Kính thưa chư vị tôn túc và các vị khách quý,
Vào những thập niên 20 và 30, phong trào chấn hưng Phật giáo đã dần dần hình thành rõ nét, được cho là bắt đầu ở miền Nam với nhân vật tiên phong là hòa thượng Khánh Hòa của chùa Tiên Linh, Bến Tre. Miền Trung nối bước, rồi sau đó là miền Bắc cũng đi theo. Tuy nhiên, khi đánh giá lại sự chấn hưng PG của VN, nhiều nhà sử học đã công nhận rằng tuy miền Bắc khởi sự chấn hưng sau, nhưng đã nhanh chóng đạt được nhiều kết quả tốt đẹp, có khi còn hơn cả 2 miền kia nữa. Kết quả đó có được cũng là do công lao đóng góp của một danh tài PG kiệt xuất là thầy Tố Liên, khi ấy hãy còn khá trẻ.
Tuy nhiên trước khi nói về những dấu ấn đặc biệt mà thầy Tố Liên đã tạo nên trong cuộc chấn hưng PG, ta hãy làm một cuộc lãng du quay ngược thời gian thêm một chút để nhìn thấy một nhân vật Nghệ An đã là tác nhân âm thầm cho cuộc chấn hưng PG của hòa thượng Khánh Hòa, đó là cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Huy.
Nghệ An đã từng là đất Phật với hàng trăm ngôi chùa, và những cuộc trỗi dậy chống Pháp từ trong những ngôi chùa đó, ví dụ như cuộc nỗi dậy của tăng sĩ Vương Quốc Chính ở Hà Nội có lực lượng tham gia rất đông đảo của PG Nghệ An. Cụ Nguyễn Sinh Huy, cùng với những bạn bè đồng chí như Phan Bội Châu, sau này có thêm Phan Chu Trinh, cũng đều là những người uyên thâm kinh Phật, và đều chủ trương dùng PG trong công cuộc đấu tranh với Pháp. Sở dĩ các cụ có tư tưởng đó vì các cụ đã nhận ra vai trò của Ki tô giáo trong việc xâm chiếm và cai trị VN của Pháp. Vì thế muốn chống lại sự cai trị của Pháp thì ta cũng phải chấn hưng lại nền PG nước nhà để gọi là “giữ lại linh hồn” cho đồng bào trước sự xâm lăng về tín nguỡng của thực dân Pháp.
Sau này vào Nam, cụ Nguyễn Sinh Huy đã đến gặp gỡ rất nhiều các bậc cao tăng để bàn về việc chấn hưng PG. Cụ đã ghé thăm hòa thượng Huệ Đăng chùa Thiên Thai, Bà Rịa; hòa thượng Chí Thành chùa Phi Lai, Châu Đốc; hòa thượng Khánh Hòa chùa Tiên Linh, Bến Tre, vân vân… Cụ mất sớm vào năm 1929, nhưng từ đó hòa thượng Khánh Hòa đã phát động cuộc chấn hưng PG rất thành công. Dĩ nhiên không phải chỉ vì một cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Huy hay một hòa thượng Khánh Hòa có thể tạo nên cuộc chấn hưng PG mạnh mẽ khắp 3 miền như thế. Chính rất nhiều vị cao tăng tu hành âm thầm rải rác khắp đất nước đã nuôi dưỡng Phật chất cho các đệ tử của mình để chờ ngày các vị này đủ duyên đứng lên gánh vác sứ mệnh chấn hưng PG. Nhưng dù sao cũng đã có một cái vòng tròn độc đáo từ Nghệ An với Nguyễn Sinh Huy, Phan Bội Châu, đến Quảng Nam với Phan Chu Trinh, và nổi lên với Khánh Hòa ở Bến Tre. Rồi từ miền
Bài tham luận này không kể lại các hành trạng đặc biệt của ngài Tố Liên nữa, mà chỉ nhân dịp tưởng nhớ về Ngài, xin có vài suy nghĩ về vai trò của Giáo hội, Sư tăng và người tại gia cư sĩ Phật tử trong thời đại hôm nay.
