Trang chủ Quốc tế Xá Lợi Phật (phần 1)

Xá Lợi Phật (phần 1)

743


1 . Nguồn gốc của Xá Lợi


Giáo chủ của Phật giáo, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, ra đời cách đây 2551 năm trước, vào ngày 15 tháng 4 theo lịch Âm. Nơi đản sinh của Ngài hiện được xem là một trong 4 đất nước cổ có nền văn minh lớn nhất thế giới là Ấn Độ.


Phật Đà không chỉ ra đời nơi nhân gian, lớn lên tại nhân gian mà thành Phật cũng tại nhân gian. Ngài thành đạo vào năm 30 tuổi, hoằng hóa chúng sanh tại nhân gian 49 năm, vào năm 80 tuổi, Ngài thị hiện Niết Bàn tại rừng Sa La dưới hai cây Sa La đại thọ.


Sau khi Đức Phật nhập diệt, các đệ tử dùng các loại hương làm lễ Trà Tỳ di thể của Phật Tổ, trong đống tro tàn, thật ngạc nhiên đã phát hiện một đốt xương tay của Phật, bốn chiếc răng, một mảnh xương đầu và vài sợi tóc. Trong những di vật chân thân của Phật còn xuất hiện nhiều hạt kết tinh li ti lấp lánh như trân châu. Nhìn kĩ, màu trắng là chất xương, màu đen là chất tóc, màu hồng là chất thịt, tổng cộng có đến tám vạn bốn ngàn hạt. Trước những thánh vật kì dị ấy, chúng đệ tử cúi đầu chắp tay, đều xem như là những chứng tích do đạo hạnh cao thâm của Phật cảm nên, đồng thời với lòng sùng kính cực độ bèn xem những hạt xương tàn kì dị này và những di vật còn lại tôn xưng là Xá Lợi.
Theo phong tục mai táng và hỏa táng của Ấn Độ thì Xá lợi được phân làm hai loại khác nhau, Xá Lợi toàn thân và Xá Lợi mảnh vụn. Di thể mai táng gọi là Xá Lợi toàn thân, di cốt còn lại sau khi hỏa táng gọi là Xá Lợi mảnh vụn, mà theo Phật giáo cho rằng, chỉ có những vị kiền thành phụng Phật, và những bậc ngộ đạo mới có thể tự nhiên sau khi chết kết tinh Xá Lợi, không phải là ai cũng có. Cho nên, Xá Lợi được xem như hàm nghĩa thần thánh cao thượng khó bì, đóng vị trí chí cao vô thượng.


2 – Sự lưu truyền và chôn dấu của Xá lợi



Căn cứ kinh A Dục Vương (Asoka) ghi lại, sau khi Phật Thích Ca Mâu Ni niết bàn, Xá Lợi của Ngài được chia làm tám phần cho 8 vị vua của các nước thời bấy giờ Ca-la-vệ, Câu-thi-na, Ba-bà, Giá-la, La-ma-ca, La-ma-ca, Ca-duy-la-vệ, Tỳ-xá-ly, Ma-kiệt-đà. Chia nhau xây tháp cung phụng tại thế giới này gồm tám vạn bốn ngàn Tháp Phật, đây được xem là khởi nguyên của Tháp Phật.
Xá Lợi được truyền vào Trung Quốc phần nhiều đều có dạng hình cầu, bản chất Xá Lợi cứng chắc, đập không thể vỡ. Ngón tay Phật được thờ tại Chùa Pháp Môn, vốn trước đây có tên là Chùa A Dục Vương, là Xá Lợi mà tám vị vua Ấn Độ phụng thờ, là một Xá Lợi xương tay có một không hai trên thế giới. Sự chôn cất ngón tay Phật tại chùa Pháp Môn vào khoảng thời gian giữa sau thời đại Lưỡng Hán và trước thời đại Châu Ngụy. Tại Ấn Độ, cách thức chôn cất Xá Lợi của Phật giáo thường an trí trong chùa, trong tháp, dưới nền tháp. Dụng cụ dùng đựng Xá Lợi để chôn cất thường là bình, hũ, hộp, hòm nhỏ cho đến tháp nhỏ. Thế kỉ I trước và sau Công Nguyên, tháp Ấn Độ sau khi cùng Phật giáo truyền vào Trung Quốc, không lâu sau đã cùng với hình thức kiến trúc vốn sẵn có và nền văn hóa truyền thống của đất nước này kết hợp vào nhau. Trên bối cảnh, lầu các nhiều tầng của tự viện thêm vào đó là tòa tháp chín tầng chất chồng lên nhau, đồng thời theo tháp mà thiết lập chùa, tháp và chùa nương nhau, trở thành một đặc sắc lớn của Phật giáo Trung Quốc.


