1. Khái quát về bối cảnh lịch sử
Hoà thượng Tố Liên (1903-1977) sinh ra và lớn lên trong bối cảnh đất nước thuộc địa nửa phong kiến. Các nước Tây Âu đã trải qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa và hoàn thành cách mạng công nghiệp hoá đất nước, một số nước đã trở thành cường quốc trên thế giới 1. Trong sự phát triển của nền khoa học, công nghiệp tiên tiến, dẫn đến sự đua tranh thị phần, phân chia thuộc địa giữa các thế lực đế quốc phương Tây. Đã dẫn đến hai cuộc chiến tranh thảm khốc với quy mô rộng lớn trên toàn cầu 2. Cuộc chiến tranh thế giới thứ hai, đẩy nước ta vào cảnh “ngàn cân treo sợi tóc”. Đây là thời kỳ khó khăn, phức tạp và tinh tế nhất trong lịch sử Việt Nam 3 Tuy phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc do Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo, đã giành được thắng lợi, nhưng thực dân Pháp không từ bỏ dã tâm xâm lược nước ta một lần nữa. Để bảo toàn lực lượng, chính quyền cách mạng non trẻ Việt
Sau khi chiếm xong Hà Nội, thực dân Pháp tiếp tục mở rộng địa bàn ra nhiều vùng đồng bằng Bắc bộ, các cuộc chiến tranh du kích của quân và dân ta nổ ra khắp nơi, đã gây không ít khó khăn và thiệt hại cho địch. Sau trận quyết chiến ác liệt tại chiến trường Điện Biên Phủ, thực dân Pháp mới chịu đầu hàng, Hiệp định Giơnevơ được ký kết, từ đó cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta chấm dứt và bước sang giai đoạn mới.
2. Từ phong trào Chấn hưng đến sự thống nhất Phật giáo toàn quốc
Vào đầu TK XX, phong trào chấn hưng Phật giáo xuất phát từ Ấn Độ, rồi lan ra các nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Việt
Ở Trung Quốc, bên cạnh cư sĩ Dương Nhân Sơn còn có Âu Dương Tiệm, Mai Quang Hy, Thích Nhân Sơn…cùng chung lo Phật sự. Với mục đích cải cách là: Phật tăng chủ nghĩa (cải cách giáo đoàn, bài trừ ngu tăng), Phật hoá chủ nghĩa (lấy Phật giáo làm quốc giáo), Phật quốc chủ nghĩa (chuyển thế gian thành nước Phật). Nhiều cơ sở hạ tầng được xây dựng, nhiều hiệp hội ra đời như Tăng già giáo dục, Phật giáo hợp tiến, Phật giáo tổng hội, Phật giáo Liên hiệp, Phật giáo cư sĩ lâm…; các hiệp hội này đều có Tạp chí riêng của mình. Đặc biệt những cơ sở Phật học, báo chí do thiền sư Thái Hư sáng lập đã ảnh hưởng lớn đến Phật giáo Việt
Ở Việt
Thấy trong Nam làm được, thiền sư Giác Tiên ở Huế cũng đứng ra vận động và thành lập Hội An Nam Phật Học vào năm 1932, cử cư sĩ Lê Đình Thám làm Hội trưởng, thiền sư Giác Tiên làm Chứng minh đạo sư, trụ sở đặt tại chùa Trúc Lâm, số báo Viên âm ra ngày 1/12/1933.
Ở ngoài Bắc, thấy trong Nam và miền Trung làm được, các thiền sư cũng ra sức vận động 7 cuối năm 1934 Hội Bắc Kỳ Phật Giáo cũng được thành lập và suy tôn thiền sư Thanh Hanh làm thiền gia Pháp chủ, cử ông Nguyễn Năng Quốc làm Hội trưởng, trụ sở đặt tại chùa Quán Sứ, Tạp chí Đuốc tuệ, ra mắt vào trung tuần tháng 8//1935.8
Sau cách mạng tháng 8 năm 1945, Nước Việt
Cùng thời gian trên, năm 1948 Hội Phật giáo Việt Nam hoạt động trở lại, do cư sĩ Bùi Thiện Cơ làm Hội trưởng, Thượng toạ Tố Liên làm Hội phó. Tờ Tin tức Phật giáo ra hàng tuần vào thứ 7 là cơ quan ngôn luận của hội.