Kính thưa quý vị,
Sau khi chứng kiến những việc làm chấn hưng PG rất tốt đẹp của miền Nam và miền Trung, năm 1934, một số thượng tọa ở miền Bắc tiêu biểu như sư Trí Hải, Tâm Ứng, Tâm Bảo đã đi từ Hà Đông về Hà Nội để vận động thành lập một hội Phật giáo cho miền Bắc. Các vị tiếp xúc với các học giả, nhà văn Phật tử có uy tín thời bấy giờ trước khi phối hợp với các Sư Tăng. Những cư sĩ có tiếng tăm thời đó như Nguyễn Hữu Kha (hiệu là Thiều Chửu), Nguyễn Năng Quốc, Trần Trọng Kim (sau này làm thủ tướng thời gian ngắn), Bùi Kỷ, Cung Đình Bính, Trần văn Giáp, Dương Bá Trạc (hiện có tên đường ở tpHCM), Nguyễn văn Tố, Nguyễn văn Ngọc, Nguyễn Văn Vĩnh, Nguyễn Trọng Thuật (Đồ Nam)… đã tham dự những buổi bàn bạc đầu tiên để đồng ý thành lập Bắc Kỳ Phật Giáo Hội. Điều đặc biệt là hầu hết những chức vụ nòng cốt đều do cư sĩ đảm nhiệm, ví dụ ông Nguyễn Năng Quốc là Hội trưởng, Nguyễn Văn Ngọc và Nguyễn Quốc Thanh là hội phó… Mặc dù sự vận động ban đầu là do quý thượng tọa sư tăng, nhưng chức vụ thì lại do cư sĩ, tuy hòa thượng Thanh Hanh vẫn được bầu làm thiền gia pháp chủ nhưng chỉ để chứng minh. Hội PG miền Bắc khác hơn hai miền kia chính là chỗ cư sĩ đảm đương chức vụ hầu hết. Còn tại miền Trung và miền
Sau này, vì cảm thấy việc cư sĩ lãnh đạo Hội PG có vẻ bất tiện nên năm 1949 thượng tọa Tố Liên đã vận động thành lập Hội Phật Giáo Tăng Già Bắc Việt để dành riêng cho sư tăng bên cạnh Hội Phật Giáo chung cả sư tăng và cư sĩ do cụ Bùi Thiện Cơ làm hội trưởng. Đến năm 1951 thì thượng tọa Mật Ứng được suy tôn làm Thiền gia Pháp chủ của Hội Tăng Già Bắc Việt. Ở trong miền
Hiện nay thì hầu hết các chức vụ lãnh đạo trong Giáo Hội Phật Giáo Việt
Sở dĩ cư sĩ lại nhận những chức vụ nòng cốt trong buổi đầu thành lập Hội Phật Giáo chỉ bởi vì ai cũng nhận thấy rằng đó là những cư sĩ nhiệt thành, có đạo đức, có trình độ, có kiến thức Phật học, có uy tín, và nhất là có kinh tế gia đình ổn định. Trong khi đó sư tăng thì ít người, chỉ quen ẩn tu, chưa quen xông xáo đối mặt với chính quyền, luật pháp và xã hội…, thậm chí sư tăng cũng ít có trình độ uy tín thuộc về xã hội. Nếu nói theo phạm trù Phật giáo thì sư tăng có thể có đức hơn cư sĩ, nhưng cư sĩ đã có phúc hơn sư tăng, ít ra trong giai đoạn như thế.
Ta cũng dễ thấy những điều tương tự khi có người cư sĩ nào đó thân tình với chùa, chăm lo cho chùa, có uy tín với bổn đạo, lâu ngày cũng được giao cho các nhiệm vụ quan trọng trong chùa như Thủ quỹ, giữ kho, thư ký, tri khách, trưởng ban hộ tự, vân vân… Ngày đó cũng vậy, chính hoạt động đầy hiệu quả từ trước của các cư sĩ với chùa và với xã hội đã khiến cho sư tăng cũng phải chấp nhận cho cư sĩ giữ chức vụ cao hơn mình trong Hội PG như thế.
Tình trạng đó không kéo dài được lâu vì khi sư tăng bước vào hoạt động tận tâm thì bỗng nhiên mọi người lại nhận ra rằng thực sự đã có những vị sư tăng đầy đủ tài đức có thể lèo lái con thuyền PG tiến tới một cách vững vàng. Thầy Tố Liên của chúng ta chính là một trong những hình ảnh đẹp ngời như thế.