Chùa Pháp Môn cũng thuộc trong điển phạm này, theo tháp mà lập chùa. Tháp Phật truyền nhập vào Trung Quốc cách thức chôn cất cũng có sự biến hóa. Trước đời nhà Tùy, thường mang Xá Lợi đặt vào hòm nhỏ rồi trực tiếp chôn trong đầm đất dưới chân tháp. Sau đời nhà Tùy, dưới chân tháp bắt đầu kiến trúc thạch thất (nhà nhỏ bàng đá), địa cung và có nhiều lớp hòm, bình kéo dài đến đời nhà Đường thì xuất hiện kiểu kiến trúc mô phỏng theo Mộ Thất Địa Cung (Kiểu mộ chôn dưới đất với hình thức quy mô, thường dành cho vua chúa), được cấu thành với thang bậc, đường hầm và chủ thất. Địa cung của cùa Pháp Vân được kiến trúc theo kiểu lăng mộ đế vương có giá trị cao trên mặt lịch sử.


 Tỉnh Tây An ngày nay, chính là cố đô Trường An của bao thời đại đế vương ngày xưa, nằm ở vị trí trung tâm của tỉnh Thiểm Tây, là một trong sáu cổ đô của Trung Quốc, từ thời Châu, Tần, Hán cho đến Tùy, Đường đều đóng đô tại đây. Các triều đại Bắc Châu và Tây Ngụy cũng lấy Trường An làm kinh đô, nếu như suy đoán kĩ thì có thể vị trí của cổ thành Trường An hiển nhiên đều ở vị trí gần khu Tây An hiện nay, chẳng hạn Hào Kinh do Châu Vũ Vương kiến lập vị trí nằm về phía tây của Tây An, Tần Thủy Hoàng kiến dựng kinh đô Hàm Dương, cách Hàm Dương 20 km dựng cung A Phòng, tất cả đều cho thấy Tây An trên mặt lịch sử đóng một vị trí quan trọng. Cổ đô, cổ tự còn bao nhiêu chuyện xưa nói không hết đều là những câu chuyện mà người ta thường say sưa vui kể. Tại huyên Phù Phong tỉnh Thiểm Tây nằm ở vị trí Bình Nguyên phía trong cửa thành, phía Bắc của sông Vị, phía Nam của núi Kì, trước đây gọi là Quang Trung Tháp Miếu Thủy Tổ, là nơi mà sớm nhất là từ thời các vua Văn Vương đời Tây Châu, vua Võ, vua Thành…13 đời đế vương trong 300 năm thống trị Trung Quốc đã phồn diễn cuộc sống ở nơi đây.



Trong kinh Phật ghi lại, hơn 2.000 năm trước, A Dục Vương vì hoằng dương Phật Pháp đã kiến tạo Tháp Phật khắp nơi trên thế giới để cúng dường chân thân Xá lợi của Phật. Đời Đông Hán niên hiệu Vĩnh Bình năm thứ 10, cao tăng nước Thiên Trúc là Diếp Ma Đằng và Trúc Pháp Lan, lần đầu tiên mang theo kinh Phật đến Đông Độ, tại đất Lạc Dương rồi sau đó truyền đi khắp các miền, do đó huyện Phù Phong đầu tiên có tháp A Dục Vương cung thờ xá lợi ngón tay của Phật sau đó mới dựng chùa và lấy tên tháp đặt tên cho chùa thành Chùa A Dục Vương, sau đó chùa được đổi tên là Chùa Pháp Môn. Huyện Phù Phong ngày nay vẫn rất phồn hoa như xưa, từ đời này qua đời khác người ta đều có một cuộc sống mộc mạc, chất phác ở nơi đây.