Đến tháng 5/năm 1951, thành lập Tổng hội Phật giáo Việt
Như vậy, từ phong trào Chấn hưng đến khi thành lập Tổng hội Phật giáo Việt Nam, rồi Giáo hội Tăng già Việt Nam; trải qua nửa thế kỷ, với nhiều tổ chức giáo hội ở mỗi Kỳ. Đây là thành quả to lớn của Phật giáo Việt Nam mà trước đó không có được, cụ thể là đã thống nhất được Phật giáo trên cả nước.
3. Hoà thượng Tố Liên với Phật giáo Việt
Hoà thượng sinh ra và lớn lên trong một gia đình Nho giáo 14 sớm giác ngộ đạo thiền, phát tâm xuất gia trong chùa Hương Tích 15 Vốn bẩm tính thông minh, lại được thầy tổ giử đến những nơi có danh tiếng tu học, nên Hoà thượng nhanh chóng trở thành pháp khí trong sơn môn và giáo hội 16
Sau khi Hội Phật giáo Bắc Kỳ thành lập, nhận thấy Hoà thượng là người siêu xuất, nên hội thỉnh ra hội quán để giúp việc. Ban đầu Hoà thượng được mời vào trong Ban thuyền học để chăm lo công tác giáo dục, từ đó về sau hệ thống giáo dục đào tạo Phật học ngày càng đổi mới, nâng cao và phát triển 17Cùng thời gian này, Hoà thượng còn được thày tổ uỷ thác lo kinh phí xây dựng hội quán và bảo trợ học đường 18 Rồi hội lại mời tham gia vào Ban biên tập báo chí, sau đó làm chủ bút, chủ nhiệm của nhiều tờ báo Phật giáo lúc bấy giờ 19 Những bài viết của Hoà thượng không chỉ phổ biến kiến thức Phật học, mà còn mang tính giáo dục sâu sắc trong giới tăng ni đương thời mà còn mãi mãi về sau 20
Sau khi cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công, Nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà ra đời, với tài đức của Hoà thượng được ứng cử vào danh sách đại biểu Quốc hội khoá đầu tiên ở Hà Nội 21 Và cũng là Người nhiệt tình ủng hộ Chính quyền cách mạng, cụ thể là lập ra tổ chức Phật giáo mới lấy tên là Uỷ ban Tăng già Bắc Việt mà Hoà thượng làm Phó Chủ tịch, đồng thời còn làm Chủ bút báo Diệu âm-cơ quan hoằng pháp của tổ chức này, với nhiều bài viết cổ vũ cho chủ trương của Chính phủ 22 Cuối năm 1946 thực dân Pháp lại dã tâm xâm lược nước ta một lần nữa, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến 23số đông dân chúng trong nội thành phải đi sơ tán, các sư cũng phải về các chùa thôn quê cư trú, Hoà thượng Tố Liên lâm bệnh cũng được chuyển về chùa Côn Sơn điều trị, các cơ sở hoạt động của giáo hội đều ngừng trệ. Từ cuối tháng 2/1947 trở đi, Hà Nội im tiếng súng, dân chúng trong thành đi tản cư lục tục kéo nhau trở về trong đó có các sư, nhưng nguỵ quyền gây khó dễ không cho vào nội thành. Trước tình hình đó, Hoà thượng Tố Liên thành lập một tổ chức gọi là Liên đoàn Tăng Ni nội ngoại thành do Hoà thượng làm Chủ tịch, để giải quyết cho tăng ni hồi cư. Sau đó, tổ chức này đổi thành Chỉnh lý Tăng già Bắc Việt, chủ yếu để làm việc với chính quyền đòi lại chùa chiền và những cơ sở của Phật giáo mà chính quyền quản lý hoặc giao cho người khác. Cuối năm 1949 Hoà thượng dẫn đầu đoàn đi vào miền Trung và miền Nam gặp chư tôn đức cao