Những bài viết liên tiếp trên báo Đuốc Tuệ đã dần dần định hướng cho đường lối hoạt động của Phật Giáo VN, chuẩn bị cho một cuộc bùng phát mạnh mẽ của PG trên nhiều phương diện. Khi nhiều người say đắm các kinh Đại thừa với tư tưởng Chân Không, thầy Tố Liên đã nhắc nhở họ về ý niệm Nhân Quả như là sự cân bằng giữa Không và Hữu; khi nhiều người quen niệm Phật cầu vãng sinh thì Thầy lại nhắc nhở hạnh nguyện dấn thân phụng sự cho đời, và xem niệm Phật cũng là cách để nhiếp tâm như Thiền vậy; khi mà các tự viện chỉ biết hướng về sơn môn tổ đình của riêng mình thì Thầy lại nhắc nhở tất cả hãy hướng về một Hội Phật Giáo chung để tập hợp sức mạnh chấn hưng PG.
Thầy đã vào Huế đàm đạo với các vị tôn túc và cư sĩ Lê Đình Thám nhằm học hỏi ở chư Tăng Huế những điều cần thiết áp dụng vào miền Bắc, trong đó Thầy đã ủng hộ việc thành lập đoàn thể Gia Đình Phật Hóa Phổ như một môi trường tập hợp lớp trẻ Phật tử để giáo dục dần dần. Rất nhiều rất nhiều những hoạt động của Thầy về từ thiện xã hội, cứu đói năm 1945, giáo dục bình dân, nuôi dưỡng trẻ mồ côi, hoặc giáo dục Tăng Ni, mở rộng Hội Phật giáo về các tỉnh đều khiến cho uy tín của sư tăng ngày càng nổi trội so với cư sĩ. Vì thế, theo luật Nhân Quả, từ đó vai trò của sư tăng cũng đương nhiên vượt lên cao hơn rất nhiều trong mắt mọi người.
Nhưng không vì thế mà Thầy xem nhẹ vai trò của cư sĩ. Những công tác Phật sự tiếp theo, ngay cả những chuyến đi xuất ngoại họp với Phật giáo Thế giới, Thầy vẫn đề nghị danh sách cư sĩ tham dự với tỉ lệ cao. Điển hình là trong chuyến đi năm 1952 đến Tokyo Nhật Bản, Thầy đã lập danh sách xin phép xuất cảnh với chỉ 03 sư tăng là Tố Liên, Trí Quang, Quảng Minh, nhưng với 08 cư sĩ đi kèm.
Như ta biết, theo định nghĩa về Sangha, Tăng già, đó là một cộng đồng của những người xuất gia theo Phật, sống hiền lành thương yêu nhau để cùng tu hành cho lý tưởng giác ngộ giải thoát.
Định nghĩa như vậy thích hợp cho những cộng đồng nho nhỏ vừa phải, ở chung một địa điểm. Còn khi nhiều cộng đồng sư tăng ở nhiều nơi muốn tạo mối quan hệ mật thiết với nhau để hỗ trợ nhau, để giữ giềng mối Phật Pháp đồng nhất khắp nơi thì buộc ta phải phát triển thành một Giáo Hội Congregation, hoặc ta phải hiểu Sangha theo một khái niệm lớn hơn nữa.
Một hình thức Sangha tự phát theo dòng phái sơn môn vẫn luôn luôn tồn tại, theo đó, từ một vị thầy có uy tín, nhiều đệ tử nối tiếp tỏa ra nhiều nơi để trụ trì và giáo hóa, nhưng vẫn giữ mối quan hệ sơn môn khắng khít với nhau. Việt
Nhiều dòng phái sơn môn kiểu đó, nếu không được tổ chức lại thì gây nên sự phân hóa cho toàn bộ Phật giáo. Những ai có lòng với cơ đồ chung của Phật giáo đều phải trăn trở cho sự hợp nhất tổ chức tất cả sư tăng thành một mối của Giáo Hội, mà những bậc tôn túc ngày đầu chấn hưng PG đều nhắm đến. Thầy Tố Liên cũng là người đau đáu vận động tổ chức cho sự hợp nhất toàn bộ sư tăng PG như thế.