 


3 – Phật pháp hưng suy và sự tái hiện của Xá Lợi Phật


A Dục Vương là quốc vương  đời thứ 3 vương triều Khổng tước nước Ma-kiệt-đà, Ấn Độ ngày xưa, còn được gọi là Vô Ưu Vương, rất sùng tín Phật giáo. Theo truyện A Dục Vương ghi chép, ông từng đem Xá Lợi chia làm tám vạn bốn ngàn phần đựng trong hộp nhỏ đem cúng dường trong tám vạn bốn ngàn tháp trên khắp thế giới, chùa Pháp Môn bây giờ là một trong số đó. Đến đời Đường  chùa A Dục Vương được đổi tên la chùa Pháp Môn, trở thành chùa của Hoàng gia. Trong tháp cúng dường Xá Lợi ngón tay Phật. Theo những ghi chép để lại thì bắt đầu từ Đường Cao Tông đến Đường Ai Đế mới thôi,  tính ra trãi qua 22 đời vua trong khoảng 290 năm trước sau có 7 lần mở cửa địa cung, 6 lần cung thỉnh Xá Lợi về kinh đô Trường An và Lạc Dương để cúng dường. Vào năm 1981 13 tầng tháp gạch được trùng kiến vào triều đại nhà Minh bỗng nhiên vỡ ra, sau nhiều năm trùng tu lại phát hiện trong các bảo hàm ở hậu thất nơi địa cung đã được an trí cúng dường trong đó có 4 viên Xá Lợi ngón tay Phật. Sau khi tin này được truyền đi lập tức làm kinh động toàn thế giới, trong thế giới này chỉ còn lại Xá Lợi ngón tay Phật chính tại nơi dưới bảo tháp 13 tầng này, không chỉ là bảo vật của quốc gia mà còn là trân bảo của toàn cầu. Thế nên đã thu hút các nhà chuyên gia, học giả và các vị cao Tăng, Đại Đức từ khắp nơi trên thế giới đến đây tham bái. Trong 4 viên Xá Lợi ngón tay Phật, trong đó có 3 viên là “ảnh cốt” một viên là “linh cốt”. Hiện tại viên Xá Lợi mà chúng ta thấy đó là linh cốt, cũng chính là chân thân Xá Lợi để lại sau khi Đức Phật nhập diệt


“Phật trụ thế thời ngã trầm luân


Phật diệt độ hậu ngã xuất sanh


Sám hối thử sanh đa nghiệp chướng


Bất kiến Như Lai kim sắc thân”


Tạm dịch:


Khi Phật ở đời con trầm luân


Phật diệt độ rồi con mới sanh


Sám hối đời con nhiều nghiệp chướng


Không thấy sắc vàng của Phật thân.


Như hôm nay có thể tận mắt thấy được Xá Lợi ngón tay Phật cũng giống như được thấy kim thân của Phật vậy. Là đệ tử Phật do vậy không cảm thấy hối tiếc mà từ nay càng nên nương lời dạy cùa Ngài khéo siêng năng tu hành. 


4 – Cửa đá của địa cung và qui hoạch không gian


Trãi qua hơn một ngàn năm phong ba bão táp, bảo tháp chân thân Phật của chùa Pháp Môn do nhiều năm không được sữa chữa, nước thấm đất lở, năm 1981 bên mặt Tây bị vỡ ra, năm 1986 một nữa tháp bên Đông cũng sụp. Năm 1987 để trùng tu bảo tháp, chính phủ tỉnh Thiểm Tây quyết định tiến hành các công việc khai quật và khảo cổ cũng như thanh lý toàn bộ đối với nền tháp và các tông tích xung quanh tháp. Lúc bấy giờ có một người dân công tình cờ phát hiện một cửa vào của địa cung. Ở cửa vào địa cung là một lối đi nhiều thang cấp bằng gạch. Trên các thang cấp được rãi đầy các loại tiền đồng lớn nhỏ. Ở cửa đá thứ nhất là một  cửa hai cánh làm bằng đá xanh, trên đố cửa bằng đá hình thang cấp khắc hai con chu tước đứng quay vào nhau, chim Chu tước này vốn có lai lịch của nó, như cửa chính phía nam cửa thành Trường An đời nhà Đường gọi là Chu Tước Môn, do vậy mà Chiêu lăng hay Càn lăng v.v.. các cổng phía Nam của lăng viện đời Đường đều được gọi là Chu tước môn (Chu tước: Loại chim tước đỏ dùng tượng trưng cho hoàng cung). Cuối đường hầm là cửa đá thứ hai là nơi cất dấu các Chí Văn bia và Vật Trương bia. Trên bia ghi lại, Trung Quốc trong thời gian từ Nguyên Ngụy cho đến đời Đường các đế vương đêu theo lệ nhiều lần đến chùa Pháp Môn này lễ bái Xá Lợi Phật. Sau khi vào trong cửa đá thứ hai là Tiền Thất, trung tâm chủ thể, là phù điêu bằng bạch ngọc của nước Hán(chỉ cho Trung Quốc) khắc chạm tháp A Dục Vương. Phần cuối cùng của tiền thất xuất hiện cửa đá thứ ba, bên trong lại thêm một thế giới trân bảo, được gọi là Trung Thất. Sau bức tường của Trung Thất phát hiện thêm cánh cửa đá thứ tư. Vào bên trong là Hậu Thất. Bên dưới phía cuối của Hậu Thất là một nơi mật khám.


