Phật dạy, trên đời dù khổ cực đến mức nào chăng nữa, thậm chí bị vùi dưới bùn nhơ nhục nhã, nếu đánh mất sự thiện lương, đồng nghĩa là đánh mất tất cả.
Câu chuyện sâu sắc của Phật Giáo về sự lương thiện
Phật Giáo có một câu chuyện thế này. Năm xưa có một đoàn thương lái băng qua sa mạc để đặt chân đến kinh đô sầm uất. Thế nhưng, đó lại là một sa mạc tử thần, một khi đã đặt chân đến đây, sẽ mãi mãi vùi thân dưới cát trắng.
Trên đường đi, đoàn thương lái nhìn thấy rất nhiều xương khô. Trưởng đoàn bất chấp sự phản đối của tùy tùng, lập bia mộ cho toàn bộ số xương ông ta nhìn thấy trên đường đi. Ngày hôm sau, đoàn thương lái gặp phải một trận bão cát vô cùng dữ dội, bụi mù mịt tung trời, khiến họ lạc lối giữa sa mạc rộng lớn. May mắn thay, những bia mộ do người trưởng đoàn kia lập đã trở thành tấm biển chỉ đường, giúp họ thoát khỏi sa mạc kinh hoàng.
Tạo phúc cho thiên hạ là để đức cho chính mình
Thứ cứu giúp sinh mệnh của đoàn thương lái kia chính là sự lương thiện. Phật dạy, trên đời dù khổ cực đến mức nào chăng nữa, thậm chí bị vùi dưới bùn nhơ nhục nhã, nếu đánh mất sự thiện lương, đồng nghĩa là đánh mất tất cả. Báu vật quan trọng nhất của con người chính là “tâm”, tâm không chỉ tạo phúc cho những người xung quanh mà còn tạo đức cho chính mình.
Đã là con người, ai cũng mang một nỗi khổ tâm trong mình. Nhân chi sơ, tính bản thiện. Bản chất con người là thiên lương. Vì thế, đừng kìm hãm sự thiện lương ấy bằng những toan tính, thù hận, hay tham vọng mù quáng để rồi đẩy bản thân vào vũng bùn đau khổ, đánh mất hạnh phúc mình xứng đáng có được.
Xuân Quỳnh (Khỏe và Đẹp