Không luận là đề tài được trình bày trọng đại hay đơn thuần, cho dù đối phương là bạn bè, anh em, đệ tử v.v… người có địa vị quyền uy hay chỉ là khách thập phương qua đường, nếu khi nói chuyện mà họ xao lãng, đều đem lại kết quả không mỹ mãn mà còn làm ngược lại tổn thương lẫn nhau.
Tất cả chúng ta đều có tính tự ái tự trọng, vì thế hiểu được nét phổ biến đặc thù trong mỗi con người này, do đó phải tôn trọng đối phương trong khi nói.
Đây cũng là một phương pháp rèn luyện thiền định để phát huy trí tuệ thiết thực trong Phật giáo. Vì thấy tầm quan trọng của nó, nên ở đây xin trình bày thành các đề mục nhỏ để cùng nhau thảo luận, hy vọng qua điều này, chúng ta sẽ từng bước trưởng thành trên tinh thần Bồ Tát đạo.
Chú ý nhìn vào đối phương
Khi chú ý lắng nghe người đang nói chuyện, thì chúng ta biểu hiện đối với họ một sự tôn trọng, ngược lại khi người khác trình bày vấn đề mà mình có thái độ không chuyên chú, thì hình như có tác dụng ngược lại. Chuyên chú lắng nghe thì chúng ta đang truyền đạt một thông điệp: “câu chuyện của bạn làm tôi rất cảm động, tôi đang chú ý lắng nghe và chia sẻ với bạn đây, những điều đáng tiếc sẽ vơi đi, trong tương lai niềm vui nhất định tăng lên gấp bội…”
Còn trong lúc này, tâm hồn đang xao lãng, thì không những bỏ qua một thông tin hoặc kinh nghiệm quý báu bằng mồ hôi và nước mắt của đối phương, mà còn biểu hiện ra mình là người thiếu thành thật, chỉ xem trọng ngoại cảnh hơn là vấn đề đang trình bày.
Chuyên chú lắng nghe không những chỉ giúp cho chúng ta nhớ kỹ nội dung vừa tiếp nhận và thể hiện sự thích thú, mà còn làm cho người khác tín nhiệm phẩm cách tốt đẹp này của mình.
Tự rèn luyện cách lắng nghe
Tầm quan trọng của việc “chuyên chú lắng nghe”, như chúng ta đã đề cập qua, vì vậy phải tìm phương pháp rèn luyện cho chính mình phẩm cách cao quý này, như thế khi nói chuyện, thì đối phương cảm thấy được tôn trọng và cả mình cũng được họ khẳng định: “sự hiện diện của bạn, đã đem lại ảnh hưởng rất lớn trong cuộc đời của tôi…”
Có một số phương pháp có thể làm cho chúng ta tích cực lắng nghe người khác nói: như không xen kẽ hoặc ngắt lời, tập trung năng lực chú ý theo lời nói, ghi chép lại những nội dung quan trọng nếu thấy cần thiết, đưa ra các câu hỏi hoặc tán dương phẩm chất đạo đức tốt của họ.
Như vậy, đối với câu chuyện của họ, mình rất thích thú và tôn trọng mà còn giúp cho chúng ta xác định rất rõ ràng nội dung, sau đó tìm phương pháp giải quyết vấn đề, tránh sự phán xét sai lầm do thiếu sự căn cứ và tính khách quan. Phương pháp này nếu phát huy hết tác dụng của nó sẽ đem lại lợi ích rất lớn.
Tìm cơ hội đưa ra các câu hỏi
Trong chúng ta chắc ai ai cũng từng có một kinh nghiệm: thường tự cho rằng mình hiểu rất rõ ràng vấn đề của đối phương đang trình bày, nhưng kỳ thật sau khi kết thúc cuộc trò chuyện, thì mới phát hiện chưa nắm bắt được tất cả sự tình mà mình mong muốn.
Chuyên chú lắng nghe không chỉ dừng lại ở việc lắng nghe thôi, mà còn phải chuyên tâm suy nghĩ. Lúc cần thiết có thể đưa ra các câu hỏi thích đáng, khi đưa ra các vấn đề đã được suy nghĩ tiêu hóa qua, thì mình có thể đưa ra ý kiến sẽ chính xác mà bao hàm được tính chu đáo vẹn toàn hơn.
Kết hợp với sự khích lệ tán thán các phẩm chất đạo đức tốt của họ, phát huy thiện tâm Phật tính của đối phương.
Giữ tư thế đoan chính
Tư thế ngồi đoan chính không chỉ bảo vệ được sức khỏe, mà còn tăng thêm năng lực chú ý. Ngoài ra loại ngôn ngữ xuất phát từ thân hành này cũng nói lên được, tôi rất xem trọng lời nói và hành động cử chỉ của bạn. Khi người khác nói chuyện, tư thế ngồi đoan chính chăm chú nhìn vào ánh mắt của họ (né tránh các trường hợp hiểu lầm), thể hiện được sự thích thú và chuyên chú vào vấn đề đối với người đang nói, bởi vì như thế mình sẽ không còn các nhược điểm như: đứng ngồi không yên, nhìn phải liếc trái, hoặc biểu hiện sự thiếu chăm chú quan tâm hay đề tài không đủ sức hứng thú. Nếu tư thế ngồi đoan chính, các tác dụng này tự nhiên sẽ đạt được.
Cần lưu ý: ngôn ngữ của thân giáo có thể đem lại sự mâu thuẫn với ngôn giáo, kết quả là làm sai lầm mục đích và nội dung muốn truyền đạt.
Né tránh sự phân tâm
Bộ não của con người có một năng lực rất đặc biệt, cùng một lúc có thể xứ lý rất nhiều nhiệm vụ nhưng trong đó tồn tại hai điều không tốt.
– Nếu như thế lúc chúng ta và mọi người giao tiếp lẫn nhau, nhiều khi người khác cảm thấy mình thiếu chuyên chú. Nếu khi người khác cùng với mình nói chuyện, chúng ta không ngừng xem đồng hồ, tìm kiếm tư liệu, mệt mỏi uể oải, xem sách hoặc tiếp tục công việc đang làm, thì chúng ta đã gởi tặng điều gì cho đối phương? Chúng ta có phải chuyên tâm chăm chú lắng nghe không?
Nên cẩn thận không nên dùng một tâm mà hai công dụng. Chuyên tâm chú lòng trên công việc hiện tại, bỏ qua các yếu tố làm phân tâm, ví dụ khi viết bài thì tắt máy phát thanh, truyền hình…để chuyên chú trên một sự việc.
***
Phương pháp chuyên chú lắng nghe này sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho chúng ta khi hoằng pháp lợi sinh. Việc hoằng pháp không chỉ là thuyết giảng trên giảng đường hàng trăm thính chúng, mà bao quát qua sự chỉ dẫn cho từng cá nhân một, chỉ mong sao đối phương tiếp nhận chính pháp thực hành chính tri chính kiến, cải thiện tư duy và tập quán không hay của quá khứ, tìm cầu sự an lạc trong hiện tại, để giải thoát sinh tử ở tương lai đó là mục đích cuối cùng của chúng ta.
Vì thế phương pháp này sẽ rất hữu dụng trong tất cả các trường hợp, không dừng lại cho việc Phật giáo hòa nhập vào cộng đồng mà còn sẽ để trong tâm mọi tầng lớp của xã hội, trong ký ức của họ luôn có một bóng hình người xuất gia gần gũi cao thượng và khả kính.