cấp lãnh đạo các hiệp hội trong này, để bàn chuyện thống nhất Phật giáo trong cả nước. Từ năm 1950 đến 1952, Hoà thượng đại diện cho Phật giáo Việt Nam-dẫn đầu đoàn đi tham dự Phật giáo Thế giới (PGTG) ở Srilanka, Nhật Bản và Ấn Độ. Tại những đại hội này, Hoà thượng đã phát biểu và đóng góp nhiều ý kiến thiết thực, quan trọng cho hội nghị 24 được các đại biểu tán thán và suy tôn làm Đệ nhất Phó Hội trưởng Hội Phật giáo Thế giới 25Phật kỳ được rước về tung bay trên bầu trời Hà Nội 26đồng thời nhân danh Ban chấp hành PGTG, Hoà thượng lập một trung tâm PGTG tại Việt Nam, Ban nghiên cứu điều lệ PGTG, cải cách tổ chức Phật giáo trong nước phù hợp với thông lệ Quốc tế 27giử tăng sinh đi du học nước ngoài 28. Đến năm 1951 nguyện vọng thống nhất Phật giáo cả nước do Hoà thượng xướng xuất đã thành công, đây là một tổ chức rộng lớn, với nhiều tập đoàn Phật giáo, bao gồm nhiều thành phần cả tu sĩ và cư sĩ, đúng với danh xưng của nó, đó là Tổng hội Phật giáo Việt Nam 29Để đáp ứng và hoà nhập với tổ chức Phật giáo Quốc tế, năm 1952 thành lập Giáo hội Tăng già Việt Nam, đây là một tổ chức chỉ giành riêng cho giới tu sĩ 30
Ngoài ra, những việc Phật sự hàng ngày như: nhiều năm giữ chức Chánh trụ trì chùa Quán Sứ, chùa Côn Sơn, thuyết pháp, hành đạo, giảng dạy và từ thiện xã hội thì không thể kể xiết 31
Sau Hiệp định Giơnevơ ký kết ngày 21/7/1954, hoà bình được lập lại trên miền Bắc và bước vào thời kỳ mới xây dựng Chủ nghĩa Xã hội. Năm 1958 miền Bắc thành lập Hội Phật giáo Thống nhất do Hoà thượng Thích Trí Độ làm Hội trưởng. Từ đấy trở đi, Hoà thượng Tố Liên cũng như bao đồng chí khác của Người, hoạt động cho các tổ chức Phật giáo trước đây đều về tĩnh tu nơi trụ xứ của mình 32
Tóm lại, nửa đầu thế kỷ XX, là thời kỳ lịch sử Việt
—————————–
Tài liệu tham khảo
1. Hồi ký thành lập Hội Phật giáo Việt
2. Việt Nam Phật giáo sử luận, tập III/Nguyễn Lang, NXB Văn Học, Hà Nội 1994.
3. Tiểu sử danh tăng Việt
4. Lịch sử Phật giáo Trung Quốc/Hoà thượng Thích Thanh Kiểm.
5. Phác thảo lịch sử thế giới/TS Cao Liên, NXB Thanh Niên, Hà Nội 2003
6. Tiến trình lịch sử Việt Nam/Nguyễn Quang Ngọc chủ biên/ NXB Giáo Dục, Hà Nội 2002
7. Việt
8. Tư liệu về Hoà thượng Tố Liên/ Nguyễn Đại Đồng sưu tầm, năm 2006
9. Chùa Hương, Đặc san Ban xây dựng chùa Hương, 2007
1. Cách mạng tư sản Anh diễn ra từ 1640, cách mạng tư sản Mỹ năm 1773, cách mạng tư sản Pháp năm 1789, cách mạng tư sản Nhật Bản năm 1868. Đến cuối TK XVIII nước Anh đã trở thành nước công nghiệp hoá tư bản chủ nghĩa, là cường quốc số một trên thế giới, tiến hành nhiều cuộc chiến tranh xâm lược và là nước đứng đầu về thuộc địa. Nước Đức, Pháp, Mỹ, Nga và Nhật Bản thực hiện công nghiệp hoá đất nước vào giữa thế kỷ XIX. Riêng Nhật Bản từ 1868-1912 đã trở thành nước tư bản chủ nghĩa, tiến lên đế quốc chủ nghĩa, là nước duy nhất ở châu Á thoát khỏi sự xâm lược của các cường quốc phương Tây.
