
Với Ngài cũng đã đến thời kỳ tuổi tác ngày một thêm cao, bệnh tình sức khỏe giảm sút nhanh, Ngài cùng một số lão tăng khác nghỉ hoạt động Phật sự, phân tán tu tập – Từ đó Cố Hòa thượng tĩnh tu dưỡng bệnh tại chùa Quán Sứ và một số nơi như chùa Quỳnh Lâm, Đông Triều, Hà Nam, Vĩnh Phú … Khi sức khỏe và điều kiện phương tiện cho phép Ngài ghé thăm các bạn đồng đạo ở các nơi – Với tinh thần “Tùy duyên bất biến” Ngài đã là tấm gương cho các thế hệ đồng đạo đương thời về tinh thần nhẫn nại, tu hành nghiêm mật. Sư cụ Thích Trí Tịnh bồi hồi nhớ lại trong thời gian đang ở Am Ninh ẩn xã Lộc Vượng, ngoại thành
Mậu thân niên Thu Nguyệt
(Tháng thu năm Mậu Thân 1968)
Hà tất sơn lâm tác địa tiên
Tam gian trúc diệp dã tằng yên
Sài môn phong nguyệt lai bằng hữu
Tuyết án kinh văn hội thánh hiền
Thân thế không hoa quân tảo giác
Can tràng giới thạch ngã hà quyên
Túng nhiên tang hải kinh nhân cục
Bất biến tùy duyên nhậm thái nhiên.
– Và sự tu tập, cuộc sống của Ngài bình lặng như thế suốt những năm 60, 70 của Thế kỷ trước. Cho đến một ngày đầu xuân năm Đinh Tỵ – 1977, người ta thấy Cố Hòa thượng Thích Tố Liên, bình thản chống Thiền trượng đi thăm, đàm đạo cùng chư Tăng ở chùa Quán Sứ, như để tạ từ trước lúc Ngài an nhiên viên tịch tại chùa Quán Sứ vào buổi chiều ngày 13 tháng 02 năm Đinh Tỵ (tức 1/4/1977) sau hơn 60 năm học hành, tu tập liên tục làm Phật sự, Hoằng pháp độ sinh và trụ thế 75 năm.
– Về trước tác Cố Hòa thượng còn để lại những tác phẩm:
– Tấm gương quy y.
– Sự lý lễ tụng.
– Ký sự phái đoàn Phật giáo Việt Nam đi Tích Lan và Ấn Độ.
– Sau khi đi Nhật bản về Ngài đã dịch cuốn: “Duyên mệnh địa tạng” …
Cố Đại lão Hòa thượng THích Tố Liên (1903 – 1977) đã để lại cho Đạo pháp – Dân tộc chô đồng đạo và cho người đời một tấm gương ngời sáng về tinh thần kiên trì nhẫn nại với tinh thần “Tùy duyên bất biến” cùng đồng đạo, tận tụy phục vụ sự nghiệp chấn hưng đạo pháp – Dân tộc và sớm đưa Phật giáo Việt nam hội nhập với phong trào Phật giáo Thế giới.
Theo tác giả “Tiểu sử danh Tăng Việt Nam thế kỷ xx”, Bảo Tháp của Ngài được tôn xây tại chùa Sùng Phúc, thôn Huỳnh Cung, xã Tam Hiệp, huyện Thanh Trì tỉnh Hà Tây nay thuộc Thành phố Hà Nội – Bảo hiệu là Chân Không Tháp.
Thực trạng Bảo Tháp Chân Không của Ngài hiện nay ra sao, chúng tôi ở xa chưa có dịp đến đảnh lễ – Với tấm lòng thành kính biết ơn sâu sắc một vị Cao Tăng, chúng tôi đề nghị Ban tổ chức Hội thảo nên cử người về tiền trạm, thắp hương sửa sang lại trước, và tổ chức cho các đại biểu tham dự cuộc Hội thảo được về chiêm bái đảnh lễ trước bảo tháp giác linh Cố Đại lão Hòa thượng Thích Tố Liên trước lúc khai mạc – Trường hợp cần thiết phải huy động kinh phí để sửa sang tôn tạo, xin ban tổ chức thông báo, tôi tin là các đại biểu sẵn sàng phụng cúng – Xin trân trọng đề nghị và cảm ơn Ban Tổ chức Hội thảo.
Kính thưa Ban tổ chức Hội thảo và quý vị đại biểu!
Sau khi được quý vị lãnh đạo Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam phân công nhận lời mời Tham gia cuộc Hội thảo khoa học quan trọng này, tôi đã có duyên lành là được một Phật tử cao niên trao tặng tập sách mỏng “Ý nghĩa Cờ Phật giáo và cuộc du hành của Bác sĩ G.P MALASEKERA Hội trưởng Hội Phật giáo Thế giới qua thăm Việt Nam 5/1951” mà cụ đã lưu giữ trân trọng từ trên 50 năm nay.
Qua tập sách quý báu này, đặc biệt là đọc lại bài “Diễn văn khai mạc lễ thượng kỳ Phật giáo Thế giới” của Thượng tọa Tố Liên đại diện Ban chấp hành Hội Phật giáo Thế giới tại Việt Nam. Khi viết đến phần cuối bài tham luận này, bên tai tôi như còn vang vọng những lời tha thiết tâm huyết của Người. Tôi xin phéo trích ra đây để thay lời kết thúc
…”Lịch sử nhân loại vẫn chứng tỏ rõ ràng Phật giáo đã lưu hành từ Đông sang Tây trong khoảng 25 thế kỷ – Có thể nói Phật giáo vẫn ẩn hiện trên phương diện đạo đức thuần túy để trùên bá khắp thế gian … Tuy vậy, thời đại có suy tất có thịnh. Tôn giáo cũng theo đó để định đoạt tiến hóa – Chư Phật đã dạy: “Nhân duyên đến thì vạn sự thành, thiếu nhân duyên thì mọi sự hỏng”.
… Trong lúc các dân tộc trên mọi thế giới đã từng đau khổ hãi hùng vì cuộc đại chiến vừa qua và còn định dẫn nhau vào sự tàn sát của chiến tranh một lần nữa; May mắn thay, chính làg lúc chân tâm được phát hiện – Cũng như các nước khác, dân tộc Việt Nam cũng không thoát khỏi vòng chinh chiến và phải chịu bao cảnh núi xương sông máu … Mặc dù gặp bao nhiêu những sự biến thiên liên tiếp và những hoàn cảnh khó khăn, dân tộc Việt nam vẫn có những bậc đạo đức sáng suốt, tìm phương bồi bổ cho nhân tâm thế đạo.
Nhân loại cần phải trở lại đời sống ôn hòa thuần hậu – Phật giáo Việt
…Ngày nay Phật giáo Việt
… Để xứng đáng là những người con Phật đang nhất thiết tuân hành những lời vàng ngọc của đấng Từ Phụ, Phật tử chúng ta hãy kiên quyết đoàn kết chặt chẽ, thống nhất ý chí hành động phục hưng Phật giáo Việt Nam để đem lại hòa bình hạnh phúc cho toàn dân và hết thảy nhân loại …”
-Những lời tâm huyết thiết tha của Cố Đại lão Hòa thượng Thích Tố Liên từ 56 năm trước đây vẫn còn nguyên giá trị trong những ngày đầu xuân Đinh Hợi – 2007 này, thật sự là những lời Pháp nhũ nhắc nhở chúng ta về trách nhiệm của mình với Đạo Pháp, dân tộc trong xu thế hội nhập toàn cầu hiện nay.