Đến đây ta lại phát hiện ra một quy luật khác. Hầu như tổ chức giáo hội thì lấy địa phương hành chính làm đơn vị, chia ra từng tỉnh, huyện; nhưng sơn môn dòng phái thì lấy chùa làm đơn vị, mà chùa của sơn môn thì chạy khắp chỗ theo duyên, chẳng có theo trật tự hành chính gì cả. Thế là từ khi có Giáo hội, ta có 2 tổ chức song song tồn tại, một theo đơn vị hành chính quốc gia, một theo sơn môn dòng phái. Các chùa vẫn vui vẻ chấp nhận mình được quản lý bởi cả hai hệ thống như thế, một bên là Giáo hội chung lớn lao hơn, một bên là tình nghĩa tổ thầy. Các chùa vẫn vui vẻ làm các bổn phận mỗi khi có sự yêu cầu từ các hệ thống quản lý đó.
Theo quy luật của Nhân Quả và cuộc sống, ta thấy rõ ai là người ban bố giúp đỡ thì tất nhiên sẽ đứng vai trò cao hơn. Mối tương quan giữa sư tăng và cư sĩ cũng chịu sự chi phối của quy luật đó.
Cư sĩ là người giúp đỡ về tài vật cho sư tăng nên rất dễ trở nên có tiếng nói nhiều ảnh hưởng đối với sư tăng, nếu, ta nhấn mạnh chữ nếu, nếu sư tăng không có đạo lý gì để ban bố làm gương trở lại cho họ. Từ một số sư tăng âm thầm lặng lẽ rải rác trong các tự viện xa xôi không gây ảnh hưởng gì nhiều cho quần chúng, bất ngờ, qua cuộc chấn hưng PG, một số vị xuất sắc bước ra và trở thành sáng chói, thu phục được sự nguỡng mộ của quần chúng. Thế là, từ một PG với vai trò cư sĩ nổi trội đã biến thành một Hội PG với vai trò sư tăng lãnh đạo vững vàng. Chính thầy Tố Liên mới 47 tuổi đã được đưa lên làm chủ tịch Hội Tăng Ni Chỉnh Lý Bắc Việt năm 1949 cũng bởi vì bản lĩnh trí tuệ của Người thật sự chinh phục lòng kính nể của đại chúng.
Sau này nhiều Tăng Ni được học hành đàng hoàng nên nhân sự cho Giáo hội không thiếu, và Giáo hội hầu như được điều hành bởi Tăng Ni. Ai cũng cho như vậy là ổn định cả nên không thắc mắc gì. Nhưng nếu xét xa hơn một chút ta sẽ thấy vấn đề không đơn giản.
Kể từ cuộc chấn hưng PG miền Bắc cho đến tận ngày hôm nay, ta vẫn hoàn toàn không nghe nhắc đến PG khu vực Tây Bắc. Ta đã bỏ trống khu vực đó quá lâu. Một số tôn giáo nguy hiểm đang ráo riết truyền bá lôi kéo tín đồ ở đấy và đe dọa an ninh chính trị cả khu vực. Bây giờ có muốn phát triển PG về hướng đó, ta cũng không đủ Tăng Ni đảm đương công việc. Một vài Tăng Ni có phát tâm về vùng xa thì không được các vị tôn túc của Giáo hội động viên giúp đỡ nên hiệu quả chưa cao. Chùa ở đô thị hay vận động tài chánh để trùng tu xây cất lớn, nhưng ít có vị nào vận động tài chánh để ủng hộ cho Tăng Ni đang hoằng hóa ở vùng xa.
Không khác gì Tây Bắc, khu vực Tây Nguyên Trung Bộ cũng đang thiếu Tăng Ni dấn thân hoằng hóa. Một vài vị phát tâm về vùng xa thì lại không được cả Giáo hội lẫn chính quyền địa phương nâng đỡ nên gặp rất nhiều khó khăn đến nỗi có người phải bỏ về lại thành thị.