2 Chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914-1918). Chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939-1945)
3 Sau khi quân Đồng minh (Liên Xô, Anh, Mỹ) giải phóng châu Âu, tiến quân sang châu Á đánh Nhật Bản. Lúc này đế quốc Nhật đã chiếm hầu hết các thuộc địa của Anh, Mỹ, Pháp, Hà Lan ở Thái Bình Dương. Đầu tháng 8/1945 Mỹ ném bom nguyên tử xuống hai thành phố Hirôsima và Nagazaki giết chết 450000 dân Nhật Bản; cùng tháng này hồng quân Liên Xô tấn công đạo quân Quan Đông của Nhật Bản giải phóng ba tỉnh Đông Bắc Trung Quốc và Triều Tiên. Đến ngày 15/8/1945 Nhật hoàng tuyên bố đầu hàng quân Đồng minh. Cùng thời gian này, phong trào giải phóng dân tộc nổ ra khắp nơi trên thế giới, ở nước ta dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân dân ta đã giành lại chính quyền và tuyên bố độc lập vào ngày 2/9/1945 khai sinh ra nước Việt
Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, trật tự thế giới chia làm hai cực-Ianta. Các nước Đông Âu như Ba Lan, Tiệp Khắc, Ru Ma Ni, Bun Ga Ri, Hung Ga Ri, An Ba Ni và Mông Cổ ở châu Á thuộc các nước chủ nghĩa xã hội do Liên Xô đứng đầu. Các nước còn lại thuộc về chủ nghĩa tư bản do Mỹ đứng đầu, ở các thuộc đại châu Á, châu Phi, châu Đại Dương vẫn nằm dưới sự thống trị của các nước tư bản vốn có từ trước. Tuy nhiên, thời gian này, một số nước thuộc địa đã vùng dậy đấu tranh giành độc lập như Hi Lạp, Nam Tư, Trung Quốc và Việt Nam, Lào, Campuchia. Riêng Việt Nam nhiều phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc nổ ra, tiêu biểu như Hôi Việt Nam cách mạng thanh niên, thành lập tháng 6/1925, hội này gắn liền với sự hoạt động của Nguyễn ái Quốc và là tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam sau này. Hội phục hưng Việt
4 Ví dụ Kim lăng học đường, Võ xương Học Viện, Tạng văn học viện, Thế giới Phật học…Năm 1927 sư Thiện Chiếu được cử ra Bắc liên lạc, khi trở về ông có đưa cho thiền sư Khánh Hoà xem chương trình cải tổ Phật giáo của Tổng hội Phật giáo Trung Hoa đăng trên Tạp chí Hải Triều Âm do thiền sư Thái Hư chủ biên. Năm 1937 khi Hoà thượng Trí Hải được cử sang du học Trung Quốc cũng đã viết trong hồi ký: “Chủ ý của chúng tôi là mong sao gặp được Hoà thượng Thái Hư, vị lãnh đạo Phật giáo Trung Quốc mà ở nhà chúng tôi đã được đọc sách báo và biết cụ đã từng sang các nước bên Âu, Mỹ truyền bá đạo pháp, được các giới trí thức phương Tây rất hâm mộ”.
5 Năm 1927 trên báo Thực Nghiệp, một số Phật tử Hà Nội, trongtrong đó có thiền sư Tâm Lai đề xướng về việc chấn hưng Phật giáo, nên thiền sư Khánh Hoà cử sư Thiện Chiếu ra Bắc liên lạc.
6 Gồm thiền sư Huệ Quang, Thiện Niệm, Từ Nhãn, Chơn Huệ và một số cư sĩ có Tây học như Ngô Văn Chương, Phạm Ngọc Vinh, Nguyễn Văn Cần, Trần Nguyên Chấn…
7 Những gương mặt tiêu biểu lúc bấy giờ như thiền sư Trí Hải, Tâm ứng, Tâm Bảo; cư sĩ Lê Dư, Nguyễn Hữu Kha, Trần Trọng Kim, Bùi Kỷ…Trong Hồi ký thành lập Hội Phật giáo Việt
9 Theo Nghị định số 158 VV/PG ngày 13/5/1946 của Bộ Nội vụ Chính phủ Nước Việt
10 Cuối năm 1946, giặc Pháp đánh chiếm Hà Nội. Trước đó, các sư tản cư mỗi người một nơi, công việc của hội tại Hà Nội tạm ngừng hoạt động. Đến năm 1947 Hà Nội im tiếng súng, các sư đi tản cư bắt đầu trở về chỗ cũ, nhưng bị các nhà cầm quyền đương thời không cấp giấy tờ, làm khó dễ, không cho ở Hà Nội. Nên các sư phải lập ra hội này, chủ yếu để giao dịch, giải quyết công việc cho các chùa; lúc đó nhiều chùa nguỵ quyền đã giao cho người khác ở.