Bốn viên Xá Lợi ngón tay Phật được lần lượt phát hiện như sau: Viên thứ nhất, Xá Lợi làm bằng ngọc được cúng thờ trong tám lớp hòm quí. Viên thứ hai, Xá lợi làm bằng ngọc phát hiện tại Trung Thất. Viên thứ ba, Xá Lợi xương được phát hiện tại mật khám của Hậu Thất. Và viên thứ tư, Xá lợi làm bằng ngọc được phát hiện tại Tiền Thất được an trí thờ trong hòm bạc mạ vàng trong tháp A Dục Vương bằng bạch ngọc nước Hán. Trong bốn viên Xá Lợi, viên thứ ba là linh cốt Xá Lợi, còn lại ba viên kia là ảnh cốt.


Bốn lớp cửa của, Tiền Thất Trung Thất và Hậu Thất của địa cung rồi thêm một mật khan toàn bộ dài 21.12m, rộng 2.5m. Kiểu dạng của địa cung được chiếu theo hình thức lăng mộ của đế vương để kiến tạo, trước mắt có thể nói đây là địa tháp Phật có đẳng cấp cao nhất được phát hiện trên thế giới.




Bề mặt địa cung


 



 


Tháp bị sụp


 


5. Pháp Môn trùng quang, chân bảo tái hiện


 


Vào triều nhà Đường Xá Lợi ngón tay Phật từng được 7 lần cung nghinh vào cung để cúng dường. Nghi thức cung nghinh rất long trọng, ít thấy trong đời, hoàng đế thân hành nghinh đón, hương hoa rãi khắp đường đi, vạn dân cùng triều bái, viết nên một trang sử hết sức trang trọng cho triều đại nhà Đường. Cung nghinh Xá Lợi ngón tay Phật lần thứ nhất triều nhà Đường là vào năm thứ năm niên hiệu Trinh Quán. Theo truyền thuyết lúc bấy giờ thì bảo tháp 30 năm mới mở cửa một lần. Trước ngày mở cửa cây trái được mùa, dao binh ngừng nghỉ, địa cung mới mở ra, ánh sáng lành chiếu khắp nơi chấn nhiếp triều dân, vua và trăm quan, già trẻ muôn dân, đều cùng bái phục dưới thềm rồng.


 


Năm 1987 do vì trùng kiến lại bảo tháp nên mở cửa địa cung, rất nhiều văn vật trân quí cùng lúc bày hiện ra, mà trong số văn vật đó số được thiết kế theo cách thức tháp Xá Lợi là nhiều nhất.


.


 



 


Tòa tháp này gọi là tháp A Dục Vương được chạm vẽ với nhiều cảnh sắc. Theo suy đoán thì có thể là vật cúng dường của hoàng đế, hiện nay được xếp vào quốc bảo và văn vật trân quí.


 



 


Tòa tháp làm bằng đồng này là tòa“Bảo Lực Đơn Thiềm”, được phát hiện trong địa cung, không chỉ phong cách tạo hình vô cùng ưu mĩ, mà sự gia công rất tinh tế, khó thấy trên đời


 