Nói chung, PG chưa “phủ sóng” toàn bộ mọi miền đất nước, và trách nhiệm trước hết thuộc về Giáo Hội. Cuộc chấn hưng PG thời bấy giờ chưa đặt nền tảng đầy đủ cho sự phát triển PG đến tận những biên giới xa xôi. Ta không thể trách các vị tôn túc thời đó được vì hoàn cảnh đất nước ta khi đó chưa cho phép, mặc dù các vị đã tận tâm toàn ý cả, mặc dù các vị đã rất bản lĩnh vững vàng. Thầy Tố Liên của chúng ta ngoài việc phải lo xây dựng Giáo hội buổi đầu, phải lo liên kết với PG hai miền trong kia, phải lo thêm công việc đối với Phật Giáo Thế Giới, phải lo hoạt động từ thiện xã hội, phải lo ủng hộ cuộc kháng chiến của cả dân tộc… Nói chung Người đã quá tận tụy, đã quá tuyệt vời, ta không thể đòi hỏi gì thêm nữa.
Bây giờ ta phải đòi hỏi chính chúng ta. Ta phải làm gì để nối tiếp công lao của các vị tôn túc thời đó đã khổ công làm công cuộc chấn hưng PG như thế? Ta phải làm gì để con cháu ta sau này được hưởng một nền Phật Pháp tốt đẹp nhất?
Trong các vấn đề ta đặt ra, có vấn đề nhân sự là cơ bản nhất. Thiếu yếu tố con người là thiếu tất cả. Không có người lo việc cho Giáo Hội thì Giáo Hội là vô nghĩa. Muốn có nhân sự đầy đủ thì ta phải chăm lo việc giáo dục, hoằng pháp, song song với việc tổ chức thực hành tu tập cho mọi người từng bước chiến thắng tham sân si trong tâm hồn mình. Có học đạo lý rồi, có được tu tập rồi, ta còn phải tạo điều kiện cho người được bắt tay làm các công đức để tăng trưởng phúc duyên nữa.
Ba điều đó, học, thực hành, và gây tạo công đức khiến cho một người lớn mạnh trưởng thành đúng nghĩa trong giáo pháp của Như Lai. Từ đó ta mới có nhân sự giỏi để chung lo việc Phật Pháp.
Nhân sự ta muốn nói ở đây là cả sư tăng lẫn cư sĩ. Chuyện Phật Pháp mênh mông, Tăng Ni không đủ để đáp ứng toàn bộ, mà phải trông cậy rất nhiều vào lực lượng cư sĩ. Nhưng muốn cư sĩ tham gia gánh vác chuyện Phật Pháp thì ta phải quan tâm một số điều.
Cư sĩ rất bận rộn lo việc gia đình và xã hội nên chỉ những cư sĩ nào rất có tâm, rất có điều kiện mới có thể tham gia hoạt động Phật sự. Cái Tâm nhiệt thành đó có được là do hiểu sâu đạo lý. Ai hiểu sâu đạo lý của Phật rồi đều sẽ trở nên nhiệt thành lo cho Phật Pháp cả. Giúp cho cư sĩ hiểu sâu đạo lý là trách nhiệm muôn đời của Giáo Hội Tăng Ni.
Còn cái điều kiện mà ta nêu ra chính là thời gian, trí tuệ và tài vật. Nhưng ta cũng muốn nói về tài vật nhiều hơn. Cư sĩ có thoải mái về kinh tế thì mới giúp chuyện Phật Pháp được. Ta sẽ đổ thừa cho Nghiệp Duyên đời trước nên bây giờ người ta phải chịu nghèo hay giàu như thế. Thật ra nếu tất cả Phật tử biết giúp nhau làm ăn thì kinh tế ai cũng sẽ khá lên cả. Và cơ hội để góp sức cho hoạt động Phật sự sẽ có nhiều hơn. Muốn cho tất cả Phật tử biết tử tế giúp nhau sinh kế thì lại cũng là trách nhiệm của Giáo Hội Tăng Ni. Tăng Ni phải giáo dục cho Phật tử biết giúp nhau làm ăn, làm giàu, vì đó là thiện nghiệp rất lớn sẽ đem đến quả phúc rất bền bĩ.
Rốt cục lại, để cho cư sĩ có tâm và có điều kiện cũng đều phải do Tăng Ni giáo hóa cả.