11 Tổ chức này ra đời, với mục đích bảo vệ chùa cảnh, chống lại Ban quản trị của thành phố. Trong kỳ Đại hội đồng lần thứ nhất, ngày 20/8/1949, quan khách về dự có ông Nguyễn Đình Tri đại diện cho Ngài thị trưởng và là Chủ tịch Hội đồng đình chùa Hà Nội. Trước những đề nghị chính đáng của tăng ni trong đại hội, ông Tri phải tuyên bố: “sẽ trả lại quyền quản trị cho Hội những chùa cảnh thuộc phạm vi tôn giáo” Trích theo Tư liệu về Hoà Thượng Tố Liên do Nguyễn Đại Đồng sưu tầm, trang 8”
12 Đây là tổ chức thống nhất Phật giáo trong cả nước, tập hợp tất cả các tổ chức tu sĩ và cư sĩ lớn lúc bấy giờ như: Hội Phật giáo Tăng già Bắc Việt, Hội Việt Nam Phật giáo Bắc Việt, Sơn môn Tăng già Trung Việt, Hội Phật học Việt Nam Trung Việt, Giáo hội Tăng già Nam Việt và Hội Nam Kỳ Nghiên cứu Phật học. Đại hội được tổ chức tại chùa Từ Đàm, Huế từ 6-9/5/1951. Trong hệ thống tổ chức, ngoài Viện Tăng thống và Hội đồng Quản trị TW. Hội còn lập các hội viên trong hội như Sáng lập hội viên, Danh dự hội viên, Tăng già hội viên, Ân nghĩa hội viên, Tán trợ hội viên, Thực hành hội viên, Thiện tín hội viên và Tuỳ hỷ hội viên.
13 Đây cũng là tổ chức thống nhất Phật giáo trong cả nước, nhưng chỉ giành cho giới xuất gia-tu sĩ mà thôi. Đại hội diễn ra tại chùa Quán Sứ, Hà Nội, từ ngày 8 đến 14/9/1952.
14 Hoà thượng thế danh là Nguyễn Thanh Lai, hiệu Tố Liên. Quê quán tại làng Quỳnh Lôi, huyện Hoàn Long, tỉnh Hà Đông xưa; nay thuộc quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
15 Năm 13 tuổi xuất gia làm đệ tử tổ Thanh Tích trụ trì chùa Thiên Trù, thôn Yếu Vĩ, xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Tây nay.
16 Năm 16 tuổi thụ Sa di, 20 tuổi thụ Tỉ khiêu. Và sam học Phật pháp những nơi danh tiếng lúc đó như chùa Đào Xuyên, Hà Nội; chùa Tế Xuyên, Hà Nam; chùa Bằng và chùa Sở, Hà Đông; chùa Vĩnh Nghiêm, Bắc Giang. Ngoài ra, Ngài còn học cả ngoại thư tinh thông cả Nho giáo và Lão giáo. Ngài thuộc thế hệ thứ 10 và là trưởng sơn môn Hương Tích.
17 Năm 1936, Hoà thượng Tố Liên được mời vào Ban thiền học lúc đó do Hoà Thượng Thích Thanh Thuyên-Tổ Tuệ Tạng phụ trách. Cùng năm đó, Hoà thượng Tố Liên được cử vào Huế để tham khảo các trường Phật học trong đó, khi về Hoà thượng viết Đi tham cứu trường Phật học ở Huế đăng trên báo Đuốc tuệ số 45, có đoạn: “Đạo Phật là một đạo chú trọng về phương diện khai hoá, hiện nay xã hội đương xu hướng về khoa học Đông tây, cái kiến, văn, tư tưởng ngày nay khác với cái kiến, văn, tư tưởng ngày xưa nhiều lắm. Nếu những nhà đi truyền bá tôn giáo mà không biết theo trình độ tiến hoá để phủ dụ giáo hoá người, thì chẳng khác chi cái hòm tròn mà cái nắp vuông…Tôi nghe trường Phật học ở Huế có dạy cả triết học Đông tây, nếu ngoài Bắc ta có mở trường Phật học cũng nên theo như chương trình Phật học ở Huế, rồi tuỳ cơ châm chước mà giáo huấn, thì Phật học hiện thời mới được tiến bộ”. Có thể nói, hệ thống giáo dục của Phật giáo Bắc kỳ từ đây ngày càng phát triển, chương trình học tập thêm phong phú hiện đại. Những cơ sở đào tạo giáo dục Phật học ở Bác kỳ lúc đó như chùa Quán Sứ, chùa Sở, chùa Bồ Đề, chùa Bát Tháp, chùa Vân Hồ đều ở Hà Nội; chùa Côn Sơn, Chí Linh, Hải Dương và trường Cao Phong ở Phúc Yên. Theo Đuốc tuệ số 83, ngày 15/4/1938, Ban trị sự Phật học Bắc Kỳ đăng bài Vì sao mà Hội Phật giáo Bắc Kỳ cần phải chỉnh đốn mở mang các trường thuyền học, đại lược cho biết:
– Ngày 10/4 âl này, khai trường Sư phạm ở chùa Quán Sứ
– Trường Đại học vẫn nguyên ở chùa Sở (Phúc Khánh)
– Mở thêm trường Đại học, Trung học và Tiểu học ở chùa Bồ Đề
– Mở thêm trường Trung học và Tiểu học về
Bốn trường trên, mọi chi dùng cho học sinh tu học, hội cung cấp hoàn toàn.