Sau khi nhiều văn vật trân quí ở địa cung lần lượt được phát hiện thì tháng tư năm 1987, một bộ trà cụ nguyên vẹn làm bằng vàng bạc vào đời nhà Đường được phát hiện, khiến cho đa số các nhân sĩ yêu thích Trà Đạo một phen kinh ngạc. Dụng cụ nghiền trà, lọc trà đều nguyên vẹn, chứng thực trà đạo của Nhật bản vốn có gốc từ triều nhà Đường, Trung Quốc, ngoài ra còn có võ đựng ấm trà được đan bện thuần bằng những sợi vàng và bạc cho đến lồng bằng bạc chạm lộng mạ vàng đều vô cùng tinh xảo, đều là dụng cụ dung để hông khô và cất đựng lá trà. Trà cụ được chế tạo tinh xảo cùng các dụng cụ kèm theo khác cho thấy ở triều Đường, Trà Đạo đã được lưu hành ở tầng lớp thượng lưu trong xã hội đương thời. Thông qua các bộ trà cụ hoàn hảo nguyên vẹn này, có thể phản ảnh được sự thịnh hành của Trà Đạo lúc bấy giờ. Trong địa cung, mỗi mỗi vật đều là bảo vật tinh xảo, dường như đang đưa người ta trở lại một thời hưng thịnh của triều Đường. Chùa Pháp Môn đã từng qua bao cuộc nan nguy, lúc Đường Võ Tông quyết định hủy diệt Phật giáo, chùa Pháp Môn cũng khó thoát được kiếp nạn đó, địa cung bị hủy, may thay Xá Lợi lại không hề hấn gì. Địa cung chùa Pháp Môn hôm nay, sau hơn một ngàn một trăm năm sau từ lúc được đóng cửa vào khoảng thởi gian năm thứ 15 niên hiệu Hàm Thông- Đường Nghệ Tông, Xá Lợi ngón tay Phật cuối cùng đã xuất hiện lại trong nhân gian, khiến người người kinh ngạc. Ngày nay, ai có duyên được chiêm ngưỡng lễ bái, cũng có thể nói rằng không uổng sinh ra trong đời này. 


 


6. Tám lớp hòm bảo cùng viên Xá Lợi thứ nhất


 


Bốn viên Xá Lợi ngón tay Phật được chôn giấu hơn một ngàn năm trong địa cung, trải qua họa hủy diệt “Tam Võ” mà được bảo tồn đến hôm nay, dám được xem là bảo vật của thế giới. Trong đó một viên Xá Lợi ngón tay Phật, vào ngày mồng 4 tháng 7 năm 1987 lúc chập tối đã trùng hiện lại trong nhân gian, được khai quật trong tám lớp hòm báu Thiên Tỉnh nơi hậu thất của địa cung.


 


Lớp thứ nhất là “Đàn hương mộc bảo hàm” làm bằng gỗ đàn hương màu đen, cạnh hòm được viền bằng bạc, đỉnh lồi, lúc phát hiện ra thì hòm này đang trong tình trạng mục hư nghiêm trọng.


 


Trong hòm này lại có một bảo hàm “Tứ Thiên Vương” đỉnh lồi bằng bạc mạ vàng, bốn mặt hòm được khắc hình của Tứ đại Thiên Vương. Mặt chính diện là Đại thánh Tỳ-sa-môn Thiên Vương, bên trái là Đông Phương Đề-đầu-lại-tra Thiên Vươngbên phải là Tây Phương Tỳ-lô-lặc-xoa Thiên Vương, mặt sau là Nam Phương Tỳ-lô-bác-xoa Thiên Vương.


 


Tiếp theo là lớp bảo hàm mặt nhẵn đỉnh lồi làm thành từ những miếng vàng ghép lại, trơn nhẵn không có hoa văn, nắp đậy và thân hòm được kết nối với nhau bằng bản lề.


 


 Bảo hàm thứ tư tiếp theo bên trong là bảo hàm “Như Lai thuyết Pháp” đỉnh lồi bằng bạc mạ vàng. Đỉnh hòm và bốn bên đều có khắc rất nhiều tượng Phật ngồi trên tòa sen.


 


 Lớp thứ năm là bảo hàm “Lục Bích Như Ý Luân Quan Âm” làm bằng vàng ròng, trên mặt nắp hòm là hình hai con chim phụng, bốn bên của nắp hòm mỗi bên đều có hình chim quí chầu hướng về trung tâm của nắp hòm. Nắp và thân hòm lấp lánh chiếu lên nhau và được chạm trổ rất nhiều hình thánh hiền, đại đức, Phật tổ. Mặt chính diện là hình Quan Âm Lục Bích Như Ý Luân, ngài ngồi trên đài hoa sen, hai bên có tám đại thị giả cúng dường.