Khi cư sĩ có thể tham gia rồi thì vấn đề còn lại là công việc tổ chức, phân công, tập huấn, kiểm tra, điều chỉnh, khen thưởng vân vân…
Ta sẽ phân ra làm hai hạng cư sĩ trong đạo Phật. Một hạng cư sĩ quy y Tam Bảo nhưng không gắn bó với Giáo Hội để làm Phật sự. Một hạng cư sĩ gắn bó với Giáo Hội để tham gia Phật sự, chịu khuôn phép, biết vâng lời, gắng tu tập.
Chính hạng thứ hai này là chỗ dựa rất đắc lực cho Giáo Hội. Giáo hội phải có một chính sách thích hợp để tập hợp những cư sĩ ưu hạng này, để phát huy năng lực của hạng cư sĩ này trong việc hoạt động Phật sự và truyền bá chính pháp. Khi cư sĩ qua một thời gian “thử việc”, có thể gắn bó lâu dài với Giáo Hội để làm Phật sự, biết vâng lời, có đạo đức, chịu khuôn phép, họ cũng phải được cấp thẻ Cư sĩ Hộ đạo chính thức, giống như Tăng Ni được cấp Giấy Tăng Tịch (Chứng nhận Tăng Ni). Hoặc là họ được thầy trú trì tại chùa bảo đảm để được Giáo Hội cấp giấy, hoặc là họ được chức sắc của Giáo Hội bảo đảm cho cấp giấy. Những ai có thẻ Cư sĩ Hộ đạo này thì cũng được quyền bỏ phiếu bầu trong những kỳ bầu cử của Giáo Hội. Giáo Hội có thể tổ chức thi cử kiểm tra trước khi cấp thẻ, giống như phần sát hạch Tăng Ni giới tử trước khi quyết định cho đăng đàn thọ giới vậy. Họ cũng phải dự lễ phát nguyện dõng mãnh trước Phật để làm một Cư sĩ Hộ đạo chân chính suốt đời, với bao nhiêu lời nguyện, bao nhiêu quy luật mà Giáo Hội đưa ra.
Phật giáo VN không thích hợp có hình thức Tân Tăng, nhưng rất thích hợp có hình thức Cư sĩ đặc biệt này cùng tham gia gánh vác Phật sự và hoằng truyền chính pháp. Con số Cư sĩ đặc biệt này cần phải đông gấp 10 lần Tăng Ni, hoặc nhiều hơn càng tốt. Sở dĩ ta đưa ra con số này vì dựa trên ý nghĩa Tăng Ni là người chỉ đạo tổng quát, còn Cư sĩ là người thực hiện. Một người xuất gia có thể lãnh đạo mười người Cư sĩ như thế, tính theo tỉ lệ trung bình.
Hiện nay Giáo Hội chưa đủ sức cúng dường cho Tăng Ni hàng tháng để hỗ trợ việc tu học và làm Phật sự của Tăng Ni, nên cũng chưa đủ sức trợ cấp sinh hoạt phí cho Cư sĩ. Ai cũng đang phải nỗ lực tự thân để vừa lo cho mình vừa lo cho việc chung, thậm chí nhiều Cư sĩ vừa tham gia hoạt động Phật sự vừa còn phải lấy tiền cúng dường cho chùa nữa. Tấm lòng đó thật đáng ca ngợi; công đức đó chắc chắn được Tam Bảo chứng minh. Nhưng ta vẫn mơ ước ngày kia Giáo Hội có được ngân quỹ dồi dào để có thể cung cấp cho các chùa, có thể trợ cấp cho các Cư sĩ đã dành hầu hết thời gian lo cho Đạo.
Vào những ngày đầu của công cuộc chấn hưng PG, bác sĩ Lê Đình Thám cùng với các cộng sự của mình có lập ra hình thức Gia Đình Phật Hóa Phổ để tập hợp giáo dục các thanh thiếu niên Phật tử, sau này gọi là Gia Đình Phật tử. Chính thầy Tố Liên của ta cũng khen ngợi hình thức này và cho triển khai ở Hà Nội, Hải Phòng. Tổ chức GĐPT này đã làm nên nhiều công lao đối với sự nghiệp chung của Phật giáo VN. Tuy nhiên, chính hệ thống dọc với các cán bộ huynh truởng độc lập đã làm cho tổ chức này dần dần trở nên xa rời Giáo Hội và Tăng Ni, thậm chí các giáo trình giảng dạy của Tổ chức đã yêu cầu các đoàn sinh phải vâng lời huynh truởng hơn cả Tăng Ni, và cũng tự ý so sánh cấp hàm của mình tương đương với giáo phẩm thượng tọa, hòa thượng. Những khuynh hướng kiêu mạn ngấm ngầm đó bây giờ để lại di chứng khó chịu đối với toàn bộ nền Phật Pháp chung.