Những năn tiếp theo: Năm 1940 mở trường Tiểu học ở chùa Côn Sơn, Chí Linh, Hải Dương. Năm 1941 mở trường ni học tại chùa Bồ Đề. Năm 1944 khai giảng trường Tiểu học Cao Phong ở làng Đông Bài, Kim Anh, Phúc Yên. Năm 1949 khai giảng trường Khuông Việt ở chùa Quán Sứ (tăng) và chùa Vân Hồ (ni). Năm 1953 lập trường Vạn Hạnh. Đặc biệt năm 1948 lập trường Bảo trợ Giáo dục nhi đồng, trường này, giúp trẻ em nghèo, thất học ở Hà Nội.
18 Hội Phật giáo Bắc Kỳ thành lập năm 1934. Hoà thượng Thích Thanh Tích được mời trong Ban Cố vấn và tham gia giữ chức Trưởng ban Tài chính kiêm thủ quỹ của hội. Năm 1936 khởi công xây dựng chùa Quán Sứ vào ngày 8/4 âm lịch. Ban hưng công do Hoà thượng Nguyễn Thanh Ất trụ trì chùa Quán Sứ làm Trưởng ban, Hoà thượng Thanh Tích trụ trì chùa Hương Tích và quý Hoà thượng, Thượng toạ…đều được bầu làm Uỷ viên của ban; Vì bận công việc trong chùa Hương, nên Hoà thượng uỷ thác cho đệ tử là Thượng toạ Tố Liên thay mặt Hoà thượng lo công việc của hội.
19 Như báo Đuốc tuệ của Hội Phật giáo Bắc Kỳ do ông Trần Trọng Kim làm Trưởng ban. Báo Tinh tiến, báo Diệu Âm của Uỷ ban Tăng già Bắc Việt. Báo Nguyệt san Phương tiện của Giáo hội Tăng già Bắc Việt. Tờ Tin tức Phật giáo của Hội Phật giáo Việt
20 Đuốc tuệ số 35 năm 1936, trong bài Mười phép độ người xuất gia, có đoạn Hoà thượng Tố Liên viết: “Thường có nhiều người hỏi tôi rằng: Phật pháp bây giờ đương hồi mạt vận, đời không quý chuộng học, hạnh, giới, đức, thì gã hô hào làm chi cho phí sức, uổng công…”. Sau đó, Hoà thượng nêu ra 10 tiêu chuẩn chọn người xuất gia của tổ Bách Trượng làm mẫu cho việc độ đệ tử hiện nay. Trong Đuốc tuệ số 42 năm 1936, Hoà thượng Tố Liên có bài Cái buồn chung của tăng giới thiếu niên trụ trì ngày nay, như đoạn: “Cái buồn đây là buồn cho những vị đương độ tuổi còn trẻ, sức còn mạnh mà lại có tính chất thông minh, có thể học tập cho sau này thành tài đạt đức, mà cam tâm bỏ phí mất cả thời giờ báu ngọc, không chịu học tập tu trì, để tương lai hiệp lực cùng nhau mà làm các sự nghiệp của Phật tổ di truyền lại. Chỉ khu khu mỗi người giữ một ngôi chùa để chiếm lấy cái địa vị an nhàn, tự đắc là một ông chủ, bo bo giữ lấy dăm bảy mẫu ruộng, một vài sào vườn, quanh năm lấy cái lợi lộc ấy mà chu cấp cho cái uế thân. Vị nào biết tin nhân quả thì còn sửa sang được chùa chiền, nhưng việc sửa sang này chỉ là một việc tu phúc mà thôi, nếu không học tập tu luyện cho có trí tuệ, mà cứ thiên về mặt làm phúc, cũng chưa khỏi người xưa chê rằng: “tham gánh gai mà bỏ vàng”. Còn những người rông dỡ phóng túng kia, họ chỉ nhận hai câu này làm đầu đề cho cả kiếp tu của họ: “Đời người được mấy gang tay. Chẳng ăn cũng thiệt chẳng chơi cũng hoài”. Có người vì thế mà sinh ra làm nhiều điều cực kỳ tệ ác. Những hạng ấy chẳng những là họ phá một kiếp tu hành của họ mà thôi. Họ lại làm cho Phật pháp tăng già vì họ mà suy đồi đi nữa. Cứ theo nhời Phật nói trong luật, thời Phật bảo hạng người ấy là bọn tặc trụ tỉ khiêu. Nghĩa là quân giặc khoác áo thầy tu, để phá hoại cơ nghiệp Phật tổ”.