 


 Lớp bảo hàm thứ sáu là bảo hàm Kim Khuông Bảo Tế Trân Châu bằng vàng đỉnh lồi, dùng trân châu và đá vũ phu để trang trí, bên trên là hình vẽ các dị thần.


Lớp bảo hàm thứ bảy tiếp theo là bảo hàm “Kim khuông tế trân châu trang vũ phu thạch” đỉnh lồi. bảo hàm này được mài gọt từ đá Võ Phu mà thành.


 


Bên trong bảo hàm thứ bảy này chứa một tháp vàng nhỏ tinh vi tuyệt xảo gọi là đảnh bảo châu đơn thiềm, bốn cửa đều làm bằng vàng ròngtrên tòa tháp có môt trụ nhỏ bằng bạc, viên Xá Lợi xương ngón tay Phật thứ nhất được lòng vào trụ bạc này. Xá Lợi xương ngón tay trân quí được đựng trong lớp lớp bảo hàm này là Xá Lợi ảnh cốt làm bằng ngọc, không phải là Xá Lợi chân thân của Phật.


 




7. Linh trương bạch ngọc đất Hán và viên Xá Lợi ngón tay Phật thứ hai.


 


Viên Xá lợi ngón tay Phật thứ tư được phát hiện trong tháp A Dục Vương làm bằng bạch ngọc đất Hán, tháp này gồm có bốn bộ phận đỉnh tháp, nắp tháp, thân tháp và bệ tháp tổ hợp thành, quanh tháp được họa vẽ với màu sắc đẹp đẽ, có mây bay, ráng nắng, các tư thế của thiên cung. Khi mở bốn cánh cửa bạc ở bốn bên của tháp ra, trong tháp đặt một tháp đồng Bảo Sát Đơn Thiềm, trong tháp đồng này chứa vừa trọn đủ một cái quan bằng bạc lấp lánh, cái quan bạc này còn lớn hơn so với những cái quan khác phát hiện ở Trung Thất và Hậu Thất. Trên tấm bản ngăn đậy mặt trước khắc hình hai vị đệ tử Phật ngồi, hai bên quan chạm một đôi chim thần Ca-lăng-tần-già, do đó được đặt tên gọi là “Lưu kim Ca-lăng-tần-già ngân quan”, bệ quan cũng làm bằng bạc, bên dưới lại có quan sàng điêu khắc hoa văn bằng gỗ trầm hương an trí viên Xá Lợi ngón tay Phật thứ tư, qua sự giám định của các nhà khảo cổ, đây cũng là viên ảnh cốt Xá lợi làm bằng ngọc, do vậy trong số văn vật được khai quật tại địa cung chùa Pháp Môn, bốn viên Xá Lợi ngón tay Phật này rất phù hợp với sự ghi chép trong Chí Văn bia được khai quật cùng trong địa cung, cũng có nghĩa rằng, trừ viên Xá Lợi thứ ba được phát hiện trong năm lớp bảo hàm là linh cốt ra, ba viên còn lại thì theo sự ghi chép của Chí Văn bia đều được gọi là ảnh cốt, chính là những phẩm vật phụ thuộc được chế tạo phỏng theo linh cốt chân thân của Phật tổ. Thuyết “Nhất Thân Tam Ảnh” này cũng như cách nói của ông Triệu Phác Sơ, hội trưởng Hiệp Hội Phật Giáo Trung Quốc: Ảnh cốt phi nhất, diệc phi linh / Liễu như nhất nguyệt ánh tam giang. Tạm dịch: Ảnh cốt không một cũng không Linh / Rõ như ánh nguyệt rọi ba song.


8. Năm lớp bảo hàm và viên Xá Lợi ngón tay Phật thứ ba.


 