Rút kinh nghiệm về GĐPT trên, ta sẽ tổ chức lực lượng Cư sĩ Hộ đạo không có hệ thống dọc riêng biệt, Cư sĩ nào có duyên với chùa nào thì sẽ chịu sự lãnh đạo của chùa đó. Trụ trì sẽ chịu trách nhiệm về các hoạt động của Cư sĩ do mình lãnh đạo. Chức sắc nào bảo đảm cho Cư sĩ tham gia hoạt động thì sẽ chịu trách nhiệm về Cư sĩ đó.
Muốn cho Cư sĩ hoạt động ổn định lâu dài, Giáo hội và các chùa cũng phải sắp xếp cho Cư sĩ được tu và học có chiều sâu dần dần. Không ai có thể làm việc Phật mà thiếu đạo lực được. Thiếu đạo lực tu hành, ta sẽ làm Phật sự với đủ thứ tham sân si, hơn thua, mưu tính, danh lợi, hiềm hận, bè phái, bị mua chuộc vân vân… Ngay cả Tăng Ni mà thiếu tu thiếu học thì cũng sẽ giống như vậy mà thôi.
Định nghĩa lại cho chính xác thì Giáo Hội chính là môi trường để đệ tử Phật nương tựa nhau, giúp đỡ nhau tu hành và truyền bá chính pháp. Giáo Hội chỉ là phương tiện cho một cứu cánh cao hơn, đó là tu hành và hoằng hóa. Nhưng trong thực tế, sau nhiều công sức vất vả để tổ chức được Giáo Hội, nhiều vị đã xem Giáo hội là cứu kính mà bỏ quên mất cứu kính thật sự chính là tu hành và hoằng hóa. Thế rồi hàng loạt các sai lầm xuất hiện khi các ngài phân biệt giáo hội, cố chấp chức vụ của giáo hội, sẵn sàng nghe theo sự xúi giục của ngoại bang nếu họ hứa hẹn ủng hộ giáo hội của các ngài, thậm chí các ngài hành xử y như thế gian với đủ thủ đoạn thêu dệt, gian dối, vu khống…
Khi bắt tay chấn hưng PG, buộc các vị tôn túc phải tổ chức giáo hội vì có giáo hội rồi thì Tăng Ni và Phật tử mới có môi trường tu hành, làm việc, học tập, và có tiếng nói đáng kể với xã hội. Nhưng rồi không khéo Giáo hội sẽ trở thành một sự cố chấp mới, một trở ngại mới nếu chúng ta quên đi ý nghĩa đích thực của giáo hội là gì. Ngày nay có một số vị chức sắc cũng lợi dụng chức vụ của mình để tham nhũng gây phiền hà cho các chùa. Họ quên mất Giáo hội chỉ là công cụ cho mục tiêu tu hành hoằng hóa. Nếu nhớ rằng giáo hội chỉ là công cụ, là môi trường cho một mục đích cao cả hơn, đó là giúp nhau tu hành và hoằng hóa thì các vị chức sắc lãnh đạo Giáo hội phải ra sức giúp đỡ Tăng Ni và Phật tử đi theo mục đích đó, giúp cho Tăng Ni Phật tử cảm nhận được tình thuơng yêu đồng đạo ấm áp thân thương. Cũng như Giáo hội sẽ đứng vai trò trung gian điều phối các chùa giúp đỡ hỗ trợ nhau trong việc tu hành hoằng hoá, khiến cho Phật giáo trở nên gắn bó hòa hợp đúng như lời Phật dạy.