21 Căn cứ theo Tư liệu về Hoà thượng Tố Liên của ông Nguyễn Đại Đồng cung cấp, cho biết Báo cứu quốc số 113 ra ngày 10/12/1945 đăng danh sách 43 vị ứng cử đại biểu Quốc hội khoá 1 ở Hà Nội có ông Nguyễn Thanh Lai tức Tố Liên chùa Quán Sứ Phật giáo hội/trang 5. Theo Tiến trình Lịch sử Việt Nam/Nguyễn Quảng Ngọc chủ biên/NXBGiáo dục cho biết: Tổng tuyển cử diễn ra vào ngày 6/1/1946, gồm 333 đại biểu và kỳ họp đầu tiên của Quốc hội vào ngày 2/3/1946 tại Nhà Hát lớn.
22 Trên báo Nguyệt san Diệu âm, Hòa thượng Tố Liên viết: “Các chiến sĩ quyết hy sinh tính mệnh ra nơi chiến địa, chiến đấu với quân thù để giữ vững non sông đất nước, thì đằng này các giáo viên hy sinh hết tâm lực thì giờ để tiễu trừ giặc dốt cho quốc dân, hai đường đều có công ân cứu quốc cả. Riêng tôi, thì tôi nhận thấy việc Bình dân học vụ còn mật thiết hơn…toàn cõi Việt Nam mỗi chùa đều lập một trường BDHV, trường học đó lại là trụ sở tuyên truyền báo chí, đó là một phương pháp cải tổ nhân tâm rất giản dị mà có rất nhiều hiệu quả. Hầu hết nước Việt Nam, làng nào cũng có chùa, vị sư chủ chùa nào cũng gắng gỏi cũng nhiệt liệt với công cuộc BDHV như vậy thì chẳng cần phải bỏ bút mặc chiến bào mà vẫn thành công tiễu trừ giặc dốt xoá cái nạn dân ngu như vậy chả là một biện pháp cứu quốc có hiệu lực ư”.
23 20 giờ ngày 19/12/1946 lệnh chiến đấu phát ra, quân dân thủ đô nổ súng mở màng cho cuộc kháng chiến, tiếp theo là lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chủ tịch Hồ Chí Minh. Sđd/308.
24 Trong lần tham dự hội nghị thành lập Hội Phật giáo Thế giới ở Colombo thủ đô Srilanka năm 1950, Ngài đã thẳng thắn phê bình về cách thức tổ chức của hội nghị còn non kém: “Chỉ vì thiếu kinh nghiệm nên các ngài đã vô tình đưa hội nghị đi vào con đường úng tắc”, và khảng định nền độc lập dân tộc của nước mình. Năm 1952, với Thông điệp của Phái đoàn Phật giáo Việt
25 Tài liệu nói về Hoà thượng Tố Liên được suy cử làm Phó Hội trưởng Hội Phật giáo Thế giới không thống nhất trong kỳ đại hội. Xem Hồi ký thành lập Hội Phật giáo Việt
Tháng 5/1951 dự đại hội thành lập Hội Phật giáo Thế giới tại