Viên Xá Lợi xương ngón tay Phật thứ ba được cất giữ trong một hộp sắt ở mật khám phía sau Hậu Thất của địa cung. Do niên đại lâu xa, xung quanh hộp sắt đều bị gỉ sét bên trong là lớp bảo hàm thứ hai được đặt tên gọi là “Kim Cang Giới Thành Thân Hội Mạn Trà La” làm bằng bạc mạ vàng, trên đó khắc dòng chữ “Phụng vị hoàng đế kính tạo Thích Ca Mâu Ni Phật chân thân bảo hàm”. Trong đó lại đựng một bảo hàm thứ ba khác được đặt tên gọi là  “Ngân bao giác đàn hương mộc hàm”, bên trong còn đựng một lớp bảo hàm thứ tư, được đặt tên gọi là “Khảm bảo thạch thủy tinh quách tử”, làm bằng chất thủy tinh, trong suốt sáng đẹp, trên nắp đậy có khảm một viên bảo thạch vàng và một viên bảo thạch xanh. Bên trong nữa lại thêm một lớp bảo hàm thứ năm, tên gọi là “Bạch ngọc quan”, bảo hàm này cũng được làm bằng thủy tinh, trên nắp đậy chạm vẽ hình Bồ-tát Phổ Hiền. Quan thứ năm này được đặt trên tòa hủ môn chạm trổ hoa văn bên trên bệ quan bằng ngọc thạch, mở nắp ngọc thạch quan ra phát hiện viên Xá Lợi xương ngón tay thứ ba của Đức Phật. Sự xuất hiện của viên Xá lợi ngày không như hai viên ảnh cốt Xá Lợi trước, đồng thời, đặc thù lúc khai quật viên Xá lợi này cũng như vị trí thần bí của nó rất phù hợp với những ghi chép ở trong thời gian các hội xướng diệt Phật giáo. Không còn nghi ngờ gì nữa viên Xá lợi này chính là viên Xá Lợi chân thân của Phật đã trãi qua bao nhiêu kiếp nạn mà không thể hủy diệt, cũng chính là linh cốt Phật có một không hai trong thế giới này


 


9. Tháp A Dục Vương và viên Xá Lợi ngón tay Phật thứ tư


 


Viên Xá lợi ngón tay Phật thứ tư được phát hiện trong tháp A Dục Vương làm bằng bạch ngọc đất Hán, tháp này gồm có bốn bộ phận đỉnh tháp, nắp tháp, thân tháp và bệ tháp tổ hợp thành, quanh tháp được họa vẽ với màu sắc đẹp đẽ, có mây bay, ráng nắng, các tư thế của thiên cung. Khi mở bốn cánh cửa bạc ở bốn bên của tháp ra, trong tháp đặt một tháp đồng Bảo Sát Đơn Thiềm, trong tháp đồng này chứa vừa trọn đủ một cái quan bằng bạc lấp lánh, cái quan bạc này còn lớn hơn so với những cái quan khác phát hiện ở Trung Thất và Hậu Thất. Trên tấm bản ngăn đậy mặt trước khắc hình hai vị đệ tử Phật ngồi, hai bên quan chạm một đôi chim thần Ca-lăng-tần-già, do đó được đặt tên gọi là “Lưu kim Ca-lăng-tần-già ngân quan”, bệ quan cũng làm bằng bạc, bên dưới lại có quan sàng điêu khắc hoa văn bằng gỗ trầm hương an trí viên Xá Lợi ngón tay Phật thứ tư, qua sự giám định của các nhà khảo cổ, đây cũng là viên ảnh cốt Xá lợi làm bằng ngọc, do vậy trong số văn vật được khai quật tại địa cung chùa Pháp Môn, bốn viên Xá Lợi ngón tay Phật này rất phù hợp với sự ghi chép trong Chí Văn bia được khai quật cùng trong địa cung, cũng có nghĩa rằng, trừ viên Xá Lợi thứ ba được phát hiện trong năm lớp bảo hàm là linh cốt ra, ba viên còn lại thì theo sự ghi chép của Chí Văn bia đều được gọi là ảnh cốt, chính là những phẩm vật phụ thuộc được chế tạo phỏng theo linh cốt chân thân của Phật tổ. Thuyết “Nhất Thân Tam Ảnh” này cũng như cách nói của ông Triệu Phác Sơ, hội trưởng Hiệp Hội Phật Giáo Trung Quốc: Ảnh cốt phi nhất, diệc phi linh / Liễu như nhất nguyệt ánh tam giang. Tạm dịch:Ảnh cốt không một cũng không Linh / Rõ như ánh nguyệt rọi ba song.