Ta có 2 cực đoan cần phải tránh trong quan niệm về Giáo hội. Thứ nhất, quan niệm cho rằng mục tiêu chính là tu hành nên nếu ai đủ sức tự tu thì không cần phải gắn bó với Giáo hội. Thứ hai, cố chấp Giáo hội như là cứu cánh đến nỗi không còn xem việc tu hành là quan trọng nữa.
Cực đoan thứ nhất, không cần gắn bó với Giáo hội, lại cũng là biểu hiện của sự yếu kém đạo lực. Nếu người tu mà không thể sống hòa hợp với nhau được thì phải biết có cái gì trục trặc trong kiến giải đạo lý tu hành. Một trong những biểu hiện của đạo lực chính là sống hòa hợp với nhau dễ dàng. Sống với nhau không vui vẻ hòa ái tức là có cái gì sai với đạo lý Phật dạy, cần phải điều chỉnh lại.
Cực đoan thứ hai, xem Giáo hội là tất cả, lại là một cố chấp khác, thường hiện hữu nơi những người có chức sắc của giáo hội, tồn tại nơi những ai đã dày công xây dựng giáo hội. Họ xem tổ chức giáo hội chính là tất cả Phật Pháp, xem tên gọi giáo hội là cao quý hơn cả, cố chấp tẳn mẳn tỉ mỉ từng quy định để bảo vệ sự thực hữu của giáo hội. Đó cũng là biểu hiện của một nội tâm sai lệch đạo lý, chưa thành tựu được công phu hàm dưỡng nội tại.
Công cuộc chấn hưng PG của những vị tôn túc như Hòa thượng Tố Liên từ những thập niên đầu thế kỷ 20 đã để lại những dấu ấn mạnh mẽ trên sự phát triển của Phật Pháp đến tận hôm nay, cả 3 miền Nam Trung Bắc, nhưng thật sự thì đã có sự trở ngại chứ không phải là liên tục. Trong miền
Riêng miền Bắc với việc dồn mọi nỗ lực cho chiến tranh giải phóng thống nhất đất nước, đồng thời với hệ tư tưởng Marxism thiên về Duy vật, cũng không thích hợp cho các sinh hoạt của PG. Dù hòa thượng Tố Liên yêu nước và nhiệt thành với đạo, với bối cảnh như thế Người cũng đành phải lui về nghỉ ngơi, rồi thanh thản ra đi năm 1977.
Ngày hôm nay bỗng nhiên hoàn cảnh biến đổi kỳ lạ. Đảng Cộng Sản Việt Nam tiến hành đổi mới, đưa đất nước đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, giữ vững an ninh chính trị, nâng cao tăng truởng kinh tế, nâng cao vị thế uy tín của VN trên trường quốc tế, phát triển dân chủ và đời sống cho nhân dân, công nhận giá trị của đạo Phật đối với văn hóa và tinh thần dân tộc, đã khích lệ cho PG một sự tiến bộ mới… Rồi các tôn giáo với sách lược truyền bá ồ ạt để thu hút quần chúng để có thể biến thành lực lượng chính trị đã gây áp lực lên PG phải có một cuộc chấn hưng lần thứ hai nếu không muốn bị gạt ra khỏi đời sống xã hội.
Hai yếu tố đó đã thúc đẩy PG phải chuẩn bị làm một điều gì đó, rất kỳ diệu, để phát triển PG sang một tầm cao mới, xứng đáng là một tôn giáo của nhân loại như Einstein đã ca ngợi.
Cuộc chấn hưng lần thứ nhất ở đầu thế kỷ 20; cuộc chấn hưng PG lần hai lại sẽ bắt đầu ở đầu thế kỷ 21, và sẽ bắt đầu tại VN.
Những ai sẽ là người có công trong cuộc chấn hưng PG lần thứ hai này sẽ tùy thuộc vào sự đánh giá của lịch sử, sẽ tùy thuộc vào trí tuệ và công lao của những vị đó. Cuộc chấn hưng lần này sẽ gay go không kém gì lần trước vì các tôn giáo bạn với thế lực mạnh mẽ của mình sẽ không muốn cho PG cất cánh, nên sẽ có nhiều phương thức tinh vi để gây chia rẽ, gây khó khăn cho những hoạt động của PG sắp tới. Tuy nhiên ta có quyền hy vọng rất nhiều.