 


10 – Chiêm Bái Xá Lợi


 


Ngày mồn sáu tháng 3 năm Dân Quốc thứ 78, Đại sư Tinh Vân nhận lời mời của lão cư sĩ Triệu Phác Sơ, Hội Trưởng Hiệp hội Phật Giáo Trung Quốc, thân hành dẫn đầu đoàn gồm 20 vị đệ tử tăng tục đến một số nơi ở Đại Lục thăm viếng hoằng pháp trong thời gian một tháng, đến đâu người theo đông nghẹt, thịnh chưa từng thấy. Hôm ấy ngài đến chùa Pháp Môn huyện Phú Phong, tỉnh Thiểm Tây, mục đích là để chiêm bái Xá Lợi chân thân của Phật Đà.


 Ngôi chùa, có tháp trước sau đó mới xây chùa, trong giai đoạn triều nhà Đường, là ngôi chùa chuyên dùng cho hoàng thân quốc thích đến lễ bái, cúng dường ngón tay Phật, Xá Lợi chân thân trân quí nhất trên thế giới. Theo kinh Trường A-hàm chép, trước khi Phật Thích Ca nhập niết bàn, đã phó chúc lại cho đệ tử là tôn giả Anan, muốn sau khi ngài diệt độ trước hết dùng nước thơm ấm tắm rửa thân Phật, dùng vải bông quấn xung quanh, lại dùng 500 miếng vải lần lượt quấn vào. Trong ba lớp quách, chiếc kim quan trong cùng tẩm đầy dầu thơm rồi đặt vào chiếc quách bằng sắt thứ hai, rồi đặt trong cái quách gỗ chiên đàn được rãi các nước thơm rồi đem hỏa hóa. Bảy ngày sau, cùng nhau khiêng di thể của Ngài đi về thành phía Nam để hỏa hóa, không ngờ lữa ở đâu tự nhiên bốc cháy, sau khi lữa tắt để lại rất nhiều Xá Lợi. Xá Lợi chùa Pháp Môn đang thờ cúng dường là ngón tay tôn quý của Đức phật, ở đây còn có bốn viên Xá Lợi xương tay, mà trong đó viên thứ ba được phát hiện là chân thân Xá Lợi ngón tay Phật, ba viên còn lại đều là ảnh cốt.


 


Vào thời nhà Đường, Xá Lợi Phật từng được đế vương bảy lần thân hành rước vào hoàng cung để cúng dường. Lúc Xá Lợi xuất hiện, trăm quan văn võ, trăm họ muôn dân đều quì sát đất để nghinh rước, lọng báu hoa tươi, đưa Phật giáo lên tận đỉnh cao. Từ thời Đường Thái Tông bắt đầu mở ra tiền lệ cúng Phật cho tới thời Đường Hy Tông mới thỉnh Xá Lợi ngón tay Phật qui an trở về bảo thất dưới tháp chùa Pháp Môn. Ròng rã chiếm hết hơn nửa khoảng thời gian của triều đại nhà Đường. Sau hơn một ngàn năm, Xá Lợi trong bảo thất ấy cuối cùng đã tái hiện ra ở đời.


 


Theo sự phát hiện Xá Lơi ngón tay Phật các văn vật được đặt trong địa cung hơn một ngàn năm nay nhờ địa cung mở của mà theo đó cũng được tái hiện trong dân gian. Đại sư Tinh Vân là vị khách tôn quý. Trong sự tiếp đón của Pháp sư Trụ Trì chùa Pháp Môn, Đại sư đã có tận mắt tham quan chiêm lễ quốc bảo.


Theo suy đoán, vào đời Đường Hi Tông lúc an trí Xá Lợi Phật vào địa cung, vì sợ Xá Lợi ngón tay Phật gặp phải điều bất trắc nên đã đặc biệt bảo hộ như vậy. Các vật phẩm được đưa vào địa cung theo Xá Lợi Phật đều là vật phẩm cúng dường của hoàng đế. Căn cứ vào ghi chép để lại thì trong đó có chiếc y vô cùng mỹ lệ do bà Võ Tắc Thiên cúng dường. Sau khi các trân bảo ở địa cung chùa Pháp Môn được tái hiện ở nhân gian, thêm lần nữa khiến người ta nhớ lại cảnh tượng rước Phật long trọng trong thời Phật pháp hưng thịnh ở triều Đường năm nào. Một ngàn năm sau đó, có đủ phước duyên thấy được chân thân Xá Lợi, được thấy mình hiện diện trên vùng đất thánh cũng là một phúc báo khó gặp.


 


(Còn tiếp Phần 2)